
Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, tuy nhiên Hải Dương đã có nhiều giải pháp hiệu quả trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế. Trong những thời điểm xảy ra dịch Covid-19, các cấp Hội Nông dân (ND) trong tỉnh đã thể hiện vai trò “xung kích”, vừa tham gia chống dịch, hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn…

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Tạp chí Nông thôn mới có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương.
Xin bà cho biết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và đời sống của nông dân trên địa bàn tỉnh?
Như chúng ta đã biết, đại dịch Covid-19 xảy ra tại Việt Nam từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Đối với tỉnh Hải Dương, tình hình sản xuất và đời sống của nông dân cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là đợt dịch thứ 3 vào tháng 2 năm 2021 khi Hải Dương trở thành tâm dịch của cả nước.
Đợt dịch này diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán, đúng vào đợt thu hoạch rau màu vụ Đông nên ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản, đặc biệt là rau màu. Gần 90 ngàn tấn rau, củ quả đang đến thời kỳ được thụ hoạch nhưng gặp khó trong vấn đề tiêu thụ. Giá các loại nông sản xuống thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hội viên, nông dân trong tỉnh. Tâm lý dịch bệnh, tiêu thụ khó khăn đã làm cho nông dân ít quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
Là tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn với nhiều loại nông sản quy mô hàng hóa, trong đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4, nông dân Hải Dương đã chịu ảnh hưởng như thế nào, thưa bà?
Hải Dương là tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn với nhiều loại nông sản quy mô hàng hóa. Nông sản thực phẩm của tỉnh không những đáp ứng đủ nhu cầu trong tỉnh, mà còn có khả năng cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh/thành khác mỗi tháng khoảng 10 nghìn tấn gạo, 6 triệu quả trứng gia cầm, 1 nghìn tấn gà thịt, 3 nghìn tấn cá và khoảng 20 nghìn tấn rau củ, trái cây các loại.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng tiêu cực lớn chưa từng có đến nông dân cả nước nói chung, nông dân tỉnh Hải Dương nói riêng. Giá mua vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao do giá nhập khẩu và cước vận chuyển trong nước tăng đột biến. Nông dân phải mua phân bón, thức ăn chăn nuôi với giá cao hơn cùng kỳ năm 2020 từ 20-30%. Đặc biệt, nông sản đầu ra tiêu thụ rất chậm, nhiều mặt hàng giá bán giảm so với cùng kỳ năm 2020, do khâu vận chuyển đi các tỉnh lân cận bị ùn tắc, kéo dài thời gian vận chuyển. Những quy định phòng chống dịch cũng đã làm tăng chi phí vận chuyển. Để đảm bảo phòng chống dịch, phải giảm thiểu các hoạt động ẩm thực, lễ hội trong nước cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm sức tiêu thụ nông sản. Ngoài ra, Trung Quốc thường xuyên có các hoạt động hạn chế nhập khẩu nông sản của Việt Nam, nên việc tiêu thụ nông sản đã khó lại thêm khó…
Trước những ảnh hưởng đó, tỉnh Hải Dương và Hội ND tỉnh đã có những hoạt động gì nhằm hỗ trợ nông dân hoàn thành “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế?
Để hỗ trợ nông dân hoàn thành “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, tỉnh Hải Dương và Hội ND tỉnh đã có nhiều hoạt động tích cực, thiết thực, hiệu quả.
Về phía tỉnh, tiến hành kiểm soát chặt chẽ các yếu tố dịch tễ để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào tỉnh và kịp thời phát hiện những trường hợp ho, sốt trong cộng đồng. Tiếp tục thực hiện tốt 5K+vaccine+công nghệ; Đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số trong các lĩnh vực, nhất là cải cách hành chính; Ứng dụng phần mềm phòng chống dịch. Tỉnh cũng đã ban hành các văn bản, tích cực trao đổi tháo gỡ khó khăn vướng mắc với các tỉnh lân cận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông vận chuyển hàng hóa và tiêu thụ nông sản Hải Dương đi các tỉnh, thành. Hải Dương cũng đã tổ chức “Hội nghị Kết nối tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tiêu biểu tỉnh Hải Dương năm 2021” và nhiều hoạt động khác nằm trong chuỗi các hoạt động sự kiện xúc tiến thương mại và lễ hội vải thiều của tỉnh năm 2021.
Đối với các cấp Hội ND trong tỉnh cũng chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, ND thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, tham gia các chốt kiểm soát dịch, các Tổ Covid-19 cộng đồng. Đã có 2.145 lượt cán bộ Hội tham gia các chốt kiểm soát và cung ứng thực phẩm, nấu ăn cho các chốt, khu cách ly; 5.665 lượt cán bộ Hội và 8.014 lượt hội viên ND tham gia các Tổ Covid-19 cộng đồng.
Hội ND tỉnh chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền phổ biến đến đông đảo hội viên, nông dân đưa nhiều sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh, trong đó có các sản OCOP đưa lên bán tại các sàn thương mại điện tử như: Quả vải thiều Thanh Hà; ổi Thanh Hà; bánh gai Ninh Giang; trứng gà Cẩm Đông (huyện Cẩm Giàng); gà đồi Chí Linh; gạo bãi rươi (huyện Tứ Kỳ), gạo nếp cái hoa vàng (thị xã Kinh Môn); bánh đa cá rô đồng; tỏi đen Vietkiga… và các sản phẩm rau, củ, quả khác.
Cán bộ Hội thường xuyên đi kiểm tra đồng ruộng, chuồng trại, ao nuôi; phát hiện kịp thời dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để khuyến cáo kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh qua hệ thống loa cơ sở. Triển khai kịp thời sự chỉ đạo của Trung ương Hội về tạo nguồn vốn vay giúp nông dân giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19; giảm phí vay Quỹ Hỗ trợ Nông dân cho nông dân trên địa bàn tỉnh.
Các cấp Hội đã vận động các tập thể, cá nhân ủng hộ công tác phòng, chống dịch, quỹ vacxin phòng Covid-19 được trên 1,65 tỷ đồng, 32.000 khẩu trang y tế cùng nhiều nhu yếu phẩm khác. Cùng với đó, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các sản phẩm nông nghiệp gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, các cấp Hội đã tổ chức kết nối, hỗ trợ tiêu thụ trên 30.100 tấn rau, củ, quả; trên 5.000 tấn gà thịt, cá; trên 1,7 triệu quả trứng gia cầm cho hội viên, nông dân.

Để thực hiện mục tiêu kép, trong những tháng cuối năm Hội ND có những hoạt động gì nhằm hỗ trợ hội viên nông dân trong những tháng cuối năm?
Trong thời gian tới, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh sẽ tăng cường chỉ đạo Hội ND các cấp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế”. Chỉ đạo Hội ND cấp huyện và cơ sở tăng cường phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh, các đơn vị, doanh nghiệp để tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật theo hình thức trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Đồng thời đẩy mạnh hướng dẫn việc xây dựng thương hiệu, sản xuất nông sản an toàn, gắn với truy xuất nguồn gốc.
Bên cạnh đó, Hội ND các cấp sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hỗ trợ nông dân, từ hỗ trợ đầu vào thông qua việc phối hợp với các doanh nghiệp để cung ứng vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng đến việc hỗ trợ đầu ra thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tích cực hướng dẫn cán bộ, hội viên nông dân áp dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Riêng đối với vấn đề này, Hội ND tỉnh đã xây dựng một chuyên đề tập huấn về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và hướng dẫn đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử để tổ chức tập huấn trước hết cho cán bộ Hội các cấp, để về hướng dẫn cho hội viên, nông dân tại địa phương, đơn vị mình.
Đối với các hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn do ảnh hưởng Covid-19 sẽ được hưởng những chính sách hỗ trợ như thế nào, thưa bà?
Về chính sách hỗ trợ đối với các hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hội ND các cấp sẽ tích cực phối hợp với chính quyền, các cơ quan rà soát các đối tượng nông dân được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19.

Tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh để có các chính sách hỗ trợ hội viên, nông dân trong quá trình tái sản xuất. Hội ND tỉnh sẽ chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp để thực hiện cơ chế chậm trả, giúp cho hội viên nông dân sản xuất kịp thời vụ. Tích cực phối hợp với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, tạo nguồn vốn cho nông dân, đề xuất với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các hộ sản xuất kinh doanh giỏi, doanh nghiệp nông nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các cấp Hội sẽ tăng cường quản lý, sử dụng các hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND để giúp hội viên, nông dân tái sản xuất.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covd-19 còn diễn biến rất phức tạp. Theo sự chỉ đạo của Trung ương Hội NDVN, Hội ND tỉnh đang triển khai chương trình“Triệu phần quà, nghìn tấn nông sản nghĩa tình cùng cả nước vượt qua dịch bệnh Covid – 19”. Hội ND tỉnh đã triển khai chương trình đến các cấp Hội trong toàn tỉnh. Đến nay, các cấp Hội đã vận động được 53,7 triệu đồng. Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh phối hợp với Hội ND một số tỉnh triển khai hoạt động hỗ trợ, tiêu thụ nông sản nhằm chung sức cùng nông dân cả nước vượt khó, vươn lên.
Trân trọng cảm ơn bà!
Trọng Đạt (thực hiện)
-
Cần phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với lợi thế vùng miền
-
Lãnh đạo Trung ương Hội NDVN dự Đại hội cấp cơ sở tại Hải Dương
-
Bắc Kạn: 100% cán bộ cấp huyện được tập huấn nội dung liên quan đến Đại hội
-
Hội ND Nghệ An gặp mặt phóng viên, cộng tác viên tuyên truyền về công tác Hội và phong trào nông dân
- Hội Nông dân Việt Nam lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)
- Hội Nông dân TP. HCM triển khai có hiệu quả Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
- Lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Nhiều đóng góp sát với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nông dân
- Hưng Yên chú trọng nâng chất cán bộ Hội ở cơ sở
- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực
- Hội Nông dân Hải Dương: Huy động trí tuệ tập thể góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
- Hội Nông dân Nghệ An: Nhiều ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 22/3/2023 tại xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An), Bộ Công an đã phối hợp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQ tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh