Tận dụng tối đa tiềm năng để phát triển du lịch tại Cà Mau
Xác định sản phẩm du lịch là then chốt
Các địa phương đã triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện, kế hoạch phối hợp để phát triển du lịch phù hợp với lợi thế, tiềm năng của từng địa phương, phát triển các ngành dịch vụ và công nghệ phụ trợ du lịch, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch.
Trong năm 2024, tổng lượt khách đến Cà Mau là hơn 2,1 triệu lượt, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2023 (hơn 2 triệu lượt khách); tổng thu ước đạt 3.080 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023 (2.908 tỷ đồng). Để đạt được những con số tăng trưởng ấn tưởng này, UBND tỉnh Cà Mau đã kịp thời chỉ đạo, ban hành các kế hoạch, chương trình cụ thể để phát triển du lịch. Xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Cà Mau, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bám sát các nghị quyết, chỉ thị, quy hoạch chiến lược của Trung ương, của tỉnh để kịp thời cụ thể hóa triển khai thực hiện.
Trong năm 2024, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện trong năm như: Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2024”; Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Cà Mau năm 2024; Chương trình Xúc tiến du lịch năm 2024; Kế hoạch triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Cà Mau với TP. HCM và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); các Quyết định công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có áp dụng thực hiện quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và triển khai các hoạt động về du lịch; đôn đốc các địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch; nâng cao ý thức và trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch bền vững, đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch; xây dựng phong cách ứng xử văn minh, thái độ cởi mở, thân thiện đối với khách du lịch. Tỉnh đã vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tích cực tham gia xây dựng hình ảnh về du lịch Cà Mau là điểm đến “An toàn - Thân thiện - Uy tín - Chất lượng”.
Việc lồng ghép nội dung tuyên truyền về ứng xử văn minh du lịch đã được thực hiện từ các ấn phẩm du lịch, các chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghề du lịch đến các hội thi, hội diễn, các chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Cà Mau đã xây dựng và triển khai thông điệp Bộ Quy tắc ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, phù hợp với bản sắc văn hóa và con người Cà Mau để tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng.
Tỉnh Cà Mau cũng đã ban hành các kế hoạch dài hạn như Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 14/02/2023 về tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 10/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 02/10/2024 về triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 26/4/2022 về triển khai thực hiện Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Cà Mau với TP. HCM và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đến năm 2025.
Trong đó, tại các kế hoạch phát triển du lịch, UBND tỉnh Cà Mau chủ động xây dựng phát triển “sản phẩm du lịch”, xác định “sản phẩm du lịch” là then chốt trong quá trình phát triển du lịch. Mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp là sản phẩm chính trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch. Các huyện, thành phố đã triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện, phối hợp để phát triển du lịch phù hợp với lợi thế, tiềm năng của từng địa phương.
Lồng ghép nội dung phát triển du lịch vào Chương trình OCOP
Đến nay, Cà Mau đã có 27 khu, điểm du lịch, có 2 khu du lịch cấp tỉnh. Sau thời gian hoạt động, các điểm và khu du lịch này đã từng bước khai thác và phát huy lợi thế, tiềm năng của mỗi hộ trong quá trình khai thác phát triển du lịch. Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng được người dân quan tâm, góp phần bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, tạo được công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo phối hợp xây dựng phát triển điểm dừng chân và 12 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc sản, đặc trưng trên địa bàn tỉnh; lồng ghép nội dung phát triển du lịch vào Chương trình OCOP “Mỗi xã một sản phẩm; đồng thời kết hợp bán quà lưu niệm, sản vật của địa phương. Những sự kết hợp này đã mang lại hiệu quả bước đầu trong việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch, đáp ứng cơ bản nhu cầu tham quan trải nghiệm và mua sắm của du khách trong nước và quốc tế khi đến Cà Mau. Một số khu, điểm du lịch có sự quan tâm, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm như: Khu du lịch Eco Cà Mau, huyện Trần Văn Thời; Hương Tràm, huyện U Minh cùng một số điểm trải nghiệm khác cơ bản hoàn thiện, phục vụ khách du lịch.
Trao đổi về nội dung này, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết: Để phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, công tác đầu tư xây dựng, phát triển, phát huy các giá trị di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trong tỉnh được quan tâm thực hiện: Di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước gắn với phát triển du lịch Đầm Thị Tường, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Cà Mau, Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Đốc... Đồng thời, tỉnh đã tiến hành khảo sát một số điểm di tích như: Khu di tích địa điểm chiến thắng đặc khu Khai Quang (Trù Mật), khu di tích Hòn Đá Bạc, Đền thờ mười Anh hùng Liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai... Từ đó, tỉnh sẽ chỉ đạo tiếp tục xây dựng sản phẩm gắn với phát triển du lịch. Trong năm 2024, các điểm di tích đã đón hơn 150 đoàn khách trong và ngoài tỉnh.
Ngoài ra, Cà Mau chủ động phát triển các ngành dịch vụ và công nghệ phụ trợ du lịch, cùng với phát triển du lịch, các ngành, các cấp không ngừng tăng cường, đẩy mạnh phối hợp trong việc xây dựng, phát triển các ngành dịch vụ và công nghệ phụ trợ cho du lịch như: Phát triển các nghề truyền thống; dịch vụ mua sắm, ăn uống; tài chính ngân hàng; viễn thông, công nghệ thông tin; vận chuyển hàng không...
Việc phát triển các trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí tại TP. Cà Mau, điểm dừng chân và điểm trưng bày, giới thiệu bán sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc sản, đặc trưng trên địa bàn tỉnh; đồng thời kết hợp bán quà lưu niệm của địa phương… đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho việc tham quan trải nghiệm và mua sắm của du khách trong nước và quốc tế khi đến Cà Mau.
- Đồng Tháp: Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
- Giữ gìn bản sắc để phát triển du lịch
- Du lịch phát triển theo gợi mở của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Đình Trà Cổ: Ngôi đình thiêng nơi miền đất phên giậu quốc gia
- Đẹp ngỡ ngàng mùa nước đổ ở Mù Căng Chải
- Phát triển du lịch cộng đồng – hướng đi mới ở Tịnh Khê
- Hoa ban đua nở, mời gọi du khách đến với Điện Biên
-
Ngày Tết hãy cẩn thận với 6 loại thực phẩm âm thầm làm tăng cholesterolCác loại thực phẩm quen thuộc trong ngày Tết như thịt chế biến sẵn, thực phẩm chiên, đồ nướng và đồ ăn nhẹ đóng gói… đang âm thầm làm tăng mức cholesterol cơ thể bạn. Do đó hãy chú ý khi lựa chọn đồ ăn uống để đảm bảo sức khỏe dịp Tết.
-
Số vụ tai nạn giao thông giảm sau 7 ngày nghỉ TếtTính đến hết ngày 31/01/2025 (ngày mùng 3 Tết) tức qua 7 ngày nghỉ lễ, cả nước đã xảy ra 364 vụ tai nạn làm 170 thiệt mạng, 309 người bị thương, so với cùng kỳ năm ngoái, số vụ tai nạn giảm 207 vụ (39%), số người thiệt mạng giảm 103 người (khoảng 43%)
-
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 2/2025Trong tháng 2/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy văn; kinh doanh bảo hiểm; sửa quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng...
-
Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025Sau Tết và cả năm 2025, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
-
Tận dụng tối đa tiềm năng để phát triển du lịch tại Cà Mau(Tapchinongthonmoi.vn) - Để đạt được những thành tích ấn tượng trong ngành Du lịch, tỉnh Cà Mau đã có nhiều phương án, kế hoạch để xây dựng, phát triển ngành Du lịch. Trong đó, xác định sản phẩm du lịch là then chốt để phát triển du lịch. Mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp là sản phẩm chính trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch của Cà Mau.
-
Tấm khiên cho nông sản Việt Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới có nhiều biến động, khó đoán định. Cạnh tranh hàng hóa ngày càng gay gắt trong xu hướng hình thành cục diện đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc… đã tác động mạnh mẽ đến chuỗi giá trị hàng hóa Việt Nam. Sẽ thành công hơn nữa trong phát triển thị trường bền vững hay thất bại trên sân nhà?.
-
Khơi dậy khát vọng vươn lên, xây dựng người nông dân phát triển toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, Hội Nông dân (HND) tỉnh Thừa Thiên Huế đang quyết tâm lớn, với khí thế thi đua sôi nổi, đồng tâm hiệp lực xây dựng lực lượng nông dân mạnh về kinh tế, vững về chính trị, tư duy hiện đại, góp phần tạo dựng những thành tựu cùng dân tộc vươn mình vào kỷ nguyên mới.
-
Thị trường bất động sản 2025: Làm thế nào để tránh “những cơn nóng lạnh”Thị trường bất động sản đang có nhiều chuyển biến tích cực mặc dù tốc độ còn chậm. Tuy nhiên, thị trường phát triển bền vững phải giải quyết được 2 thách thức là cơ cấu phân khúc của thị trường và tình trạng đầu cơ đẩy giá.
-
Miền Bắc đón mưa phùn những ngày nghỉ cuối cùng của Tết Nguyên đán Ất TỵHai ngày cuối kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, miền Bắc hứng mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, đợt không khí lạnh tràn về sau đó sẽ chấm dứt hình thái thời tiết này.
-
Nhiều hoạt động thiết thực, trọng tâm giúp nông dân thoát nghèo(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2024, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã bám sát các chỉ thị, nghị quyết, cơ chế, chính sách để tham mưu tuyên truyền vận động nông dân tổ chức nhiều hoạt động trọng tâm thiết thực. Năm 2025, Hội Nông dân Tây Ninh phấn đấu giúp nhiều nông dân thoát nghèo.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
3 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa -
4 Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm y tế áp dụng năm 2025 -
5 2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây