
Thời gian qua, các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng đã được Hội ND các cấp tỉnh Thanh Hóa chung tay thực hiện, từng bước tạo chuyển biến tích cực, góp phần bảo vệ môi trường ven biển xanh – sạch – đẹp.
Đẩy mạnh các hoạt động giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển
Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hậu Lộc, mỗi ngày, 6 xã ven biển của huyện (Hòa Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc, Ngư Lộc và Đa Lộc) phát sinh trên 33 tấn rác, chiếm khoảng 1/3 tổng lượng rác thải toàn huyện.
Hiện nay, một trong những khó khăn trong công tác vệ sinh môi trường tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc là lượng rác thải từ ngoài biển trôi dạt vào bờ lớn, đặc biệt trong mùa mưa bão. Trước tình trạng trên, huyện đã kêu gọi xã hội hóa việc thu gom, vận chuyển và phân loại rác thải; huy động cả hệ thống chính trị và người dân cùng vào cuộc, tham gia vào công tác vệ sinh môi trường. Do vậy, các hoạt động giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển nói chung, vùng ven biển nói riêng, được các địa phương chú trọng, nhất là ô nhiễm rác thải nhựa kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
Tại nhiều địa phương ven biển của huyện Hậu Lộc hiện vẫn đang bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt, một số nơi khó khăn trong việc bố trí đất làm bãi rác, nơi có thì chật hẹp, rác không được chôn lấp và xử lý… Nhiều hộ gia đình sống ven biển không có các công trình vệ sinh, chất thải sinh hoạt thải trực tiếp ra biển. Tại các khu, điểm du lịch biển, công tác vệ sinh môi trường chưa được các tổ chức, cá nhân kinh doanh quan tâm thực hiện thường xuyên. Rác thải chưa được thu gom, xử lý đúng quy trình, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn… Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ, cho nên nguồn nước thải tại các khu vực này chủ yếu được xả thẳng ra biển… Hơn nữa, ý thức về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển, ven biển của du khách chưa cao, luôn xảy ra tình trạng vứt rác, vứt thức ăn, đồ uống thừa bừa bãi trên các bãi tắm.
Các hộ dân xã Đa Lộc (Hậu Lộc) nhận hỗ trợ thùng chứa rác thải và chế phẩm sinh học.
Trước những bất cập đó, Hội ND Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn và bàn giao thiết bị, vật tư… xây dựng mô hình điểm “Hội ND thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại cộng đồng dân cư ven biển” tại xã Đa Lộc (Hậu Lộc). Đây là mô hình điểm nằm trong Dự án của T.Ư Hội NDVN về “Nâng cao trách nhiệm của nông dân, ngư dân tham gia bảo vệ môi trường vùng biển Việt Nam năm 2021”. Đến nay, tại các địa phương ven biển, cơ bản lượng rác phát sinh đã được thu gom, xử lý, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể.
Hỗ trợ hội viên nông dân, ngư dân bảo vệ môi trường vùng biển
Xã Đa Lộc được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, đời sống người dân có nhiều đổi thay tích cực, tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường cần được đầu tư để phát triển về chiều sâu như việc phân loại và xử lý rác thải ngay tại hộ gia đình để giảm tải cho việc vận chuyển cũng như các bãi chứa rác tập trung. Nhằm nâng cao chất lượng về các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương ven biển, nhất là thực hiện phân loại, và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón, thông qua công tác khảo sát, nắm tình hình, Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ để địa phương xây dựng mô hình để hướng dẫn, tuyên truyền nhân dân tận dụng rác thải hữu cơ xử lý thành phân bón.
Tham gia mô hình, 90 hộ dân tại xã Đa Lộc được Hội ND Thanh Hóa hỗ trợ 180 thùng chứa rác thải loại 60 lít, cùng chế phẩm sinh học. Đồng thời, người tham gia cũng được tập huấn, hướng dẫn cách thu gom phân tách rác thải tại hộ gia đình.
Theo đó, rác thải của các hộ dân được phân thành 2 loại là rác hữu cơ và rác vô cơ, mỗi loại rác thải sẽ được chứa trong 1 thùng riêng biệt. Các hộ gia đình tham gia mô hình sẽ được xây dựng bể dùng để ủ rác thải hữu cơ thành phân bón. Cứ 3 hộ sẽ được xây dựng 1 bể chứa có thể tích khoảng 1,5m3, chia làm 3 ngăn.
Rác thải hữu cơ sau khi được phân loại sẽ cho vào bể ủ, dùng chế phẩm sinh học trộn đều với tỷ lệ nhất định, nén chặt, đậy nắp kín. Sau thời gian 20 ngày, các vi khuẩn có lợi sẽ lên men phân hủy rác mùn, mục có thể sử dụng làm chất hữu cơ bón cho cây trồng.
Ưu điểm vượt trội của hình thức xử lý rác thải này là giảm đáng kể nguồn rác tổng hợp (mỗi kg rác thải có trung bình 65% là rác hữu cơ). Qua đó, việc thực hiện mô hình cũng giảm bớt áp lực cho công tác vận chuyển. Hơn nữa, công nghệ xử lý rác thải phổ biến ở nước ta hiện nay là chôn lấp, do đó việc phân loại này cũng giảm đi 2/3 khối lượng rác chôn lấp mỗi ngày, giảm tải đáng kể cho các bãi rác tập trung.
Phương pháp phân tác và xử lý rác thải hữu cơ này đang được nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới áp dụng. Ưu điểm vượt trội của hình thức xử lý rác thải này là giảm đáng kể nguồn rác tổng hợp (mỗi kg rác thải có trung bình 65% là rác hữu cơ), qua đó cũng giảm bớt áp lực cho công tác vận chuyển. Hơn nữa, công nghệ xử lý rác thải phổ biển ở nước ta hiện nay là chôn lấp, vì vậy việc phân loại này cũng giảm đi 2/3 khối lượng rác chôn lấp mỗi ngày, giảm tải đáng kể cho các bãi rác tập trung. Một ưu điểm nữa là rác vô cơ sau khi được phân tách khỏi rác hữu cơ có thể sử dụng tái chế thuận lợi hơn rất nhiều so với rác hỗn hợp. Nguồn rác hữu cơ sau khi được ngâm ủ sẽ sử dụng làm phân bón cho cây trồng, được ví như nguồn tài nguyên giúp cải tạo đất rất tốt…
Cán bộ Hội ND Thanh Hoá tập huấn cho hội viên thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại cộng đồng dân cư ven biển tại xã Đa Lộc (Hậu Lộc).
Đây là đợt thứ 2 Hội ND Thanh Hóa tổ chức tập huấn và cấp phát vật tư, thiết bị cho các hộ dân tại mô hình điểm xã Đa Lộc. Trước đó, trong đợt 1 đã có trên 40 hộ tham gia.
Theo kế hoạch, trong năm 2021, Hội ND Thanh Hóa sẽ thực hiện 3 mô hình “Thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình”, xây dựng 10 tổ tự quản nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới về “bảo tồn đa dạng sinh học”…
Bài, ảnh: Tuấn Anh
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dân
-
Ngày Nước thế giới 22/3: Các biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả
- Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường công tác truyền thông chính sách
- Chuẩn bị khởi công dự án cải tạo 7 ga đường sắt phía Bắc
- TP.HCM: Dự án Đường vành đai 3 - đã có mặt bằng nhưng lo thiếu vật liệu
- Hội báo toàn quốc 2023 để lại ấn tượng tốt qua nhiều sự kiện
- Con đường phát triển của báo chí là đồng hành với công nghệ
- Khánh Hòa kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ người làm báo
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 22/3/2023 tại xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An), Bộ Công an đã phối hợp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQ tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh