Hội Nông dân Nam Định: Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ vốn cho nông dân
Tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề cho nông dân
Theo bà Trần Thị Huệ, Chánh Văn phòng Hội Nông dân tỉnh Nam Định, qua hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân tỉnh lần thứ X (2018-2023), các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ dạy nghề cho nông dân. Trong đó tập trung xây dựng và tăng trưởng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đến nay, tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp trong tỉnh là 26 tỷ 648 triệu đồng cho 1.259 hộ vay. Cùng với đó, các cấp Hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác với tổng dư nợ là 1.282 tỷ cho 39.028 hộ vay; phối hợp với Ngân hàng NNPTNT tín chấp cho các hộ nông dân vay vốn với tổng dư nợ là 10.409 tỷ đồng với 45.225 hộ vay.
Hội Nông dân các cấp tham gia dạy nghề may cho lao động nông thôn. Ảnh Thanh Hoà
Song song với các hoạt động trên, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã trực tiếp tổ chức 31 lớp dạy nghề cho 1.023 lượt người; phối hợp tổ chức 185 lớp cho 6.100 lượt người, tỷ lệ nông dân sau học nghề có việc làm đạt trên 85%. Đồng thời, tổ chức tư vấn và giới thiệu việc làm cho trên 1.000 lượt người. Tổ chức gần 600 buổi tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 55.000 lượt hội viên, nông dân…
Hàng năm, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân các cấp tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên nông dân và đăng ký số lớp, ngành nghề đào tạo; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn nghề cho người lao động nâng cao nhận thức về nghề nghiệp, việc làm. Trên cơ sở đó, các cấp Hội phối hợp, liên kết với các đơn vị tổ chức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp.
Các lớp đào tạo nghề mở tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Nội dung học lý thuyết đi đôi với hướng dẫn thực hành của giảng viên tại cơ sở sản xuất, trang trại, các mô hình tiêu biểu ở địa bàn nông thôn, giúp học viên dễ dàng tiếp nhận kiến thức, học hỏi được cách làm, cũng như kinh nghiệm của các nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Sau thời gian học nghề, các học viên đã được các doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất lớn có nhu cầu tuyển dụng vào làm việc với mức thu nhập ổn định từ 3,5 đến 7 triệu đồng/người/tháng.
Từ việc tham gia các lớp đào tạo nghề, hội viên nông dân cũng từng bước từ bỏ các thói quen canh tác cũ chuyển sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Nhiều học viên sáng tạo, mạnh dạn triển khai vào thực tiễn sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gắn đào tạo nghề với chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, quy mô sản xuất
5 năm qua (2015-2020), các cấp Hội đã trực tiếp tổ chức 89 lớp đào tạo nghề cho gần 3.000 lao động nông thôn. Trong đó năm 2021, Hội Nông dân tỉnh tổ chức 8 lớp dạy nghề cho 246 lao động nông thôn tại các huyện Hải Hậu, Ý Yên, Mỹ Lộc, Vụ Bản với các nghề may công nghiệp, trồng cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản… Phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) mở lớp học tiếng Hàn cho 16 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.
Hội Nông dân các huyện, thành phố phối hợp tổ chức 47 lớp dạy nghề cho gần 1.384 hội viên. Đặc biệt, từ năm 2015, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) đi vào hoạt động đã nâng cao hiệu quả dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân. Hàng năm, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã trực tiếp tổ chức hàng chục lớp dạy nghề và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho hàng trăm lao động học các nghề trồng cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản. Tỷ lệ nông dân sau học nghề có việc làm đạt 85%.
Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm được các cấp Hội Nông dân quan tâm, chú trọng đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Năm 2021, toàn tỉnh có 126.750 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Tiêu biểu như ông Bùi Văn Sớm, xóm 12 xã Hải Quang (Hải Hậu) với mô hình trồng, thu mua, sấy cây đinh lăng dược liệu kết hợp nuôi cá với quy mô 4ha, thu nhập hàng tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động.
Ông Trần Văn Quyên, xóm Nội, xã Mỹ Hà (Mỹ Lộc) với mô hình nuôi cá trắm đen, cá Koi, tôm thẻ chân trắng… lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm, đồng thời đứng ra thành lập Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản Tiền Phong với 14 thành viên, giải quyết việc làm thường xuyên cho 107 lao động nông nghiệp ở địa phương…
Mỗi năm gia đình ông Trần Văn Quyên, xóm Nội, xã Mỹ Hà, huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) lãi hàng trăm triệu nhờ nuôi cá lóc bán Tết. Ảnh Phạm Quân
Bên cạnh đó để phát huy hiệu quả công tác đào tạo nghề, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh còn chú trọng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn xây dựng các mô hình kinh tế tập thể như tổ hợp tác, HTX.
Hiện tổng số mô hình tổ hợp tác và HTX toàn tỉnh lên 143 mô hình với trên 2.000 thành viên tham gia. Các cấp Hội cũng đã phối hợp tổ chức 482 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho trên 32 nghìn hội viên, nông dân.
Thời gian tới, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho hội viên, góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Trong đó, gắn đào tạo nghề với định hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, quy mô sản xuất; tổ chức các hoạt động kết nối giữa nông dân với các đơn vị tiêu thụ nông sản
-
Phấn đấu đến năm 2030 đào tạo 50.000 nhân lực có trình độ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn -
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3 -
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo mới gắn với lợi ích của nông dân -
Hào hứng chào đón năm học mới tại ngôi trường mang tên người anh hùng áo vải Lương Văn Nắm
- Cơ hội việc làm cuối năm cho nhiều lao động ở Đồng Nai
- Trước ngày 27/8, thí sinh cần xác nhận nhập học Đại học qua cổng trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Yêu cầu các địa phương sẵn sàng chuẩn bị cho năm học 2024-2025
- Ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới
- Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo bài thi đánh giá năng lực năm 2025
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm
- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung thời gian năm học 2024 – 2025
-
Thúc đẩy hợp tác giữa Trung ương Hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốcChiều ngày 11/10, tại trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tiếp đón Đoàn Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) do ông Pio Smit, Giám đốc UNFPA khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm trưởng đoàn.
-
Ninh Bình: Thành lập Chi hội Nông dân "5 tự, 5 cùng"Ngày 10/10, tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Ninh Giang. Chi hội có 20 thành viên là hội viên nông dân tham gia.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên nông dân về xây dựng nông thôn mớiNgày 11/10, thành phố Sơn La, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ, hội viên tham gia thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
-
Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạchĐể nâng cao chất lượng, mở rộng đầu ra cho nông sản địa phương, nông dân Mộc Châu (Sơn La) tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong canh tác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đảm bảo đầu ra đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
-
Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõNhững năm qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ nông dân tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản, từ đó tạo bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của địa phương tăng trưởng nhanh, bền vững và nhiều thành tựu nổi bật.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Việc vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể luôn là mục tiêu được Hội nông dân (HND) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt ra trong nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Giải báo chí Diên Hồng: Khẳng định tinh thần xây dựng, đổi mới và phát triển của Quốc hội, Hội đồng nhân dânBan Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - năm 2025 mới ban hành công văn số 237/BTC-TT về tiếp tục phối hợp tuyên truyền, tham gia Giải Diên Hồng lần thứ 3. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 22 tháng 11 năm 2024 (theo dấu Bưu điện).
-
Nông dân Hữu Lập với các hoạt động chào mừng ngày thành lập HộiĐể thiết thực chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024), hội viên nông dân xã Hữu Lập (Kỳ Sơn – Nghệ An) đã tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, tạo phong trào thi đua sôi nổi tại các chi hội.
-
Bảo đảm đồng bộ trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc giaChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả nước và từng địa phương.
-
Long An: Quy tụ nhiều "kỹ sư chân đất" có giải pháp sáng tạo độc đáoPhong trào sáng tạo của nông dân trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại tỉnh Long An đã tạo sức lan tỏa và thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia. Thông qua các cuộc thi, nhiều dự án, sản phẩm, giải pháp sáng tạo về khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã kêu gọi được đầu tư.
-
1 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
2 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
3 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
4 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang -
5 Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?