Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023
Thúc đẩy hợp tác giữa Trung ương Hội NDVN và Tỉnh uỷ Sơn La giai đoạn 2022-2025
Sự kiện dưới sự chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và UBND tỉnh Sơn La giao cho Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, cùng Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức.
Tuần lễ mận, nông sản tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023 diễn ra trong 5 ngày với quy mô 60 gian hàng (30 gian hàng của Trung ương Hội NDVN, 30 gian hàng của tỉnh Sơn La) trưng bầy các sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn ATTP, VietGAP, GolbalGAP, OCOP, Organic...; sản phẩm nông sản, an toàn và đặc trưng có thế mạnh của tỉnh Sơn La như: Mận hậu, xoài, mít, nhãn, thanh long…
Đây là các gian hàng của các tổ chức; doanh nghiệp; hợp tác xã; Hội Nông dân 14 tỉnh, thành phố với nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng được giới thiệu đến người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Tham dự tại Lễ khai mạc có ông Lương Quốc Đoàn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN; ông Nguyễn Duy Thanh, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau; ông Đinh Công Sỹ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá giáo dục Quốc hội.
Về Phía Trung ương Hội NDVN có ông Phạm Tiến Nam, Phó Chủ tịch Thường trực BCH Trung ương Hội NDVN; bà Cao Xuân Thu Vân, Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN; đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị Trung ương Hội NDVN.
Về phía tỉnh Sơn La có đại diện: Lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy; Lãnh đạo UBND tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh; Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và PTNT; Hội Nông dân tỉnh; Liên minh HTX; Tỉnh đoàn.
Cùng các đại biểu của thành phố Hà Nội như Sở Công thương; các công ty, doanh nghiệp kinh doanh nông sản thành phố Hà Nội; Hệ thống Trung tâm thương mại Thăng Long; Tập đoàn Central Retail Việt Nam; các cơ quan báo, đài Trung ương, thành phố Hà Nội và tỉnh Sơn La.
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Cao Xuân Thu Vân, Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN đã thông tin: Nhiều năm qua, các cấp Hội Nông dân đã và đang tiếp tục đồng hành cùng với doanh nghiệp, hợp tác xã hỗ trợ, kết nối, thúc đẩy việc quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông sản, nhất là sản phẩm được công nhận OCOP và các tiêu chuẩn khác thông qua nhiều hoạt động, nhất là hoạt động xúc tiến thương mại, khẳng định giá trị thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.
Ngoài những hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Trung ương Hội Nông dân chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Trung ương Hội NDVN phối hợp với nhiều bộ, ngành và các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp gắn với các sự kiện quan trọng như: Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân, Chương trình tự hào nông dân Việt Nam, Tuyên dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và các Festival lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long, Festival Trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam… nhằm mục đích cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân giới thiệu, mở rộng hợp tác và thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường hợp tác, liên kết giữa các vùng, miền trong cả nước và mở rộng thị trường quốc tế.
Hoạt động này còn thể hiện sinh động cho việc ký kết hợp tác toàn diện giữa Trung ương Hội NDVN với tỉnh Sơn La về Chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội NDVN và Tỉnh ủy Sơn La giai đoạn 2022-2025.
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Cao Xuân Thu Vân tin tưởng, với sự chuẩn bị chu đáo của Ban Tổ chức, sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân và Hội Nông dân 14 tỉnh, thành phố sẽ góp phần quan trọng cho Tuần lễ mận, nông sản tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023 thành công tốt đẹp.
Cơ hội cho nông sản Sơn La vào các Trung tâm thương mại, trên các chuyến bay VietNam Airlines
Tại buổi lễ ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, đây là một sự kiện quan trọng, cơ hội tốt đưa sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm an toàn của tỉnh vào thị trường Thủ đô và các tỉnh từ đó kết nối với các thị trường trong nước và xuất khẩu; tạo đột phá trong tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Sơn La đã thông tin: Tỉnh Sơn La trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích cây ăn quả các loại năm 2023 ước đạt 84.784 ha (tăng 2,14% so với năm 2022), sản lượng quả thu hoạch dự kiến đạt 451.779 tấn (tăng 28% so với năm 2022).
Diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và đảm bảo các tiêu chuẩn tương đương ước đạt 5.917 ha; diện tích cà phê áp dụng 4C, UTZ: 16.542,9 ha. Sản lượng các sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác: 3.098 tấn/năm. Sản lượng mật ong sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác: 364 lít/năm. Tổng diện tích sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ: 8.217 ha.
Hiện có gần 85 nghìn héc ta cây ăn quả, sản lượng quả thu hoạch trong năm 2023 ước đạt 452 nghìn tấn; có 24 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ; có 110 sản phẩm OCOP; công nhận được 04 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Toàn tỉnh đã được cấp 281 mã số vùng trồng với tổng diện tích 4.608,45 ha cây ăn quả và 34 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; sản lượng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu 46.000 tấn trái cây các loại cho các thị trường Australia, Zealand, Mỹ, Trung Quốc, EU...
Năm 2023, dự kiến số lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu đạt trên 18.700 tấn, với một số sản phẩm trái cây chủ yếu, như: 8.000 tấn xoài; 4.500 tấn nhãn; gần 4.500 tấn chuối, 1.000 tấn chanh leo...; giá trị nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La quý I/2023 ước đạt 54,38 triệu USD. Số lượng quả phục vụ chế biến cho các nhà máy, cơ sở chế biến trong tỉnh ước tính khoảng 70 nghìn tấn, còn lại là tiêu thụ trong nước.
Riêng với mận hậu, toàn tỉnh Sơn La có diện tích 12.353 ha trồng mận hậu, sản lượng năm 2023 khoảng 89.837 tấn, thời vụ thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 7. Nhãn hiệu “Mận Sơn La” đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ năm 2021. Một số sản phẩm mận chất lượng cao của Sơn La: Mận Pu Nhi (huyện Sông Mã), Mận Ruby (Nà Cang, huyện Mộc Châu), Mận Phiêng Khoài (huyện Yên Châu).
Tuần lễ Mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023 diễn ra tại Hà Nội mang ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong việc tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương Hội NDVN với tỉnh Sơn La, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ nông sản,… Hội chợ thực sự là cầu nối hiệu quả, là kênh xúc tiến thương mại quan trọng để các doanh nghiệp, hợp tác xã mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, giao lưu và ký kết, góp phần nâng cao thương hiệu và giá trị nông sản an toàn Sơn La.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Central Retail cho hay, hiện nay, tại Hệ thống bán lẻ thực phẩm của Central Retail (GO!, Big C, Tops Market), các sản phẩm của tỉnh Sơn La được khách hàng rất ưa chuộng và được đánh giá khá cao bởi chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo tiêu chuẩn chứng nhận an toàn thực phẩm, VietGAP, GolbalGAP, Organic....
Đã có 60 mặt hàng nông sản các loại của tỉnh Sơn La được bày bán thường xuyên trên kệ hàng của hệ thống 18 siêu thị GO!, Big C, Tops Market khu vực miền Bắc.
Năm 2022 vừa qua, sản lượng sản phẩm nông sản Sơn La tại các siêu thị của Central Retail đạt mức tăng trưởng gấp 20 lần, thậm chí có những mặt hàng như bắp cải tăng trưởng 80 lần.
Có được kết quả trên, là nhờ Sơn La thường xuyên phối hợp với Central Retail tổ chức các sự kiện quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản như: Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La; Tuần lễ dâu tây và nông sản an toàn tỉnh Sơn La; Tuần lễ xoài và nông sản an toàn tỉnh Sơn La…
Tại Lễ khai mạc sự kiện đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận tiêu thụ nông sản của Tập đoàn Central Retail Việt Nam với tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố; Ký kết thoả thuận tiêu thụ nông sản của Tập đoàn Central Retail Việt Nam với các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố.
Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023 sẽ kéo dài liên tục trong 5 ngày (từ ngày 1/6 đến hết ngày 5/6/2023).
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn -
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu -
TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024 -
Hội Nông dân huyện Trực Ninh ra mắt 03 Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
- Hội Nông dân huyện Vũ Quang tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
- Cà Mau: Gần 100 ngàn hội viên hộ nông dân ký cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- 11 đội thi tham gia Hội thi Tuyên truyền viên giỏi tỉnh Bình Phước năm 2024
- An Giang: Tập trung xây dựng hình mẫu “Nông dân 5 mới”
- Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ phát động Quốc gia hưởng ứng chiến dịch “Làm cho Thế giới sạch hơn” năm 2024
- Hà Tĩnh: Hội Nông dân “thổi luồng gió mới” vào chương trình xây dựng nông thôn mới
- Huyện Châu Thành: Hơn 5.000 hội viên cài đặt App Nông dân Việt Nam
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết