Người Cơ Tu vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng
Làng du lịch cộng đồng ĐhRôồng ở xã Tà Lu, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đi vào hoạt động năm 2019, có 35 hộ tham gia với hơn 82 lao động làm việc thường xuyên.
Trước đây, cuộc sống của đồng bào Cơ Tu nơi đây chủ yếu nhờ vào làm rẫy, đời sống khó khăn. Từ khi tham làm du lịch cộng đồng, bà con có thêm thu nhập, cuộc sống ổn định hơn.
Chị Briu Thị Hạnh, thành viên Tổ dệt thổ cẩm, làng du lịch cộng đồng ĐhRôồng cho biết, ngày trước, thổ cẩm dệt ra chỉ để dùng trong gia đình, bây giờ phục vụ khách du lịch mua làm quà nên cuộc sống của bà con đã đổi thay.
Theo chị Briu Thị Hạnh, một tấm khố dệt bán ra thị trường có giá từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng, váy ngắn 500 nghìn đồng, tấm choàng đôi 1,2 triệu đồng. Ngoài tham gia tổ dệt thổ cẩm, chị Hạnh còn nằm trong đội ẩm thực và đội văn nghệ phục vụ khách du lịch:
“Khách du lịch tới hỏi mua thì mình bán, ai cần váy áo họ đi vào nhà mình họ mua. Nhóm có 35 chị em. Ví dụ khăn choàng cổ mình bán 250.000 đồng cái. Sản phẩm này được công nhận là sản phẩm O.COP rồi, túi đựng điện thoại, túi đựng bút, nói chung nhiều sản phẩm.”-Chị Hạnh cho biết.
Làng ĐhRôồng, xã Tà Lu, huyện miền núi Đông Giang chủ yếu là đồng bào Cơ Tu. Ông Blinh Trao, Chủ tịch UBND xã Tà Lu cho rằng: Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch tới tham quan, trải nghiêm ngày càng nhiều.
Du khách lưu trú tại đây được thưởng thức các món ăn dân dã và tham gia sinh hoạt văn hoá cộng đồng với những nhạc cụ, vũ điệu dân gian của người Cơ Tu.
Ngoài ra, khách du lịch có dịp tìm hiểu nghề đan lát mây tre, dệt thổ cẩm, nói lý, hát lý, múa cồng chiêng. Theo ông Blinh Trao, nhờ làm du lịch, đời sống của đồng bào khấm khá hơn.
“Khu du lịch sinh thái cổng trời Đông Giang đi vào hoạt động, lượng khách du lịch đến tham quan đông hơn. Khách đến đây chủ yếu trải nghiệm hát lý, nói lý và múa trồng chiêng, thưởng thức ẩm thực và tắm suối. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục khôi phục duy trì làng nghề truyền thống như đan lát, mây tre và dệt thổ cẩm, nghề rèn để hu hút khách tới tham quan ngày càng nhiều hơn.”
Riêng huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam hiện có các làng du lịch cộng đồng Bhơ Hôồng ở xã Sông Kôn, Đhrôồng ở xã Tà Lu. Việc khôi phục các làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng đã góp phần tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho bà con Cơ Tu. Sản phẩm của người Cơ Tu làm ra trở thành mặt hàng lưu niệm ưa thích của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
“Địa phương quyết tâm bảo tồn, phát huy yếu tố của làng nghề và chú trọng phát triển nghề thủ công, thế mạnh của huyện có giá trị kinh tế cao như dệt thổ cẩm, mộc mỹ nghệ, sản phẩm mây tre đan, rượu cần…Huyện cũng hỗ trợ làng nghề thành lập HTX, liên kết với doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Huyện vận dụng các chính sách khuyến khích của nhà nước để hỗ trợ làng nghề và phục hồi những làng nghề truyền thống độc đáo, thành sản phẩm du lịch cộng đồng, hướng tới du lịch xanh thân thiện môi trường.”- Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho hay.
Tỉnh Quảng Nam hiện có 35 điểm du lịch sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống cộng đồng ở khu vực nông thôn, các huyện miền núi. Tỉnh Quảng Nam cũng có nhiều chính sách hỗ trợ các làng du lịch như: tăng cường liên kết với các doanh nghiêp, công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để thu hút khách tham quan.
“Tỉnh Quảng Nam rất chủ trọng phát triển du lịch miền núi. Hiện nay, tỉnh khuyến khích phát triển mô hình du lịch cộng đồng, những làng nghề du lịch và du lịch nông thôn. Có những chủ trương chỉ đạo các địa phương là phải hỗ trợ bằng nhiều cơ chế, chính sách cho du lịch cộng đồng ở nông thôn này. Gắn kết giữa Hội An và Mỹ Sơn và du lịch miền biển của Quảng Nam. Tin rằng với phát triển du lịch nông thôn có sự kết hợp giao thoa với nhau, đem lại giá trị cao cho cho chính những người làm du lịch cộng đồng ở vùng núi tỉnh Quảng Nam” - ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định./.
Theo VOV
-
Đồng Tháp: Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới -
Giữ gìn bản sắc để phát triển du lịch -
Du lịch phát triển theo gợi mở của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -
Đình Trà Cổ: Ngôi đình thiêng nơi miền đất phên giậu quốc gia
- Đẹp ngỡ ngàng mùa nước đổ ở Mù Căng Chải
- Phát triển du lịch cộng đồng – hướng đi mới ở Tịnh Khê
- Hoa ban đua nở, mời gọi du khách đến với Điện Biên
- Du lịch Việt phục vụ 10,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Nguyên Đán
- Gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản Tràng An
- Phát triển du lịch nông thôn chính là tối ưu hoá giá trị đất đai và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội
- Độc đáo chợ San Thàng - bức tranh văn hóa rực rỡ của Lai Châu
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giaoNgày 22/11, tại tỉnh Hậu Giang, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (HNDN) đã tổ chức Hội nghị giao ban tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024 của 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5. Năm 2024, các tỉnh, thành trong Cụm cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao, nhiều nơi có chỉ tiêu vượt so với kế hoạch.
-
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du kháchNhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách (trong nước và quốc tế) đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh