Lào Cai đưa dược liệu thành cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp
Tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2030, cây dược liệu sẽ đạt 3.700ha, sản lượng khoảng 16.000-17.000 tấn/năm, 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn GACP-WHO.
Đánh giá, tiềm năng và cơ hội phát triển dược liệu của Lào Cai là rất lớn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đăt mục tiêu đến năm 2030, cây dược liệu trở thành cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp Lào Cai.
Tỉnh tập trung khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, phát triển mở rộng diện tích cây dược liệu hàng năm và dược liệu dưới tán rừng trồng thành vùng nguyên liệu hàng hóa.
Tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2030, diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế trên địa bàn tỉnh lên 22 chủng loại chính với diện tích đạt 3.700ha, sản lượng đạt khoảng 16.000-17.000 tấn/năm; 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).
Đồng thời, địa phương nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu 100% sản lượng cây dược liệu được tổ chức theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thụ và chế biến sản phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, nửa đầu năm 2021, Lào Cai tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích, sản lượng cây dược liệu với 536ha trồng mới; đạt sản lượng 9.116 tấn, giá trị ước đạt trên 200 tỷ đồng.
Cây dược liệu mang về hàng trăm tỷ đồng cho nông dân Lào Cai trong nửa đầu năm 2021 bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Với chủ trương chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp an sinh sang phát triển nông nghiệp hàng hóa, bất chấp đại dịch diễn biến phức tạp, giá trị một số cây trồng tăng từ 10-15% do có đầu tư chế biến, xuất khẩu và tăng giá trị thông qua các mô hình phát triển nông nghiệp.
Ngoài ra, để đảm bảo tính bền vững trong sản xuất, hiện nay, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chuyển từ hợp đồng nguyên tắc sang ký hợp đồng liên kết sản xuất tiêu thụ dược liệu với doanh nghiệp.
Trong những năm qua, sản xuất dược liệu ở Lào Cai đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Diện tích trồng các loại cây dược liệu chính đạt 2.300ha, tăng 2,5 lần so với năm 2016, thu nhập bình quân đạt từ 120-150 triệu đồng/ha, tăng 25% so với năm 2016.
Vùng sản xuất dược liệu đã được tăng cường ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng. Hiện có 4 cây dược liệu được Bộ Y tế đánh giá công nhận đạt các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc.”
Có 8 sản phẩm dược liệu được công nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao. Nhiều sản phẩm là đặc trưng của Lào Cai phục vụ khách du lịch như cao atiso Sa Pa, chè dây, giảo cổ lam, tam thất, thuốc tắm người Dao đỏ.
Cây dược liệu của tỉnh Lào Cai đã dần xây dựng được thương hiệu đối với người tiêu dùng trong nước./.
(Theo vietnam+)
-
TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp -
TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch -
Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025 -
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
- Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam
- Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD
- Tây Ninh: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là ngành Chăn nuôi
- Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số
- Ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng
- Nông sản Việt vươn xa nhờ liên kết chuỗi giá trị
- Cách “phục sức” tối ưu cho cây có múi sau thời kỳ nuôi quả bằng phân bón Văn Điển
-
Hội Nông dân tỉnh Bến Tre tổ chức ra mắt “Câu lạc bộ 5 nhà”Sáng ngày 2/11/2024 tại khu du lịch Làng Xanh tỉnh Bến Tre, Hội nông dân tỉnh đã có buổi ra mắt Câu lạc bộ (CLB) 5 nhà gồm Nhà nước – Nhà nông – Nhà báo - Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và phát động phong trào đóng góp để phát triển “Quỹ hỗ trợ nông dân” trên địa bàn tỉnh.
-
Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc(Tapchinongthonmoi.vn) – Được xem là vùng “rốn lũ” của miền Trung, việc bảo vệ thành quả nông thôn mới (NTM) với Hà Tĩnh cũng chẳng khác hành trình xây dựng đầy gian nan, đích đến càng cao lại nhiều thách thức. Chính vì lẽ đó, người dân nơi đây xem thiên tai như là sự thử thách sinh tồn, để rồi trong gian khó tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên hiện diện càng rõ hơn và được ví như “điểm tựa” để vượt qua.
-
TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợpNgày 1/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP. Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, chủ trì hội nghị.
-
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóaThời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được nhiều câu lạc bộ (CLB) bảo tồn những làn điệu dân ca các dân tộc, thu hút được sự quan tâm của người dân ở nhiều lứa tuổi.
-
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hươngTỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây NinhNgày 01/11, tại tỉnh Tây Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Lễ trao nhà Đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Bọt, sinh năm 1953 là hội viên nông dân cư ngụ tại ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệuMột trong những mặt hàng điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản là sầu riêng. Việt Nam và Trung Quốc lại vừa ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra dư địa xuất khẩu rất lớn cho sản phẩm này.
-
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phóTừ ngày 3 - 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
-
Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của HộiSáng ngày 1/11/2024, tại hội trường Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
-
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn)- Tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh đã ký công nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2024.
-
1 Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
2 Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng" -
3 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay