
Kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt Trụ sở CMLTCHMN Việt Nam, đây là chương trình nhằm ôn lại truyền thống lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc, góp phần giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ và các thế hệ người Việt Nam; tri ân sự hy sinh, đóng góp của biết bao lớp người trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; khơi dậy và phát huy sức mạnh nội sinh, khát vọng phát triển để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh và hạnh phúc.
Chủ trương đúng đắn, kịp thời
Ngay sau khi Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, nhằm tổ chức các hoạt động đối nội, đối ngoại, tạo thuận lợi cho việc chuẩn bị công cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị được chọn làm nơi đặt trụ sở của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam.
Trên cơ sở đó, ngày 06/6/1973, Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ ra mắt trước hàng vạn đồng bào và chiến sĩ Quảng Trị cùng đông đảo phóng viên báo chí trong và ngoài nước. Đại biểu của 19 nước đã tới dự và trình Quốc thư, trong 2 năm sau đó (1973-1974), đã đón tiếp trên 30 đoàn đại biểu đến từ các nước, đến năm 1975, đã đón tiếp 49 đoàn khách quốc tế, Đại sứ các nước đến trình Quốc thư đặt quan hệ ngoại giao.

Trong các nước đặt quan hệ ngoại giao, nổi bật nhất là nước Cộng hòa Cuba đã tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam, sớm thừa nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam. Theo đó ngày 15/9/1973, Thủ tướng Phi-đen Cát-xtơ-rô là vị nguyên thủ đầu tiên của một nước đã đến thăm vùng giải phóng.
Sau khi thành lập, Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam là cơ quan quyền lực cao nhất, được giao toàn quyền điều khiển và giải quyết mọi công tác đối nội và đối ngoại, đồng thời có nhiệm vụ động viên, lãnh đạo toàn quân, toàn dân, lãnh đạo các cấp Ủy ban Nhân dân Cách mạng, đẩy mạnh cao trào tổng tiến công và nổi dậy. Để điều hành, Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam bao gồm các thành viên: Chủ tịch Chính phủ lâm thời: Huỳnh Tấn Phát và các Phó Chủ tịch: Phùng Văn Cung, Phó Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Nguyễn Văn Kiết, Phó Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thanh niên; Nguyễn Đóa, Phó Chủ tịch, nhân sĩ trí thức Trung Trung Bộ cùng 7 Bộ trưởng và 14 Thứ trưởng. Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gồm 13 người: Chủ tịch Hội đồng Cố vấn là luật sư Nguyễn Hữu Thọ và Phó Chủ tịch là luật sư Trịnh Đình Thảo.
Ngay sau khi thành lập, Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam đã cử nhiều đoàn cấp cao đi thăm các nước, tham gia các phong trào tiến bộ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam; ra tuyên bố vạch trần âm mưu của Mỹ giúp chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Paris, gây tội ác với nhân dân.
Xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng, đấu tranh thống nhất đất nước
Để xây dựng bộ máy Chính phủ lâm thời, Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam đã thành lập 04 Ban đại diện của Chính phủ ở Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ làm nhiệm vụ quản lý chính quyền cách mạng vùng giải phóng tại các địa bàn tương đương cấp Khu. Ở mỗi địa phương, hệ thống chính quyền được tổ chức theo 3 cấp: Cấp tỉnh và thành phố; cấp huyện, quận; Cấp xã, khu phố và mỗi cấp đều có Ủy ban Nhân dân cách mạng.
Chính phủ Cách mạng Lâm thời đã ban hành Chính sách 10 điểm đối với vùng mới giải phóng, xóa bỏ triệt để những tàn dư của chế độ cũ còn lại, thiết lập lại trật tự xã hội, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở vùng mới giải phóng, tuyên bố thực hiện các quyền tự do, dân chủ, thi hành chính sách đại đoàn kết toàn dân, định ra các biện pháp giữ gìn trật tự, an ninh vùng mới giải phóng
Chính quyền cách mạng và các tổ chức quần chúng trong vùng giải phóng ngày càng củng cố, lớn mạnh. Đời sống quần chúng trong vùng giải phóng đã dần dần được ổn định. Nhiều nơi đã làm được hai vụ lúa, thóc gạo đóng góp cho cách mạng được nhiều hơn, cao su cũng đã bắt đầu được khai thác, v.v… Việc giải quyết một bước vấn đề đời sống của nhân dân vùng giải phóng là việc có ý nghĩa lớn, có tác động chính trị lớn đối với vùng địch.

Cùng với việc xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng, công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước luôn được đề cao. Theo đó, Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân miền Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước. Trong khi quân ngụy ngày càng suy yếu thì Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng ngày càng lớn mạnh, bộ đội chủ lực dày dạn kinh nghiệm đang đứng vững trên những địa bàn chiến lược rất quan trọng, bộ đội địa phương và lực lượng dân quân du kích cũng đã được phát triển về số lượng và tiến bộ nhiều về trình độ tác chiến. Có những tiểu đoàn địa phương đã tiêu diệt được tiểu đoàn chủ lực ngụy. Trong đó bộ đội địa phương và du kích đã đóng một vai trò lớn trong việc đánh phá “bình định”, chống địch lấn chiếm, giải phóng thôn xã và làm cho hậu phương địch không ổn định.
Được lệnh của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam, Bộ Tư lệnh Miền phát lệnh cho các lực lượng Quân Giải phóng miền Nam “kiên quyết trừng trị bọn Mỹ - Thiệu ngoan cố và hiếu chiến, kiên quyết đập tan hệ thống đồn bót của địch, mở rộng vùng giải phóng, giành quyền làm chủ về tay nhân dân”.
Cuối năm 1974, tương quan lực lượng trên chiến trường chuyển biến ngày càng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam, bằng cuộc Tổng tấn công và nổi dậy thần tốc, trong vòng 55 ngày, quân và dân ta đã đập tan bộ máy nguỵ quyền tay sai của đế quốc Mỹ, hoàn toàn giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thực hiện đúng chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”
Ngày 5 và 6/5/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thông báo việc giải phóng các đảo ở quần đảo Trường Sa do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Chính phủ Cách mạng lâm thời tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thời điểm này, Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam đã chuyển trụ sở vào thành phố Sài Gòn – Gia Định, thực hiện những nhiệm vụ cấp bách sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, giải quyết hậu quả chiến tranh, giải thể cấp khu, sáp nhập các đơn vị hành chính thành 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và xúc tiến việc hiệp thương, tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất cả nước, hoàn thành đại nghiệp thống nhất nước nhà.
-
Bang Nebraska (Hoa Kỳ) và tỉnh Bình Dương xúc tiến hợp tác đầu tư và phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp
-
Nguy cơ tiềm ẩn sạt lở đất ở huyện miền núi Hướng Hóa
-
Bộ Chính trị ra Kết luận về đổi mới hệ thống tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập
-
JICA hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực dự báo thời tiết và cảnh báo sớm mưa, lũ
- Bão Koinu giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc
- Lũ quét, sạt lở đất ngày càng khốc liệt: Giải pháp nào cần ưu tiên?
- Bão KOINU với sức gió giật cấp 17 sắp tiến vào khu vực Biển Đông
- Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028
- Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô
- Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi là mục tiêu lâu dài
- GDP quý III tăng 5,33%, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nét
-
Nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng Nông thôn mới thông minh là chương trình trọng tâm của Lâm Đồng(Tapchinongthonmoi.vn) - Lâm Đồng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cao, nông nghiệp thông minh vào sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất đã góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển thêm một bước mới, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, đưa công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tiến lên một “nấc thang mới”.
-
Bang Nebraska (Hoa Kỳ) và tỉnh Bình Dương xúc tiến hợp tác đầu tư và phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Theo lời mời của Thống đốc bang Nebraska, Hoa Kỳ, Đoàn công tác của tỉnh Bình Dương đã có chuyến thăm và làm việc tại bang Nebraska; chuyến công tác thắt chặt quan hệ giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực: Y tế, giáo dục và các cơ hội đầu tư giữa tỉnh Bình Dương và bang Nebraska.
-
Nguy cơ tiềm ẩn sạt lở đất ở huyện miền núi Hướng Hóa(Tapchinongthonmoi.vn) - Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt tình hình sạt lở núi, bờ sông, suố... huyện miền núi Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị đang là khu vực có nguy cơ tiềm ẩn gây thiệt hại lớn về người và của cải.
-
Phát hiện ca bệnh Đậu mùa Khỉ thứ 5 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhTrung tâm Y tế quận Tân Bình khẩn trương tiến hành điều tra dịch tễ, lập danh sách người tiếp xúc gần với bệnh nhân (nam giới, 22 tuổi, tạm trú tại Phường 2) trong vòng 21 ngày trước khi khởi bệnh.
-
Bộ Chính trị ra Kết luận về đổi mới hệ thống tổ chức đơn vị sự nghiệp công lậpNgày 2/10, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai ký ban hành kết luận số 62 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Hải Dương: Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 04/10, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Hòa Bình: Khai mạc "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao"Tối 3/10, tại Sân vận động huyện Mai Châu, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Phiên chợ vùng cao với chủ đề "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao" năm 2023.
-
JICA hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực dự báo thời tiết và cảnh báo sớm mưa, lũ(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 3/10, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo “Sử dụng thông tin khí tượng thủy văn cho công tác phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam”.
-
Cà Mau tổ chức nhiều sự kiện nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND về việc tổ chức sự kiện ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2023. Theo kế hoạch này, nhiều sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sẽ được tổ chức…
-
Triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ ChungNgày 4/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ chí Minh (HCM), Trung tâm Unesco Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hoá Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ Chung. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 4/10 - 10/10/2023.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp