Hội ND Hòa Bình: Đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nông dân
Trong nửa nhiệm kỳ 2018-2023, Hội Nông dân (ND) tỉnh Hòa Bình đã thực hiện giải ngân 133 dự án, đến nay các cấp Hội đang quản lý 186 dự án cho 1.288 hộ ND vay vốn để xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề.
Tăng cường đào tạo nghề, hỗ trợ vốn cho nông dân
Trong nửa đầu nhiệm kỳ vừa qua, các cấp Hội ND tỉnh Hòa Bình đã xây dựng và quản lý tốt nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND), trở thành nguồn vốn hiệu quả giúp hội viên phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Hàng năm, các cấp Hội vận động tăng trưởng phát triển nguồn vốn, đến nay tổng số Quỹ HTND là 36,271 tỷ đồng, trong đó nguồn Trung ương Hội 13,850 tỷ đồng, nguồn ngân sách tỉnh cấp 9,249 tỷ đồng, ngân sách huyện 5,960 tỷ đồng, thu từ cán bộ, viên nông dân 7,062 tỷ đồng, nguồn vốn mượn 150 triệu đồng.
Cùng với đó, các cấp Hội đã triển khai việc tín chấp cho ND vay vốn tại các ngân hàng, đến nay mức dư nợ đạt trên 3.461,513 tỷ đồng (Ngân hàng Chính sách Xã hội tín chấp 854,6 tỷ đồng, thông qua 698 tổ TK&VV cho 26.441 hộ vay; ngân hàng NN&PTNT tín chấp trên 2.552,173 tỷ đồng, thông qua 972 tổ, cho 32.534 hộ vay; Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 63,941 tỷ đồng, cho 1.025 hộ vay, 115 tổ liên kết vay vốn). Các cấp Hội quản lý nguồn vốn vay chặt chẽ, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích đã giúp cho việc sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo.
Các cấp Hội ND tỉnh cũng đã tích cực, chủ động phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dạy nghề và cấp chứng chỉ cho 8.090 học viên theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ND.
Bà Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND Hòa Bình cho biết: “Tỷ lệ ND sau khi học nghề có việc làm và thu nhập ổn định đạt trên 90%, nhiều ND đã mạnh dạn đầu tư vốn, mở mang ngành nghề mới, củng cố các nghề truyền thống, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, cánh đồng lớn, phát triển kinh tế rừng… Đến cuối năm 2020 có 35.600 hộ hội viên ND trong tỉnh đạt danh hiệu Nông dân SXKD giỏi. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, chuồng trại, máy nông nghiệp phục vụ sản xuất và ngày càng nhiều hộ hội viên có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm”.
Đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, nhiều sản phẩm có thương hiệu như: Mô hình trồng rau hữu cơ (Lương Sơn); Trồng bí đỏ, mướp đắng lấy hạt tại xã Yên Lạc (Yên Thủy); Rau su su (Tân Lạc); Chăn nuôi bò sữa (Lương Sơn); nuôi cá lồng (TP. Hòa Bình); Trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP (Cao Phong); Dệt thổ cẩm (Mai Châu); Nuôi gà (Lạc Thủy, Lạc Sơn); Bưởi đỏ (Tân Lạc); Nhãn (Kim Bôi); Gạo J02 (Đà Bắc)… trong đó Hội ND các huyện đứng tên 8 nhãn hiệu tập thể.
Cùng với đó, Hội ND các cấp phối hợp với các ngành, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thực hiện tín chấp 7.116 tấn phân bón trả chậm đảm bảo chất lượng, 1.018 tấn vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, cung ứng 34 chiếc máy nông nghiệp trả chậm cho nông dân.
Hướng dẫn hội viên tiếp cận khoa học – công nghệ, kết nối tiêu thụ nông sản
Hội ND các cấp tỉnh Hòa Bình đã chủ động tuyên truyền sâu rộng tới hội viên ND về vai trò, thông tin, kiến thức khoa học – công nghệ đối với phát triển kinh tế – xã hội; các mô hình, các điển hình tiên tiến của nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Hàng năm, Hội ND tỉnh trực tiếp và phối hợp tổ chức 997 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… cho trên 59.350 lượt hội viên ND. Hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng 4 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học – công nghệ mới theo chuỗi giá trị.
Các cấp Hội tuyên truyền hội viên, ND truy cập và sử dụng mạng Internet giúp ND nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, cung cấp thông tin quảng bá, giới thiệu hình ảnh, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho ND. Đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mang lại thu nhập cao từ 300 triệu – 1 tỷ đồng/năm, cá biệt có hộ thu nhập đến 3 tỷ đồng/năm. Nhiều HTX, Tổ hợp tác cũng có thu nhập hàng tỷ đồng/năm.
Anh Vũ Tiến Sỹ – thành viên Ban quản trị HTX nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Hải Đăng (xã An Bình, huyện Lạc Thủy) chia sẻ: “Từ khi được thành lập năm 2019, HTX đã nhận được sự hỗ trợ thiết thực từ Hội ND các cấp. Thành viên được tham gia các lớp tập huấn về nuôi gà hữu cơ, sản xuất nấm hữu cơ; tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm và vay vốn ưu đãi từ Quỹ HTND với mức vay 50 triệu đồng/hộ. Trung bình mỗi năm HTX đưa ra thị trường khoảng 60 vạn gà giống, 3 vạn gà thịt, hàng nghìn con lợn, dê đặc sản… Giai đoạn 2019 -2020, HTX chúng tôi đạt doanh thu gần 7 tỷ đồng. Đây thực sự là thành quả rất đáng tự hào của chúng tôi”.
Để giúp đỡ ND kết nối tiêu thụ sản phẩm, Hội ND tỉnh đã ký chương trình phối hợp với Hội ND tỉnh Hà Giang, Bắc Ninh, TP. Hà Nội, Ninh Bình… hỗ trợ quảng bá xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm cho hội viên ND; khai trương 2 cửa hàng nông sản an toàn tại TP. Hoà Bình và Văn Phú (Hà Đông). Hàng năm tổ chức bình chọn nông sản hàng hóa chất lượng cao tham gia cuộc thi “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Việt Nam” do Trung ương Hội NDVN tổ chức. Phối hợp với Trung tâm kinh doanh VNPT tiếp tục triển khai hỗ trợ nông dân trong tỉnh sử dụng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
“Trong nửa nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Hội ND tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh chỉ đạo xây dựng tổ chức Hội đi vào chiều sâu, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, lề lối làm việc, hình thức sinh hoạt chi, tổ Hội đảm bảo về số lượng và chất lượng hội viên ngày càng được nâng cao, do vậy tỷ lệ hội viên tăng hàng năm, đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Hoạt động của Hội cơ sở đồng đều về chất lượng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, phong trào thi đua lớn của Hội”.
Ông Lê Văn Thạch, Chủ tịch Hội ND tỉnh Hòa Bình.
Bảo Minh
-
Khảo sát, xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp -
Hội Nông dân Việt Nam và Hội Tiểu nông Cuba hội đàm, ký kết phụ lục bổ sung Biên bản ghi nhớ hợp tác -
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động để Nghị quyết của Hội thực sự đi vào cuộc sống -
Hà Giang: Nhiều hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam và Tháng Dân vận năm 2024
- Tập huấn kỹ năng nghiệp vụ về giám sát, phản biện xã hội và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội cơ sở
- HND tỉnh Cà Mau: Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để phát huy vai trò sức mạnh của nông dân
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Hội
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ Lào Cai 1,18 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3
- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội
- Đồng hành cùng nông dân làm giàu
- Hội Nông dân Việt Nam làm việc với tỉnh Sơn La về việc xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản
-
Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng TrịDo ảnh hưởng của bão số 6 nhiều xã ở huyện Vĩnh Linh, tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở Quảng Trị bị nước lũ “bủa vây”, gây chia cắt giao thông. Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhóm tình nguyện ở Quảng Trị đã nấu cơm đưa đến cho những người dân vùng lũ.
-
Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãiKhông chỉ là xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cũng như vốn từ các ngân hàng đang được phát huy hiệu quả tối đa, khi trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) dần hình thành những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nuôi trồng thủy sản hiện đại mà chủ nhân là thành viên chi, tổ hội nghề nghiệp.
-
Thị trường nông sản ngày 30/10: Giá nhiều mặt hàng “quay đầu” tăng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 30/10, giao dịch hồ tiêu, cà phê ghi nhận mức tăng giá trở lại sau nhiều ngày giảm sâu.
-
Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơTrong bức tranh nông nghiệp Việt Nam hiện nay, hình ảnh những cánh đồng xanh mướt, trĩu quả không chỉ là biểu tượng của sự phồn thịnh mà còn phản ánh sự chăm sóc đất đai bằng tình yêu và trách nhiệm. Tuy nhiên, thói quen sử dụng phân bón hóa học đã khiến nhiều nông dân lầm tưởng rằng đây là con đường duy nhất để đạt được năng suất cao. Hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn đe dọa đến sức khỏe đất, nước và cả những thế hệ tương lai.
-
Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dươngTrong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
-
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.
-
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng NinhỦy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Nguyễn Xuân Ký.
-
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tếChiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 công bố chương trình lễ hội này.
-
Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phêHiện ở Đắk Nông đã thành lập được 54 tổ khuyến nông cộng đồng, thực hiện tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cà phê, an toàn thực phẩm...
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâmTrong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức công tác tuyên giáo là công tác của Đảng, của các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi chi bộ, đảng viên.