Ngọn lửa bên sông
Tháng 11 năm 1969, là trợ lý dân vận của ban Chính trị Trung đoàn, tôi được giao nhiệm vụ phối hợp với ban Dân vận của tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) về huyện Gò Quao nắm tình hình, xây dựng cơ sở cách mạng trong dân, chuẩn bị cho hoạt động mùa khô của đơn vị sắp tới. Chúng tôi đi có giao liên dẫn đường.
Theo kế hoạch, đêm hôm đó chúng tôi từ Rạch Thầy Ngươn (xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Thuận) - nơi có vài ấp mới được giải phóng, vượt qua bốn con rạch và một cánh đồng trống để đến bờ sông Cái Lớn. Từ đây, khoảng mười giờ đêm trở đi, nếu bên sông có ánh lửa là chúng tôi sẽ xuống qua bên đó. Bờ sông bên đó thuộc xã Thụy Liếu, huyện Gò Quao - nơi chính quyền Sài Gòn chiếm đóng với rất nhiều đồn bốt.
Khoảng hơn 21 giờ chúng tôi đã đến bờ sông Cái Lớn. Như vậy phải chờ vài tiếng nữa mới đến giờ hẹn. Chúng tôi tản ra dọc theo bờ sông đề phòng pháo địch bất ngờ bắn tới.
Trời càng về khuya càng yên tĩnh, tôi nghe rõ tiếng pháo bắn cầm canh từ chi khu Gò Quao vọng lại. Một quả pháo sáng từ đồn bên sông bắn lên treo lơ lửng trên không trung soi rõ cả một vùng sông nước. Rồi bóng tối khép lại.
Bỗng từ bên sông một ánh lửa loé lên, rồi một ngọn lửa mỗi lúc một to, một cao. Cô giao liên lưng đeo bồng, vai khoác khẩu AK đi đến từng người nhắc nhở: “Các đồng chí chuẩn bị xuống xuồng, qua sông”.
Cô vừa quan sát ngọn lửa bên sông, miệng lẩm bẩm:
- Sao bữa nay lại đốt lửa sớm vậy ta? Mọi bữa thường là phải hơn mười giờ đêm cơ mà!
Ngọn lửa mỗi lúc một bốc cao, soi rõ cả đám dừa nước bên kia sông. Bỗng có tiếng la lớn:
- Bên này có địch! Bên này có địch! Bên này…
Tiếng kêu loang ra mặt sông trong đêm yên tĩnh, chúng tôi nghe rất rõ.
Tiếng kêu im bặt bởi những loạt đạn nổ chát chúa. Rồi từng loạt đạn từ bên sông bắn về phía chúng tôi. Theo lệnh của cô giao liên, tất cả chúng tôi nằm sau những mô đất và gốc dừa để tránh đạn thẳng. Bỗng mặt sông sáng loà: Tiếng máy tàu chiến nổ ầm ầm rền vang cả một khúc sông. Thì ra hai chiếc tàu chiến của địch, chúng tắt máy thả trôi phục kích trên sông, giờ chúng bật đèn pha và bắn như vãi đạn vào những vạt dừa nước hai bên bờ sông. Một quả đạn cối bay vèo qua đầu rồi nổ chát chúa cách chỗ chúng tôi khoảng chừng trăm mét. Rất may là chúng tôi rời bến sông an toàn. Nếu không có tiếng la bên sông, chúng tôi khó lòng sống sót khi vượt sông tối đó.
Câu chuyện về người la lớn bên sông, báo cho chúng tôi bên ấy có địch sẽ bị lãng quên trước bao sự kiện diễn ra dồn dập bởi vì chiến tranh… nếu như sau đó gần một năm tôi không tình cờ gặp được nhân chứng sống về việc này.
Tháng 10 năm 1970, tôi về Đại đội 2,Tiểu đoàn 207 - Bộ đội địa phương tỉnh Rạch Giá (nay là Kiên Giang) để tìm hiểu về thành tích chiến đấu của tân binh Huỳnh Văn Đém. Năm đó Đém chưa đầy 16 tuổi. Cậu có nước da ngăm đen, mái tóc đỏ quạch vì nắng gió. Đặc biệt Đém có đôi mắt rất sáng trên khuôn mặt đầy vẻ cương nghị. Đém rất ít nói. Tôi làm quen với Đém bằng cách đưa gói thuốc rê mời cậu ta hút.
- Tôi không hút thuốc! Đém trả lời.
Đây là điều lạ với tôi. Bởi lẽ, đã là con trai đất Nam bộ, khi đã biết cầm cây phản phát cỏ cấy lúa thì gần như 100% đều biết vấn thuốc sâu kén để hút.
- Sao không hút vậy? Tôi hỏi.
- Nhìn thấy thuốc là nhớ nội lắm! Đém trả lời.
Sau một thoáng im lặng, Đém kể cho tôi nghe về trường hợp hy sinh của ông nội cậu:
- Nội tôi quê ở huyện Châu Thành tỉnh Rạch Giá, nhưng tổ chức đưa ông về Thụy Liễn huyện Gò Quao công tác. Hàng ngày, nội và tôi thả vịt trên đồng, tối lại lùa về quanh chiếc lán được cất ngay bên bờ sông Cái Lớn - nơi mà đêm đêm bộ đội và du kích thường qua lại bên sông này. Ông cháu tôi làm nghề chăn vịt để che mắt địch, còn nhiệm vụ chính là cảnh giới cho “đằng mình” qua lại bến sông này.
Bữa đó, cũng như mọi hôm, sau một ngày chăn vịt trên đồng, ông cháu tôi lùa vịt về khu lán. Hôm đó nội bảo ăn cơm sớm hơn mọi ngày vì tối có việc quan trọng. Ăn xong, ông cầm chiếc áo lên rồi lần tìm gói thuốc rê. Gói thuốc chỉ còn ít sợi. Nội bảo: - Bay vô ấp kiếm cho nội bịch thuốc nghe! Lúc đó đã gần chín giờ tối, tôi rời lán, băng qua cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ để đến ấp mua thuốc cho ông.
Mua thuốc xong, tôi đang định hỏi mua thêm gói trà và lọ dầu gió thì nhìn thấy có ánh lửa nơi bến sông. Linh tính báo cho tôi việc chẳng lành. Tôi cầm bịch thuốc và chạy thục mạng về bến sông. Ngọn lửa mỗi lúc một cao. Vừa chạy tôi vừa nghĩ: “Sao đêm nay nội lại đốt lửa sớm vậy?” Năm phút, rồi bảy phút. Bỗng từng loạt đạn nổ inh tai. Khi chỉ còn cách lán một đoạn rất gần, tôi phải nằm phía sau bờ ruộng để nghe ngóng. Tôi nghe rõ tiếng bọn lính quát tháo. Một thằng có lẽ là chỉ huy, chửi thề:
- Đ.m! Nó la lớn vậy, bên kia sông bọn Việt Cộng chạy hết rồi. Phục kích c.m gì nữa! Về tụi bay!
Đạn bay chíu chíu qua đầu tôi. Trên sông, hai chiếc tàu chiến rọi đèn pha và bắn từng loạt đạn liên tiếp cả về hai phía bờ sông. Ngọn lửa bắt đầu lụi dần. Qua ánh đèn pha của tàu chiến tôi thấy bọn lính đang rời bến sông trở về đồn. Tôi bật dậy chạy về lán. Trước mắt tôi, chiếc lán đã bị chúng phá tan tành. Không thấy nội đâu. Tôi chạy ra bến sông. Tôi rụng rời chân tay khi thấy nội nằm nghiêng trên vũng máu. Tôi chỉ biết gào lên trong tuyệt vọng. Thì ra chúng đã bắn ông khi ông la lớn báo cho mọi người bên sông đừng sang nữa!
Du kích và bà con cô bác trong ấp đã đến đưa nội tôi đi mai táng. Trước khi xa ông, tôi cầm bịch thuốc để trên mộ và lòng thầm hứa sẽ trả thù cho ông! Sau đó tôi vào đơn vị Tiểu đoàn 207 này chiến đấu cho đến hôm nay. Sự hi sinh của ông nội Đém đã trở thành động lực để Huỳnh Văn Đém sống và chiến đấu cùng Tiểu đoàn 207 tiến về giải phóng quê hương trong ngày toàn thắng.
-
“Thực là một đội quân kỳ lạ” -
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du khách -
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức người dân Lào -
Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương, chế độ và trợ cấp theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP
- Bài 3: Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
- Bài 2: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
- Bài 1: Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước
- Tự hào 94 năm ngành Tuyên giáo!
- 70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình
- Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Cuộc hành trình thay đổi vận mệnh dân tộc
- Bài học lớn nhất từ Hiệp định Geneve 1954 là tinh thần độc lập, tự chủ
-
Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm y tế áp dụng năm 2025Ngày 1/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
-
Vì sao du lịch Việt vẫn chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?Theo các chuyên gia trong ngành, giờ đây thế giới đã “là một thế giới khác.” Những bất cập khó tháo gỡ đã khiến du lịch Việt Nam chưa thể tạo sức bật trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
-
Trái bưởi da xanh giá tăng cao, nhà vườn phấn khởiHiện nay, nhiều loại trái cây ở tỉnh Bến Tre tăng giá, hút hàng. Trong đó, trái bưởi da xanh do chất lượng cao, xuất khẩu mạnh nên giá tăng đột biến.
-
Huyện Văn Yên (Yên Bái) và huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mớiNgày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Tân Chủ tịch UBND tinh Bắc Giang 45 tuổiNgày 2.1, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức kỳ họp lần thứ 23 để quyết định một số nội dung liên quan đến công tác cán bộ thuộc thẩm quyền. Theo đó, ông Nguyễn Việt Oanh 45 tuổi, Phó Bí thư Tỉnh ủy, trúng cử chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Công nhận 33 bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
-
Quất cảnh Hội An nhộn nhịp vào mùa TếtNhững ngày này, người trồng quất cảnh ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khẩn trương chăm sóc, chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm hiện tại, hơn 80% số quất cảnh chơi tết đã được thương lái đến tận vườn đặt mua.
-
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới nâng caoPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1695/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc công nhận huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
-
Huế công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025Ngày 1/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức Lễ Công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.
-
Ngày đầu áp dụng mức xử phạt vi phạm mới, nhiều tài xế hối hận vì vi phạmNgày 1/1/2025, ngày đầu áp dụng Nghị định 168, cảnh sát giao thông lập biên bản một số trường hợp vi phạm với mức xử phạt mới. Nhiều người vi phạm ân hận, xót xa khi nộp phạt.
-
1 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao