Nhà nông bội thu với ngô Đông khi dùng phân bón Văn Điển
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực xếp thứ 2 sau cây lúa. Ngô không chỉ là cây trồng dễ tính, có tiềm năng năng suất cao, mà sản phẩm có giá trị sử dụng cao: Hạt ngô là lương thực, thực phẩm, làm thức ăn chăn nuôi, còn thân cây ngô là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn chăn nuôi hiện nay.
Vốn là cây trồng ưa ấm và sinh trưởng mạnh, cây ngô có thể được gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, các tỉnh khu vực phía Bắc thời tiết diễn biến phức tạp: Mùa hè, mùa thu hay gặp gió lớn, mưa to gây ngập úng hoặc đổ gãy làm mất năng suất ngô. Mùa đông và xuân sớm hay gặp rét đậm, rét hại làm ngô sinh trưởng kém, thậm chí bị chết rét hoặc bị lép hạt. Trong năm, chỉ gieo trồng ngô vụ đông sớm là an toàn hơn và dễ thâm canh, cho năng suất, chất lượng cao hơn.
Do bộ rễ phát triển rất mạnh, đặc biệt bộ rễ ngang và rễ chân kiềng rất khỏe, nên cây ngô không những không kén đất mà còn có thể thâm canh bằng những phương pháp canh tác đơn giản như: Gieo hạt trực tiếp, gieo ngô gốc rạ, trồng ngô mạ, thậm chí không phải xới xáo, chỉ cần vun đất lấp kín phân là xong.
Phân bón Văn Điển cải thiện hương vị, chất lượng của hạt ngô
Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón, cây ngô cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng mới khỏe mạnh, ít sâu bệnh hại và cho năng suất, chất lượng cao. Trong đó, các chất đa lượng: Đạm, lân, kali (NPK) thì cây ngô cần khá nhiều. Nếu thiếu đa lượng, cây yếu còi cọc, thân lá phát triển không cân đối, ít hạt, bắp đuôi chuột, mẫu mã kém, năng suất thấp. Các chất dinh dưỡng trung lượng gồm: Vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2), lưu huỳnh (S) là những chất thiết yếu đối với cây ngô.
- Chất vôi có tác dụng khử chua, khử độc cho đất, cung cấp canxi cho cây tạo điều kiện cho bộ rễ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng khác. Nếu thiếu vôi, thân lá vàng úa ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.
- Chất magie và lưu huỳnh có vai trò đặc biệt giúp cây ngô tăng hiệu suất quang hợp, khắc phục sự thiếu giờ nắng trong những ngày âm u lạnh giá của mùa đông để tạo năng suất cao.
- Chất silic không thể thiếu với các loại cây có lớp lông ở thân và bẹ lá như ngô. Silic có vai trò kết cấu thành mạch vững chắc để chống lại sự xâm nhiễm của các loại sâu bệnh và hạn chế lượng nước bốc hơi nâng cao sức chịu hạn, chống đổ ngã cho cây trồng.
Các chất dinh dưỡng vi lượng gồm kẽm, bo, sắt, mangan, coban, đồng là những chất tham gia cấu tạo nên các Co-enzyme giúp tổng hợp các vitamin, hợp chất khoáng trong hạt, quyết định chất lượng và hương vị của hạt ngô, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng.
Theo tính toán chuyên môn, để có 10 tấn hạt/ha, cây ngô cần lượng dinh dưỡng cơ bản khoảng 200kg đạm, 90kg lân (P2O5), 178kg kali (K2O), 430kg silic (SiO), 200kg vôi (CaO), 70kg magie (MgO), 20kg lưu huỳnh (S) và nhiều chất vi lượng khác như kẽm (Zn), sắt (Fe), bo, mangan (Mn)…
Trên thị trường phân bón hiện nay, có rất nhiều loại phân bón với nhiều nhà cung cấp khác nhau. Trong đó, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là sản phẩm nổi trội, đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng giúp cây ngô sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh, cho năng suất, chất lượng cao.
Chăm bón cây ngô vụ Đông bằng phân bón ĐYT NPK Văn Điển
Nhiều năm qua, các tỉnh phía Bắc đã tiếp cận nhiều loại phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển cho cây ngô đông mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh gợi ý công thức bón phân như sau:
- Phân đa yếu tố công thức NPK 5.10.3 10:10:5; NPK 10:7:3 chuyên bón lót ngô, với tổng lượng dinh dưỡng trên 58 - 65%. Ngoài các chất đa lượng đạm, lân, kali, những sản phẩm này còn có CaO, MgO, SiO2, S và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn.... Lượng bón 1 sào Bắc bộ khoảng 20 - 25 kg NPK 5:10:3 hoặc NPK 10:10:5, hoặc NPK 10:7:3.
- Phân đa yếu tố NPK công thức NPK 12:5:10, 13:3:10, chuyên bón thúc cho ngô, có tổng dinh dưỡng trên 60%, gồm các chất đa lượng đạm, lân, kali và các chất dinh dưỡng trung, vi lượng thiết yếu cho cây ngô. Lượng bón 10-12kg/sào cho ngô ăn quà, ngô đường, 15-20kg/sào đối với ngô thịt.
Cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây ngô Đông:
Sau khi làm đất, cày rạch, bón phân đa yếu tố NPK chuyên bón lót và phân hữu cơ (nếu có) rồi lấp đất, gieo hạt, sau đó phủ đất giữ ẩm.
Nếu nhà nông trồng ngô bầu thì sau khi đặt bầu, trộn phân NPK 5:10:3 hoặc 10:10:5; 10:7:3 với đất bột và 2-300kg phân hữu cơ ủ mục, rải vây kín bầu, sau đó lấp đất.
Nếu nhà nông gieo ngô gốc rạ hoặc cấy mạ ngô thì khi cây 1,5-2 lá bón phân hữu cơ và phân Đa yếu tố NPK chuyên bón lót xung quanh gốc cây, cách gốc 3 - 5cm rồi xới đất tạo rãnh và vun gốc kín phân.
Bón thúc vào 2 đợt: Khi ngô 5 - 6 lá và khi lác đác có cây xoáy nõn loa kèn (khi ngô 11-12 lá). Bón vào khoảng giữa 2 cây hoặc giữa 2 hàng ngô, vét đất dưới rãnh lấp kín phân; không nhất thiết phải vun gốc cây ngô.
Cách xử lý khi ngô bị úng nước, sinh trưởng chậm
Khi ngô 3 lá là thời kỳ chuyển giai đoạn nên rất mẫn cảm với dinh dưỡng và ngoại cảnh bất thuận. Giai đoạn này nếu thiếu dinh dưỡng cây sẽ bị còi cọc, sinh trưởng rất chậm. Nếu gặp mưa lớn, tiêu nước chậm; chỉ cần ngập gốc ngô 1 ngày đêm cũng dủ cho cây chuyển sang màu huyết dụ, biểu hiện bộ rễ cây đã bị hư hại. Khắc phục hậu quả trên, nhiều gia đình ngâm phân lân super tecmo với nước tiểu, nuớc phân chuồng, nước hố tự hoại… rồi pha loãng với ure để tưới, hoặc tưới ngay bằng chế phẩm sinh học nhằm kích thích, hồi phục bộ rễ.
Chăm bón cho cây ngô vụ đông bằng phân chuyên dùng đa yếu tố NPK Văn Điển là cùng một lúc đã cung cấp đầy đủ, cân đối các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây ngô mà các loại phân bón NPK thông thường không có. Bón phân chuyên dùng đa yếu tố NPK Văn Điển giúp cây ngô Đông đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, đặc biệt với cây ngô vụ Đông ở khu vực các tỉnh phía Bắc.
Trọng Hòa – Nam Phong
-
Cà Mau: Sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau thu hút ký kết được nhiều hợp đồng trong và ngoài nước -
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50% -
Chỉ số thương mại điện tử tỉnh Cà Mau năm 2024 tăng 2,6 điểm so với năm 2023 -
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024
- Công nhận thêm nhiều sản phẩm đạt OCOP của huyện Bình Giang
- Mảng bán lẻ của Masan liên tục “mang tiền về cho mẹ”
- Vốn vay giải quyết việc làm: Tạo sức bật cho nông dân
- An Giang: Phấn đấu đạt 1 - 2 thương hiệu sản phẩm dược liệu OCOP có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi
- Thanh nhãn Bạc Liêu - Thương hiệu độc đáo, được thị trường ưa chuộng
- TP. HCM: Tập trung xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực thế mạnh, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
- Hoa Quang Guduchi - Giải pháp hỗ trợ và nâng cao đề kháng cho cơ thể
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết