Lễ mừng lúa mới của người Jrai: Lòng biết ơn mẹ thiên nhiên
Dân tộc Jrai là một trong 54 dân tộc Việt Nam. Trải qua bao nhiều thăng trầm, biến thiên của lịch sử, đồng bào vẫn giữ được nhiều sinh hoạt văn hóa hết sức riêng biệt và đặc sắc. Trong đó, lễ mừng lúa mới có ý nghĩa quan trọng để tạ ơn các vị Thần đã cho buôn làng có được một mùa vụ no đủ.
Từ bao đời nay, mỗi năm khi mùa màng đã đến kỳ thu hoạch, khi rượu trong ché đã nồng đượm thơm men cũng là lúc lễ mừng lúa mới của người Jrai (hay Gia Rai) ở Tây Nguyên được tổ chức với ý nghĩa quan trọng. Theo các già làng, lễ cúng này để xin các vị Thần (7 vị Thần: Thần Đất, Thần Trời, Thần Nước, Thần Nuôi dưỡng, Thần Che chở, Thần Bảo vệ và Thần Lúa) phù hộ cho gia đình, dòng tộc và cả bản làng được bình an. Đây cũng là dịp để tạ ơn các vị Thần đã che chở cho dân làng mùa màng tốt tươi từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch.
Với tâm hồn mộc mạc, bình dị, người Jrai cho rằng vạn vật đều hữu linh và các vị thần linh cũng có đời sống tình cảm như con người. Do đó nếu như biết ơn, dâng cúng với một tấm lòng thành kính với lễ vật đầy đủ thì sẽ được các bậc ơn trên, thần linh che chở. Từ quan niệm đó, lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên được tổ chức đều đặn hằng năm và cũng trở thành một nét đẹp văn hoá độc đáo của người dân nơi đây.
Theo phong tục của người Jrai, lễ cúng mừng lúa mới được chia thành hai phần rõ rệt: phần lễ và phần hội. 3 hoạt động chính gồm: cúng lúa mới tại rẫy, cúng tại kho lúa và cúng tại nhà chủ lúa. Trước khi tổ chức lễ tại nhà, người Jrai tiến hành cúng lúa mới tại rẫy. Lễ vật cho buổi lễ cúng ở rẫy chủ yếu là rượu, gà và đặc biệt là phải có một cái chén để đựng rượu bằng đồng.
Để nghi lễ được diễn ra suôn sẻ, ngay từ sáng sớm chủ nhà cùng các thành viên và thầy cúng ra ruộng chuẩn bị kỹ lưỡng lễ vật để làm nghi thức cúng hồn lúa tại rẫy. Đối với người Jrai, chủ lễ thường là người bác cả của dòng họ. Bởi đây là người có vai trò và vị trí quan trọng trong hệ thống thần tộc, là người lớn tuổi có kiến thức và uy tín của dòng họ.
Trong lúc khấn thầy cúng sẽ làm động tác chạm 7 lần vào chén rượu đồng và cầu khấn 7 vị thần cho lúa mau chín, cho lúa thơm ngon. Đặc biệt, sau mỗi lời khấn các thành niên nam nữ khỏe mạnh sẽ nhẹ nhàng vuốt từng bông lúa, không làm cây lúa bị đau, không phạm đến các thần. Người Jrai tin rằng có như vậy mùa vụ năm ấy mới tốt tươi bội thu.
Khi dâng cúng xong, phong tục của người Jrai vẫn theo chế độ mẫu hệ, nên người được mời rượu đầu tiên là người phụ nữ, đầu tiên là vợ và mẹ vợ chủ lúa, rồi tiếp theo là chủ lúa và anh của vợ chủ lúa. Sau đó lần lượt khách đến dự từ lớn đến nhỏ cùng uống rượu. Cũng như bao lễ nghi khác trong năm, nghi lễ cúng lúa mới ngoài rẫy người Jrai cũng mời anh em, bạn bè đến càng đông càng tốt để chung vui cùng cầu may mắn bình an, no đủ.
Sau khi lễ cúng tại rẫy xong, tất cả nam nữ cùng nhau thực hiện việc tuốt lúa để đưa cất vào chòi lúa và kết thúc phần cúng ở ngoài rẫy, chuẩn bị cho lễ cúng mừng lúa mới tại nhà. Lễ vật cúng tại nhà sẽ cầu kỳ hơn gồm gà, lợn, cây nêu, 1 thúng lúa, rồi cả những vật dụng như nia, liềm, gùi, thúng... Và không thể thiếu 3 ché rượu, 1 ché để cúng Thần linh, 1 ché dành cho bác cả của dòng họ và 1 ché để cảm ơn thầy cúng.
Có một điều đặc biệt là trong lễ mừng lúa mới, trước khi lúa được đưa vào kho người Jrai sẽ tiến hành cúng kho lúa hay còn gọi là rước hồn lúa vào kho. Kho lúa như một ngôi nhà sàn thu nhỏ, có diện tích chừng 10 mét vuông được làm bằng ván trụ gỗ, mái tranh kín đáo, tránh mưa nắng và ngăn các loài chim, sóc, chuột chui vào phá hoại. Kho lúa có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của đồng bào Jrai. Vì thế, việc làm kho lúa được người Jrai đặc biệt quan tâm.
Theo quan niệm của người Jarai, bông lúa tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển, hạt gạo mang đến sự no ấm yên vui cho cuộc sống con người. Lúa tốt thì đời sống con người sung túc đủ đầy. Chính vì vậy, con người có nhà để trú ngụ thì lúa cũng phải có kho để ở. Nếu gia đình nào không có kho để đựng lúa thóc sẽ bị Giàng trách phạt, không được ban tặng sự no đủ. Cũng xuất phát từ đó, lễ cúng kho lúa cũng đặc biệt được coi trọng như đối với nhà ở.
Đối với lễ cúng lúa mới tại nhà cũng được tiến hành tương tự như ở ngoài rẫy. Sau đó là lễ giã gạo nấu cơm. Việc giã gạo từ lúa mới thường được các cô gái đảm nhiệm. Trong quá trình các cô gái giã gạo, các chàng trai có động tác vỗ đinh bương làm nhịp tạo ra không khí vui vẻ, để các cô gái quên đi mệt mỏi cũng như làm cho ngày lễ thêm phần vui tươi.
Trong ngày mừng lúa mới, gia chủ cũng phải chuẩn bị thêm nhiều đồ ăn thức uống để thết đãi khách mời. Tuy nhiên, các vị khách thường đều mang theo một ít thịt rượu để đến góp vui, cầu may mắn.
Kết thúc phần nghi lễ, mọi người cùng nhau ăn uống trò chuyện thâu đêm suốt sáng. Lúc này, tiếng chiêng tiếng trống cùng ngân vang, buôn làng cùng nhau vui hát. Mọi người cùng hòa trong điệu múa xoang xoay vòng và những điệu dân ca dân vũ.
Ngoài ý nghĩa tâm linh, lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên còn là dịp để cộng đồng, buôn làng lưu giữ những kết nối tình cảm, gắn bó với nhau, bởi đó không còn là việc riêng của mỗi gia đình mà là việc chung của cả buôn làng.
Theo VOV
-
Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10 -
Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa -
Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam -
Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024
- Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới
- Đặc sắc Lễ mừng Cơm mới của người Khơ Mú Lai Châu chào mừng Tết Độc lập 2/9
- Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian
- Thủ tướng: Phát triển công nghiệp văn hóa cần sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp
- Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Địa chất quốc tế
- Người tâm huyết với nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer
- Tuần Văn hoá du lịch “Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu” sẽ diễn ra từ ngày 28/8 đến ngày 4/9/2024
-
Xã Tam Mỹ Đông “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) – Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo của xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đưa địa phương này trở thành khu vực có hạ tầng nông thôn hiện đại, kinh tế phát triển và cuộc sống của người dân sung túc.
-
70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Khẳng định bản lĩnh và trí tuệ Việt NamHà Nội tự hào là thành phố duy nhất ở châu Á-Thái Bình Dương được trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình;” Thủ đô được UNESCO ghi danh tham gia “Mạng lưới Thành phố sáng tạo” toàn cầu năm 2019.
-
Quảng Ngãi tổ chức phiên chợ kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP miền núiMới đây, lần đầu tiên Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức phiên chợ giới thiệu, quảng bá nông sản và sản phẩm OCOP ở các huyện miền núi trong tỉnh tại thành phố Quảng Ngãi. Hoạt động này nhằm giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.
-
Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tếNhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La không chỉ giải được bài toán nông sản “được mùa mất giá”, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn đưa thương hiệu nhãn Sông Mã ghi danh trên bản đồ nông sản thế giới.
-
Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên Top 4 cả nước về GRDP(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp; kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến đột phá hơn so với cùng kỳ năm 2023, có 13/14 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024.
-
TP. Hồ Chí Minh: Tuyên dương 17 gương “Nông dân tiêu biểu” và 26 “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 9/10, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM) đã khai mạc Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 2 năm 2024 với gần 150 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp từ TP. HCM và các tỉnh. Đây là hoạt động do Hội nông dân (HND) TP. HCM tổ chức nhằm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024).
-
Phát huy giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua triển lãm sách 70 năm giải phóng Thủ đôTrong không khí mùa thu lịch sử, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, sáng 9/10, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
-
Trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đôTại Lễ tuyên dương Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2024, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định thu hút trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô.
-
Hà Nội - Dấu ấn 25 năm Thành phố vì Hòa bìnhNgày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”. 25 năm trôi qua, Hà Nội đã không ngừng phát triển, mạnh mẽ vươn lên, đạt những thành tựu đáng tự hào, không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
-
Ứng dụng khoa học công nghệ, nông dân Yên Châu đưa nông sản địa phương vươn xaNhờ chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số và bắt nhịp được xu hướng thị trường, hợp tác xã Tây Bắc (bản Huổi Hẹ, xã Viêng Lán, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đã đưa thương hiệu “Tỏi đen Yên Châu” cùng nhiều nông sản bản địa khác “ghi danh” trên thị trường.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
5 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang