Nâng tầm đặc sản “vải trứng” Hưng Yên
Theo người dân huyện Phù Cừ, cây vải Tổ” trên đất Phù Cừ thuộc gia đình ông Nguyễn Văn Diệm ở thôn Ba Đông, xã Phan Sào Nam đã có tuổi đời hàng trăm năm. Tuy đã lâu năm nhưng quả từ cây “vải Tổ” luôn có màu sắc đỏ tươi, trái to, bên trong có cùi dày, bóc không ướt tay nhưng lại ngọt thanh, độc đáo mà không nơi đâu có được.
Nhằm bảo tồn và phát triển giá trị cây “vải Tổ” quý này, nhiều năm qua người dân xã Phan Sào Nam đã nhân giống bằng cách chiết cành trực tiếp từ cây “vải Tổ” nên quả vải vẫn giữ được hương vị đặc trưng riêng đặc biệt quả vải có hình dạng giống quả trứng, nên được đặt tên là “vải Trứng”. Đến nay trên địa bàn huyện Phù Cừ đã nhiều vườn vải, gốc vải trứng có tuổi đời vài chục năm tuổi, đem lại kinh tế khá giả cho người dân.
Ông Vũ Xuân Thủy – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phù Cừ cho biết: Để hỗ trợ người dân phát triển cây vải trứng, những năm qua huyện Phù Cừ đã triển khai nhiều Kế hoạch cụ thể để hỗ trợ người dân từ việc nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm…
Trước đây những cây vải trứng ở Phù Cừ thường một năm cho quả một năm nuôi cành. Chính vì vậy huyện Phù Cừ đã chủ động hỗ trợ người dân trồng vải bằng các giải pháp khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là áp dụng trồng theo quy trình VietGAP vì vậy nhiều hộ trồng vải trứng đã khắc phục được hạn chế này và cây vải trứng đã ra hoa đều hằng năm.
Ngoài ra, trong quá trình ra hoa đậu quả của vải trứng bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5,6 hàng năm. Thời điểm này hay có mưa (trong mưa sẽ có lượng axit nhất định) điều này sẽ tác động rất lớn đến tỷ lệ ra hoa, đậu quả và nuôi quả. Vì vậy với sự hỗ trợ của các ngành chức năng tỉnh Hưng Yên, các nhà vườn huyện Phù Cừ đã chủ động áp dụng công nghệ số, công nghệ thông tin, lắp đặt máy đo mưa và phân tích lượng axit trong mưa, khi thấy có lượng axit vượt quá ngưỡng cho phép thì sẽ sử dụng hệ thống phun mưa tự động để làm giảm lượng axit trong mưa.
Cùng với việc áp dụng chuyển đổi số trong canh tác, huyện Phù Cừ còn hỗ trợ người dân xây dựng thành công sản phẩm vải trứng đạt OCOP 4 sao vào năm 2020. Từ khi được chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, vải trứng Phù Cừ đã thuận lợi hơn rất nhiều trong các khâu: Quảng bá, xúc tiến thương mại, đưa quả vải lên sàn thương mại điện tử… Góp phần tích cực nâng cao giá trị vải trứng Phù Cừ (Đến nay diện tích trồng toàn huyện được 350ha, giá bán từ 120.000-150.000 đồng/kg, mà còn rất khan hàng).
Ông Thủy cho biết thêm: Hiện nay trên địa bàn huyện Phù Cừ chúng tôi ngoài xã Phan Sào Nam giờ đây vải trứng đã được trồng ở các xã Minh Tân, Quang Hưng, thị trấn Trần Cao... Với giá bán quả vải trứng size từ 17 - 20 quả/kg khoảng 150.000 đồng/kg, size từ 21 - 25 quả khoảng 120.000 đồng/kg. Vì vậy vải trứng đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Phù Cừ, đem lại kinh tế rất khá cho các hộ gia đình trồng vải.
Không chỉ ở huyện Phù Cừ, tại huyện Ân Thi (huyện nằm giáp huyện Phù Cừ) trong những năm vừa qua người dân cũng đã tích cực trồng và phát triển giống cây vải trứng quý này.
Bà Cao Thị Tân – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ân Thi cho biết: Sản phẩm quả vải trứng có nguồn gốc từ huyện Phù Cừ khi trồng trên đất Ân Thi cũng cho chất lượng quả rất tốt từ màu sắc đến hương vị đều được đánh giá cao. Để hỗ trợ cho cây vải trứng phát triển và người dân trồng, ngành Nông nghiệp huyện Ân Thi cũng đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân từ việc lựa chọn đúng giống cây, kỹ thuật trồng, chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm… Đến nay sản phẩm vải trứng của Ân Thi cũng đã xây dựng thành công đạt chứng nhận OCOP 4 sao – năm 2023.
Để cây vải trứng phát triển thuận lợi trên đất Ân Thi, huyện Ân Thi cũng đã chủ động phối hợp người dân để thành lập các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình có cùng sở thích để trồng và phát triển cây vải trứng. Từ đó việc trồng vải trứng đã được các nhà vườn áp dụng theo đúng tiêu chuẩn VietGAP, toàn bộ quá trình: Trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đều được theo dõi, ghi chép vào sổ đầy đủ, sản phẩm vải trứng luôn phải đảm bảo an toàn khi đến tay người tiêu dùng sử dụng.
Từ khi nhận được chứng nhận là OCOP toàn bộ sản phẩm vải trứng của huyện Phù Cừ, Ân Thi trước khi được xuất bán ra thị trường đều được gắn tem, nhãn mác… để người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại quét mã QR-Code tra cứu thông tin về sản phẩm (thông tin về nhà vườn, quy trình chăm sóc, thu hoạch, số điện thoại liên hệ…). Từ đó cũng đã góp phần nâng cao được quy trình sản xuất của các nhà vườn, cũng như việc quản lý của các cơ quan chức năng.
Giờ đây qua các sàn thương mại điện tử hay các nền tảng mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Tiktok… vào mùa vải trứng Hưng Yên cuối tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, người tiêu dùng trên cả nước còn có thể tự mình lựa chọn, đặt mua sản phẩm “vải trứng Hưng Yên” trực tiếp tại các nhà vườn để sử dụng và trải nghiệm sản phẩm vô cùng đặc sắc, chất lượng này.
Không chỉ thành công trong xây dựng và lưu giữ được sản phẩm vải trứng Hưng Yên chất lượng tốt nhất, giờ đây với sự hỗ trợ của địa phương và ngành du lịch tỉnh Hưng Yên, cây “vải Tổ” và các vườn vải trứng trên địa bàn huyện Phù Cừ, Ân Thi đã đẩy mạnh hoạt động du lịch thăm quan vườn vải.
Từ đó hoạt động trải nghiệm du lịch ở cây "vải Tổ" hay vườn vải trứng đã trở thành điểm thăm quan, chụp ảnh hấp dẫn cho du khách trong và ngoài tỉnh Hưng Yên, nhất là vào tháng 5-6 khi mùa vải trứng chín nhất. Dạo quanh những vườn vải chín đỏ rực, khi đó du khách sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu về nguồn gốc cây "vải Tổ" - vải trứng; được trực tiếp hái và thưởng thức những quả vải trứng đỏ căng mọng trong một không gian yên tĩnh với bầu không khí trong lành sẽ là trải nghiệm thú vị, đặc sắc cho du khách khi về Hưng Yên./.
-
Hội Nông dân xã Hương Sơn: Chủ động “tìm nguồn” để phát triển sản phẩm OCOP -
Đợt 1 năm 2024: Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã hỗ trợ thành công 12 sản phẩm đạt OCOP -
Hành trình 30 năm chụp ảnh "hồn chợ Việt" -
OCOP Cao Bằng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển
- Xây dựng nông thôn mới góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở Cao Bằng
- Tín dụng chính sách đồng hành để Điện Biên phát triển
- Tất bật nghề hấp cá, phơi khô ở Quảng Trị
- Huyện Mù Căng Chải phát động Lễ trồng cây Xuân Giáp Thìn 2024
- Quảng Bình: Độc đáo tục lấy lửa đêm 30 Tết ở làng bích họa
- Làng hoa đào Nhật Tân những ngày giáp Tết Giáp Thìn
- Kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ huyện Mường Chà
-
Nâng tầm đặc sản “vải trứng” Hưng Yên(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhắc đến quả vải người ta thường nói tới vải Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang hay vải Thanh Hà tỉnh Hải Dương; nhưng ở Hưng Yên cũng có một giống vải rất đặc biệt, đã có tuổi đời hàng trăm năm, quả vải với vỏ mỏng, cùi dày, bóc không ướt tay nhưng lại ngọt thanh, có vị thơm độc đáo mà không nơi đâu có được, thường được mọi người gọi với cái tên là “vải trứng”.
-
Petrovietnam quyết tâm giữ vững vị trí dẫn đầu về hiệu quả và lợi nhuận trong các doanh nghiệp nhà nướcĐể góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, thời gian tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cần tập trung nâng cao năng lực chuyên môn và hiệu quả trong công tác quản trị, điều hành.
-
Tập đoàn TH: Định hướng tiếp cận thị trường Trung Quốc một cách bài bảnTại Hội chợ nhập khẩu quốc tế (CIIE) Thượng Hải, Tập đoàn TH - doanh nghiệp được biết đến với thương hiệu TH true MILK mang tới dòng sản phẩm bất ngờ.
-
Bão Yinxing đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7Sáng sớm nay (8/11), bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.
-
Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấnVừa qua, Bộ Y tế ban hành danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện. Vậy gói dịch vụ y tế đó gồm những gì? Và có đáp ứng được kỳ vọng phòng, chữa bệnh của người dân? Liên quan đến nội dung này, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mai (giảng viên Học viện Tư pháp) đã có những trao đổi cụ thể:
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tháo gỡ 'điểm nghẽn, nút thắt' có nguyên nhân từ các quy định của pháp luậtTại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ, ngành Tư pháp phải tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại; thực hiện cơ chế “sửa một luật, điều chỉnh nhiều luật” để khắc phục ngay tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo của các luật.
-
Quốc hội bàn về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030Ngày 8/11, các đại biểu thảo luận ở tổ về: Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo...
-
Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnhVừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo sở, ban, ngành và đơn vị liên quan trong tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục tăng cường công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dânNgày 7/11, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi cấp tỉnh năm 2024 với sự tham gia của 12 đội thi và 106 thí sinh là cán bộ, hội viên nông dân đến từ 12 huyện, thành phố trong tỉnh.
-
Thiếu hụt magie làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạchMagie rất quan trọng đối với cơ bắp, chức năng thần kinh và sức khỏe tổng thể. Khi cơ thể thiếu magie sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, chuột rút cơ bắp, huyết áp cao… Do đó bạn cần phải tăng cường các loại thực phẩm cần thiết để tránh thiếu hụt magie.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế