Là người Việt, hãy một lần đến với Cà Mau
Là nơi đất liền của Tổ quốc, mang trên mình những nét văn hóa lịch sử của vùng đất mới, đậm chất của người và đất vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long. Bởi thế, Cà Mau rất “riêng” và luôn dang tay rộng mở chào đón những người con ở mọi miền đất nước tìm về.
“Chủ quyền” – hai tiếng thiêng liêng
Chia sẻ tại Hội nghị xúc tiến du lịch do UBND tỉnh Cà Mau tổ chức ngày 26.3.2021, ông Ngô Hoài Chung – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đã xúc động: “Bất cứ người Việt Nam nào, Cà Mau luôn là một địa danh thiêng liêng gần gũi”.
Là người Việt, nhiều người thuộc lòng câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu:
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó Mũi Cà Mau.
Và tự hào hơn, nếu một lần được đặt chân đến vùng đất lãnh thổ nơi địa đầu cực Nam của Tổ quốc. Lãnh thổ của Việt Nam qua từng triều đại, giai đoạn lịch sử luôn có những sự biến đổi phức tạp. Để Tổ quốc có định hình như hôm nay, đã có bao lớp lớp xương máu của tiền nhân mở cõi, bảo vệ và gìn giữ. Gần đây nhất là cuộc chiến tranh giữ nước trước 2 kẻ xâm lược lớn nhất ở thế kỷ 20, khiến hàng triệu đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh để Việt Nam được thống nhất toàn vẹn lãnh thổ từ Bắc tới Nam. Đánh dấu cho sự thiêng liêng hiện hữu đó là cột mốc tọa độ quốc gia GPS 001 (cây số 0) đặt tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Được xây dựng tháng 01/1995, đây là cột mốc đánh dấu vị trí cực Nam của đất nước.
Một điều thú vị đối với nhiều người là vùng đất liền nơi đây mỗi năm có thể lấn ra biển hàng trăm mét. Các cụ cao niên ở đây kể rằng, hàng trăm năm nay do thiên nhiên ưu đãi bằng cách “cây mắm đi trước, cây đước theo sau”, cây mắm mọc rễ đưa lên giữ phù sa cho cây đước sinh sôi lấn dần ra biển, cứ thế Mũi Cà Mau đã tiến ra biển nhiều kilômet theo cách như vậy. Với 3 mặt giáp biển, Mũi Cà Mau cũng là nơi duy nhất trên đất liền của Việt Nam có thể ngắm mặt trời lặn và mọc trên biển.
Do đặc trưng địa hình vùng sông nước, nên những năm trước, du khách đến với Mũi Cà Mau gặp nhiều khó khăn, phải di chuyển bằng nhiều loại phương tiện tàu, xuồng, ca nô, vừa xa và mất nhiều thời gian. Từ năm 2016, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Năm Căn Đất Mũi đã được đưa vào sử dụng nên giao thông đi lại thuận tiện, chỉ cần ngồi xe ô tô, du khách dễ dàng đến thăm Mũi Cà Mau trong thời gian ngắn.
Về nơi đất nở, người mong, sản vật phong phú
Là nơi địa đầu cực Nam của Việt Nam, vùng đất Cà Mau đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn mang đậm nét hoang sơ vốn có mà thiên nhiên ban tặng, cùng những giá trị văn hóa lịch sử của hơn 300 năm hình thành phát triển.
Với bờ biển dài hơn 300km, phía Bắc giáp Kiên Giang, Đông và Nam giáp biển Đông, Tây giáp Vịnh Thái Lan với cụm đảo đẹp, hoang sơ như Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc nên Cà Mau có hệ sinh thái ngập mặn lớn thứ 2 thế giới sau rừng ngập mặn Amazone. Nổi tiếng có khu Ramsar thứ 2088 của thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới ở vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
Không những thế, Cà Mau còn tồn tại song song một hệ sinh thái nước ngọt đa dạng với khu rừng U Minh hạ rộng hàng chục ngàn héc-ta vẫn còn nguyên thủy, nuôi giữ hàng trăm loài động vật đa dạng phong phú đặc trưng của vùng nước ngọt Đồng bằng Sông Cửu Long trù phú.
300 năm hình thành phát triển, con người Cà Mau đã hình thành nên phong cách đậm chất Nam bộ hào sảng, hiếu khách. Nhưng sẵn sàng tranh đấu đến cùng để bảo vệ gấm vóc non sông. Tại Hòn Khoai, vẫn còn đậm dấu ấn về chiến tích oai hùng của thầy giáo Phan Ngọc Hiển thời đánh Tây hay những đoàn quân giải phóng anh hùng oằn mình trong những cánh rừng thời kháng chiến, hứng chịu những trận bom napan của Mỹ qua 3 lần địch “nhổ cỏ U Minh”. Đặc biệt là chiến công oanh liệt kiêu hùng đậm chất kinh điển trong giới phản gián thế giới của lực lượng An Ninh Việt Nam ở chuyên án CM12 tại Hòn Đá Bạc.
Không những thế, khách du lịch sẽ còn được nếm những sản vật đặc trưng của Cà Mau, để cảm nhận sự khác biệt với những nơi khác mà thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng như mắm ba khía Rạch Gốc, mật ong rừng U Minh, ốc len, cá thòi lòi Đất Mũi…, nhất là món cua Năm Căn và lẩu mắm U Minh, tôm khô Cà Mau và mật ong rừng U Minh – Đây là 4 món ăn đặc sản lọt Top 100 món ăn, 100 món đặc sản của Việt Nam vừa được Hiệp hội kỷ lục Việt Nam công nhận vào tháng 2/2021.
Cà Mau hội đủ tiềm năng phát triển du lịch
Ông Trương Quốc Hùng Chủ tịch Câu lạc bộ lữ hành Unesco Hà Nội: Cà Mau dù là tỉnh xa nhất của cả nước, giao thông chủ yếu là đường bộ nhưng có nhiều lợi thế về du lịch. Khi thời gian qua mặc dù có 4 chuyến bay/ tuần nhưng vẫn đạt 1,6 triệu du khách/năm. Nên nếu có sản phẩm du lịch tốt, đẩy nhanh sớm phát triển vận tải hàng không, vận tải hàng hải Cà Mau sẽ tăng mạnh đột biến về số lượng du khách, nhất là khách nội địa. Còn Bà Lê Thị Nga, Phó Giám đốc kinh doanh khu vực phía Nam Bamboo Airways nhấn mạnh, nếu có sự chuẩn bị liên kết tốt của địa phương, Bamboo Airways sẽ là một liên kết tốt để đưa khách từ Hà Nội, Hải Phòng, Côn Đảo, Cần Thơ về Cà Mau. Trước mắt sẽ khảo sát cơ sở vật chất tuyến đường bay thẳng từ Hà Nội đi Cà Mau.
Ông Ngô Hoài Chung – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam: Đất và người Cà Mau mang đậm chất Nam bộ đặc trưng, được thể hiện trong tác phẩm Đất Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Đó là một thế mạnh riêng biệt độc đáo của Cà Mau để ngành Du lịch phát triển. Nên cần có những chiến lược sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh mang tính đón đầu. Liên kết vùng liên kết thị trường để ngành Du lịch Cà Mau trở thành kinh tế mũi nhọn.
Ông Trần Hồng Quân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau: Để phát triển du lịch xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định số 744/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030. Theo đó, sẽ tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch bảo tồn, phát triển Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau; Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh hạ; phát triển du lịch Cụm đảo Hòn Khoai; Hòn Đá Bạc, Bãi Khai Long… Ngoài ra, sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để tăng khả năng tiếp cận tài nguyên du lịch, đặc biệt tại các địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh; cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho ngành Du lịch vận hành và phát triển phù hợp với xu thế chung của khu vực và cả nước; trong đó tập trung bảo vệ và tôn tạo tài nguyên môi trường và những giá trị văn hoá sinh thái đặc thù của tỉnh. Có kế hoạch cụ thể để xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược tham gia các dự án du lịch, khu vui chơi giải trí… mang tính động lực để thúc đẩy phát triển du lịch.
Hoàng Quân.
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau” -
Lâm Đồng: Công nhận 3 mô hình điểm với sản phẩm là du lịch canh nông -
Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
Hà Nội phát triển du lịch làng nghề, gắn kết sản phẩm thủ công mỹ nghệ
- Đặc sắc “Ngôi nhà ngô” ở Mù Căng Chải
- Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. HCM - ITE HCMC và Hội chợ triển lãm quốc tế quà tặng, quà lưu niệm TP. HCM
- Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo
- Korea MICE Roadshow và mục tiêu đưa 5 triệu lượt khách Hàn Quốc đến Việt Nam năm 2024
- Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn ở huyện miền núi Vũ Quang
- Bình Định ban hành quy định chính sách để thu hút khách du lịch MICE
- Về “miền quê cổ tích” Ngọc Chiến trải nghiệm điểm du lịch cộng đồng đạt hạng OCOP 4 sao
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máyNhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực.
-
Thủ tướng: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con sốSáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
-
Phát huy giá trị di sản 'Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt'Ngày 7/12, tại Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kì 2024-2027.
-
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vữngKết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản.
-
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dânXác định công tác chuyển đổi số có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
-
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung raKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”Chiều 6/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Họp báo công bố chương trình Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”.
-
Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia LaiNhiều đặc sản của Gia Lai như cà phê, hồ tiêu, mật ong đã đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua thương mại điện tử. Sự kết hợp giữa phương thức thương mại truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng đi bền vững cho nông sản Gia Lai.
-
Bài cuối: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luậtThời gian qua, tỉnh Sơn La đã đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật gắn với đời sống bà con các dân tộc thiểu số, qua đó, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội