Văn Lâm (Hưng Yên): Hội đồng hành cùng nông dân hướng tới đích "Huyện nông thôn mới nâng cao"
Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát triển kinh tế tập thể
Trong 5 năm qua (2018 - 2023), đã có trên 2.000 lượt hộ nông dân trong huyện Văn Lâm giao đất cho các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ; hàng nghìn nông dân trở thành công nhân trong các công ty, doanh nghiệp. Phát huy điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, thị trường, Hội Nông dân huyện Văn Lâm đã chú trọng việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời tăng cường liên kết sản xuất nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hóa. Hội phối hợp mở được 06 lớp dạy nghề miễn phí, 285 lớp chuyển giao KHKT cho gần 18.000 lượt nông dân tham dự; tổ chức nhiều chuyến tham quan các mô hình kinh tế mới ở trong và ngoài tỉnh cho trên 800 lượt cán bộ, hội viên…
Hiện tổng diện tích gieo trồng của huyện năm 2022 đạt 4.744,84 ha. Năng suất lúa trung bình cả năm đạt 61,68 tạ/ha (tăng 0,77 tạ/ha so với đầu nhiệm kỳ). Giai đoạn 2018-2022, toàn huyện chuyển đổi được 560,46ha đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây ăn quả, trồng lúa kết hợp nuôi thả thuỷ sản. Tiếp tục duy trì và phát triển một số mô hình trồng trọt có hiệu quả như: Mô hình trồng cây ăn quả, cây dược liệu, hoa chất lượng cao, lúa chất lượng cao, cây kiệu, rau các loại…
Nông dân thôn Xuân Đào, xã Lương Tài thu hoạch hoa Cúc chi. Ảnh Dương Miền
Nghề chăn nuôi tại Văn Lâm phát triển theo phương thức trang trại với quy mô vừa và lớn, giảm dần quy mô chăn nuôi nông hộ. Hầu hết các trang trại đã đưa ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất như: Sử dụng giống năng suất, chất lượng cao; hệ thống chuồng trại khép kín, điều hòa thông gió, máng ăn uống tự động, có hệ thống xử lý môi trường và chủ động áp dụng quy trình phòng chống dịch bệnh đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
Cùng với đó, Hội Nông dân huyện đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát triển kinh tế tập thể; hình thành các mô hình chuyên canh, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Hướng dẫn thành lập 9 mô hình liên kết có quy mô sản xuất lớn cho thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng đến hàng tỷ đồng, thu hút hàng trăm lao động tham gia. Các mô hình đang phát triển tốt, hoạt động ổn định, bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số mô hình tiêu biểu như: Mô hình trồng cây ăn quả (cam, ổi, bưởi- HTX Hoa Quả Việt, HTX công nghệ cao Toàn Thắng); cây dược liệu (hoa cúc chi xã Tân Quang, Lương Tài); hoa chất lượng cao (Tân Quang, Chỉ Đạo); lúa chất lượng cao (Đình Dù, Việt Hưng, Lương Tài); cây kiệu (Lạc Đạo); chăn nuôi gà ở hộ ông Vũ Văn Nghề (Việt Hưng); chăn nuôi lợn tại hộ ông Nguyễn Văn Tung (Lạc Hồng), Đào Duy Tưởng (Lương Tài); chăn nuôi bò sữa tại hộ ông Nguyễn Văn Ý (Minh Hải)...
Ông Vũ Văn Nghề (xã Việt Hưng) cho biết: “Gia đình tôi nuôi gà thương phẩm với 2 giống chủ yếu là gà ba màu và gà Đông Tảo lai. Từ khi áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, việc sử dụng các chất liệu sinh học để lót chuồng góp phần bảo đảm vệ sinh chuồng trại cũng như giảm công lao động, giảm dịch bệnh cho đàn gà”.
Theo tính toán của ông Nghề, từ ngày nhập gà Đông Tảo lai giống về nuôi đến ngày xuất chuồng từ 5 - 6 tháng, nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật nên đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 93%, trọng lượng trung bình đạt khoảng 3kg/con. Giá xuất tại chuồng dao động từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, trừ chi phí, gà Đông Tảo lai cho lợi nhuận cao hơn từ 30.000 - 40.000 đồng/kg so với nuôi các giống gà thông thường. Lợi thế của việc chăn nuôi gà Đông Tảo lai là người chăn nuôi linh hoạt áp dụng hình thức nuôi nhốt chuồng hoặc thả vườn, kết hợp cho ăn thức ăn công nghiệp và các loại thức ăn sẵn có như: ngô, thóc, rau… vừa giảm chi phí đầu vào, vừa bảo đảm chất lượng thịt gà khi xuất bán.
Cam đường canh, cam Vinh - những nông sản sạch có giá trị của HTX sản xuất nông nghiệp Công nghệ cao Toàn Thắng tham gia hội chợ Nông sản sạch tại Ecopak - Hưng Yên.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện chỉ đạo Hội Nông dân xã Tân Quang hỗ trợ 3 hộ nông dân thôn Nghĩa Trai làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể Dược liệu Nghĩa Trai; phối hợp với UBND huyện hướng dẫn hội viên nông dân xã Đại Đồng xây dựng thương hiệu sản phẩm đúc đồng tại thôn Lộng Thượng; thương hiệu Hoa cúc Chi xã Tân Quang của HTX sản xuất dịch vụ tổng hợp Hoa Thiên Phú được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP chất lượng 3 sao. Huyện có 12 sản phẩm của 3 chủ thể (HTX Hoa Thiên Phú; rượu Cúc Vinh và Công ty TNHH E-co-na-shin xã Lạc Đạo) được UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đạt 3 sao.
Bà Đào Thị May - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Lâm cho biết: “Hiện nay, toàn huyện Văn Lâm có 20.043 hội viên nông dân của 11/11 cơ sở Hội, sinh hoạt tại 79 Chi hội và 123 Tổ hội. Từ nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân các cấp 7,495 tỷ đồng, đã giải ngân cho 150 hộ vay. Cùng với đó, Hội Nông dân huyện tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện 106,313 tỷ đồng cho 2.487 hộ vay; phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT huyện cho 10 hộ vay với số vốn 2,5 tỷ đồng để phát triển kinh tế, giảm nghèo và làm giàu chính đáng”.
Năm 2022, Hội ND huyện Văn Lâm phối hợp với Trạm BVTV tổ chức 03 hội nghị đầu bờ lớp huấn luyện nông dân về sức khoẻ cây trồng tổng hợp trên lúa vụ xuân tại các xã Đại Đồng, Chỉ Đạo và xã Việt Hưng.
Với những sự hỗ trợ kịp thời đó, những năm gần đây, mỗi năm có trên 4.000 hộ nông dân đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 1,42%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 1,44%.Vị thế chính trị của giai cấp nông dân và Hội Nông dân ngày càng được nâng cao, khẳng định vai trò chủ thể trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Cùng nông dân xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao
Cùng với việc hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo các Hội cơ sở tích cực tuyên truyền vận động hội viên, nông dân hưởng ứng tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Kết quả, các cấp Hội trong huyện đã tuyên truyền vận động hội viên nông dân tự nguyện đóng góp được trên 45,5 tỷ đồng để xây dựng đường làng ngõ xóm, đình làng, nhà quản trang; hiến hơn 1.200m2 để xây dựng 17,1km đường làng, ngõ xóm, 6km kênh mương nội đồng; tu sửa 21 cầu cống các loại; đóng góp gần 12.200 ngày công lao động tham gia làm đường, thủy lợi nội đồng phục vụ đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Diện mạo nông thôn mới Xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm.
Nhằm tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, Hội Nông dân huyện chỉ đạo thành lập được 9 mô hình tự quản bảo vệ môi trường nông thôn; các cơ sở Hội hàng tháng duy trì tổ chức dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm, tổ chức trồng và đảm nhận chăm sóc các tuyến đường nông dân tự quản có 2.590 lượt cán bộ hội viên nông dân tham gia. Đồng thời, Hội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cùng cấp thực hiện tuyên truyền lồng ghép các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của các cấp, các ngành và của các cấp Hội với phong trào thi đua “Xây dựng chi Hội 3 không” đạt hiệu quả cao. Chỉ đạo 100% cơ sở Hội duy trì chi Hội “3 Không”. Chỉ đạo các cơ sở tuyên truyền vận động nông dân thực hiện phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình; thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật vào 70 bể do tỉnh hỗ trợ ở 03 xã Lương Tài, Việt Hưng, Đại Đồng và duy trì 32 bể thu gom do Hội Nông dân tỉnh cấp.
Để phấn đấu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, Hội tiếp tục chỉ đạo các cấp hội cơ sở, hội viên, nông dân trong huyện không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được. Đến nay, toàn huyện có 8/10 xã được UBND tỉnh công nhận xã nông thôn mới nâng cao (trong đó 03 xã: Đình Dù, Lạc Hồng, Tân Quang được công nhận năm 2020; 05 xã: Trưng Trắc, Chỉ Đạo, Đại Đồng, Lương Tài, Việt Hưng được công nhận năm 2022); 2/10 xã được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu (trong đó: xã Tân Quang được công nhận năm 2021, xã Đình Dù được công nhận năm 2022); 13/79 khu dân cư được Chủ tịch UBND huyện công nhận Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.80/80 làng, khu phố được công nhận làng, khu phố văn hoá, đạt 100%; bình quân hàng năm có 15.450 hộ gia đình đăng ký đạt hộ gia đình nông dân văn hóa, kết quả hàng năm có gần 15.000 hộ đạt gia đình nông dân văn hóa, đạt 97%.
Đường giao thông tại xã nông thôn mới Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm.
“Thời gian tới, Hội Nông dân huyện Văn Lâm tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tổ chức các hoạt động hỗ trợ, đào tạo nghề cho nông dân phát triển kinh tế, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Đồng thời, vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng huyện Văn Lâm phát triển bền vững”.
Bà Đào Thị May - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Lâm.
-
Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới -
Đẩy mạnh công tác xây dựng người nông dân văn minh, phát triển toàn diện trong kỷ nguyên mới -
Nông dân An Lão áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi được lợi kép bò khoẻ, môi trường lại trong lành -
Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang
- Hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững, lâu dài
- Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn
- Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu
- TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024
- Hội Nông dân huyện Trực Ninh ra mắt 03 Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
- Hội Nông dân huyện Vũ Quang tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
- Cà Mau: Gần 100 ngàn hội viên hộ nông dân ký cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
-
Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025Tạp chí Nông thôn mới trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường.
-
Thời tiết Bắc Bộ tiếp tục chìm trong giá rét trong ngày cuối nămTrong ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục chìm trong giá lạnh. Vùng núi Bắc Bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá.
-
Ngày thứ 3 nghỉ Tết Ất Tỵ: Giảm hơn 30 vụ tai nạn giao thông so với cùng kỳTheo Cục Cảnh sát giao thông, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 26 người, bị thương 36 người. So với cùng kỳ năm 2024, giảm 32 vụ, giảm 12 người chết, giảm 33 người bị thương.
-
Thủ tướng kiểm tra công tác phục vụ Tết của ngành đường sắt và Bệnh viện Phổi TWChiều 28 Tết, Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra việc ứng trực phục vụ hành khách dịp Tết Nguyên đán của ngành đường sắt; và công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Phổi Trung ương.
-
Xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống cho người dânNăm 2018, sau khi về đích nông thôn mới, xã Mường Khoa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đã tích cực duy trì và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, qua đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương.
-
Cách làm gà cúng đêm Giao thừa đúng chuẩn để đón Năm mới tài lộcTrong khoảnh khắc Giao thừa thiêng liêng, các gia đình Việt Nam cúng gà trống ngậm hoa hồng với mong muốn đón nhận nguồn năng lượng dương mạnh mẽ, do đó việc chọn gà lễ đúng chuẩn là rất quan trọng.
-
Bộ đội Biên phòng chắp cánh ước mơ cho học sinh nghèo(Tapchinongthonmoi.vn) - “Nâng bước em tới trường” và “Con nuôi đồn Biên phòng” là những chương trình đầy nhân văn của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum nhằm mục đích chắp cánh ước mơ cho những trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn các xã biên giới của tỉnh Kon Tum, góp phần gắn kết thêm tình quân dân nơi biên cương Tổ quốc.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn giúp nông thôn mới về đích đúng hẹn(Tapchinongthonmoi.vn) - Việc tháo gỡ các vướng mắc tại địa phương sẽ thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu và hoàn thành đúng tiến độ. Theo Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, tính đến ngày 20/10/2024, đã có 6.320/8.162 xã (77,4%) được Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt đạt chuẩn NTM; 296 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ hoặc đạt chuẩn NTM.
-
Nhiều chương trình đặc sắc tại Tuần văn hóa, thể thao và du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2025Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 7- 9/2/2025) tức ngày mùng 10 đến ngày 12 tháng Giêng.
-
“Công nghệ giúp nông nghiệp Hà Lan đạt tổng giá trị xuất khẩu hơn 123 tỷ Euro mỗi năm”(Tapchinongthonmoi.vn) - Trước thềm năm mới Ất Tỵ năm 2025, bà Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã dành cho Tạp chí Nông thôn mới một cuộc trao đổi thú vị xung quanh chuyến công tác của Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đến Hà Lan vào giữa năm 2024. Tạp chí Nông thôn mới trân trọng giới thiệu đến Quý bạn đọc nội dung cuộc trao đổi ý nghĩa này.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
3 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
4 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa -
5 Cao Bằng: Phục hồi và tập huấn bài quyền thuật cổ Tày, Nùng cho đồng bào các dân tộc miền phên giậu Tổ quốc