Những người giữ hồn làng
1.Thiên hạ bảo, người ta phát hờn ghen với người làng Gang của tôi ở cái xã Thụy Ninh, Thái Thụy, Thái Bình ấy vì họ biết hát chèo và mê chèo tự thuở các bậc tiên tổ tự tin đạp bàn chân trần gân guốc của mình lên sóng dữ mà hào sảng tiến ra biển Đông khai thiên lập địa để có làng.
Điều đó hư thực thế nào, cũng chẳng mấy ai có thể tỏ tường. Nhưng vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ 20, ngày tôi còn là cậu bé chân đất, guốc mộc, áo nâu sồng của trường làng thì cái duyên chèo của làng Gang đã có tiếng có tăm vô cùng thăng hoa linh diệu rồi.
Vào cái thuở chưa xa ấy, gánh chèo Gang do cụ trùm Luận, và sau đó là cụ trùm Rụy cầm trịch. Cụ trùm Rụy, ông lão nông chi điền tưởng cả đời chỉ có thể chuyên làm nghề đóng gạch, nung vôi cho Hợp tác xã (HTX), ấy thế mà lại có căn duyên với chèo cứ như thể là một sự tiền định từ kiếp trước vậy. Ban ngày, cụ trùm Rụy cùng với ông Kỳ, ông Chi, ông Thép…vật lộn với những mẻ đất thịt vàng óng để tạo hình hài cho những viên gạch. Và nữa là, xếp những tảng đá vào lò để nung mẻ vôi mới cho HTX thời còn bao cấp.
Hễ cứ nhọ mặt trời, cụ trùm Rụy lại sấp ngửa rời khỏi khu lò gạch, lò vôi trở về nhà đôn đáo lo nồi nước chè xanh; lo chuẩn bị sẵn những tấm chiếu cói để sau khi cơm nước xong là các nghệ sĩ chân đất của làng kéo tới tập tành diễn xướng với những cung đàn, nhịp phách; với những trổ chèo nào là Lới lơ; nào là Sắp qua cầu; nào là Tình thư hạ vị… mê lịm khiến tâm thế con người làng tôi có phần nguôi ngoai nỗi lo cơm áo gạo tiền.
Còn cụ trùm Rụy, ban ngày là một lão nông đóng gạch, đập đá nung vôi nhưng thần diệu sao, hễ cứ tối đến, ngay trên cái chiếu chèo tại mảnh sân gạch rêu phong nhà mình bỗng chốc cụ hóa thân thành nhân vật Mãng Ông – cha đẻ của nàng Thị Kính – trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Và nữa là những lão bộc thô mộc, thuần phác trong những vở Lưu Bình – Dương Lễ, những Súy Vân Giả Dại… Giời ban thưởng riêng cho cụ cái giọng chèo ấm và sang để mỗi khi cụ hát vỉa hay ngâm sổng thì khắp trong làng, ngoài xã cứ gọi là say như điếu đổ.
Những ngày ấy, cứ mỗi tối học bài xong, tôi lại trốn mẹ lẻn khỏi nhà lọ mọ tìm đến nhà cụ trùm Rụy sà vào chiếu chèo của các bậc cha chú. Vào những khi nhập hồn với vai diễn trên chiếu, cụ Trùm lại cho tôi khi thì giữ nhịp phách; lúc thì là gõ mõ.
Thích nhất là những đêm chiếu chèo ra mắt bà con trong làng; trong xã Thụy Ninh, cụ trùm bao giờ cũng “ưu tiên” cho tôi bơm dầu hoặc treo những cây đèn măng-sông lên hai bên cánh gà sân khấu. Nay cụ trùm Rụy, cụ trùm Luận đã vân du về miền cực lạc. Nhưng tiếng chèo mà các cụ để lại vẫn còn vang vọng trong tâm thức người làng Gang.
2. Cũng vẫn là những năm 60 rồi 70 của thế kỷ trước, khi mà đế quốc Mỹ leo thang dùng máy bay đánh phá miền Bắc thì gánh chèo làng Gang của tôi càng thăng hoa vi diệu hơn bao giờ hết. Chẳng ai hô hào quán triệt gì cả, nhưng dường như tự bản thân mỗi nghệ sĩ của gánh chèo làng đều thấu triệt rõ nhiệm vụ của người những ở hậu phương. Nói không ngoa, những năm tháng đó, gánh chèo Gang đã góp phần rất lớn cùng với phong trào“Thóc không thiếu một cân/Quân không thiếu một người” nổi tiếng một thời của người dân Thái Bình.
Cũng là những năm tháng vàng son ấy, vùng quê của những “Chị hai 5 tấn” Thái Bình tuy không nằm trong địa bàn đánh phá trọng điểm của không quân Mỹ. Nhưng làng Gang của tôi lại nằm gần kề với cửa biển Diêm Điền. Thôi thì ngày đêm bầu trời quê tôi không mấy lúc im tiếng gầm rú của hàng đàn máy bay Mỹ từ Hạm đội 7 ngoài biển Đông ngổ ngáo hung hăng vượt qua cửa biển Diêm Điền để vào đất liền đánh phá các địa phương miền duyên hải Bắc Bộ. Ác liệt là thế, nhưng không đêm nào sân nhà cụ trùm Rụy lại vắng chiếu chèo, mới lạ.
Không dám thắp đèn vì sợ máy bay giặc, các nghệ sĩ chân đất của làng mượn ánh trăng để diễn. Và thế là, trên bầu trời đêm hàng đàn máy bay giặc gầm rú lao từ ngoài biển vào rồi lao ra, còn trên mảnh sân lát thứ gạch Bát Tràng nhà cụ trùm Rụy những câu chèo của Lới lơ; của Sắp qua cầu; của Đường trường chim thước; của Luyện năm cung; của…vẫn hồn nhiên trong trẻo vút lên cứ như thể đang trong khúc khải hoàn ca. Và chẳng hề có bom rơi, đạn lạc, mới lạ, “Tiếng hát át tiếng bom” là thế!
3. Đã có một thời, gánh chèo làng Gang của tôi tưởng như đã phải rã đám, bởi không có người cầm chịch. Ấy là khi thời buổi “mở cửa” và cơn gió “cơ chế thị trường” những năm 80, 90 của thế kỉ XX đã đưa nhiều luồng gió văn hóa ngoại nhập tốt có, xấu có, tràn vào quê tôi. Nên đã có ai đó cho rằng, hát chèo là cổ hủ, là “không văn minh”, không hợp thời với công cuộc “công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” nữa?! Vì thế mà tiếng hát chèo làng Gang đứng trước nguy cơ mai một!!!
Vừa hay lúc đó thì ông bác trưởng dòng họ Lê Công của tôi nghỉ hưu. Ông là Lê Công Nhật Tân. Bác trưởng của tôi vốn là một ông giáo làng những năm “giảm tô cải cách”. Ông không chỉ là tay chơi đàn an – tô cự phách trong vùng, mà còn là thày của rất nhiều thế hệ học sinh trong xã. Ông nổi tiếng với phong trào “vở sạch chữ đẹp” một thời của tỉnh Thái Bình. Năm 1965, ông vinh dự được nhận “Huy hiệu Bác Hồ” của ngành Giáo dục cùng nhiều phần thưởng quý giá khác.
Nghỉ chế độ, như người khác, ông sẽ vui thú điền viên sau bao năm cống hiến cho ngành Giáo dục địa phương. Nhưng ông bác trưởng của tôi thì không. Vừa lo chăm sóc phần đời, phần hồn của gia tộc và cũng chính ông tự nguyện vô tư sắm vai người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” đôn đáo vực lại gánh chèo làng bằng sự nhiệt huyết và bằng chính những đồng lương hưu của mình. Đơn giản là bởi ông bác cả của tôi nhận chân ra cái điều giản dị này: Vì gánh chèo, hát chèo là một phần cơ bản không thể thiếu trong đời sống thường ngày của người làng Gang, vì thế phải giữ cho được hồn cốt của làng.
Nay thì gánh chèo làng Gang của tôi không còn những bà Rô, cô Khi, bà Tám và chị em cô Chích – cô Sẻ,…bởi người thì đã trở về với cát bụi còn không thì đều đã lên chức cụ, chức bà cả rồi. Nhưng “tre già măng mọc”, bởi thế, gánh chèo làng Gang giờ phần lớn đều là sự tập hợp của những gương mặt mới.
Nào là đây một cô Hải Lượn, con gái “ba làng” xã bên về làm dâu làng Gang, của hồi môn mang theo chẳng có gì đáng giá ngoài chút “lưng vốn” là cái giọng chèo trời ban thưởng. “Ông xã” quanh năm đi làm ăn nơi đất khách quê người, Hải Lượn “ở lại hậu phương” với một nách 2 con và “cõng” trên vai gần 2 mẫu ruộng khoán sản. Lượn bảo, suốt ngày tối mắt với cả núi công việc không tên nên thành ra, có những lúc cô chẳng có thời gian để mà…thở. Nhưng một khi Hải Lượn hóa thân vào các vai Hề gậy và Hề mồi cùng đóng cặp đôi với Thìn thì nói chả ngoa, cả vùng chẳng mấy ai bì nổi. Họ “diễn” mà như không phải “diễn”, cứ y chang như “dân” chuyên nghiệp vậy, ấy thế!
Rồi thì đây, một cô Hồng Tĩnh chồng là công nhân, quanh năm chu du “trên từng cây số” theo các công trình xây dựng, ở nhà ngoài việc chăm sóc hai đứa con đang tuổi ăn tuổi học, mình cô còn “đánh vật” với cả một bầy lợn nái, lợn thịt đông tới vài ba chục con.
Dẫu bận tối mắt tối mũi với chuyện vun vén đồng tiền bát gạo cho chồng con là thế, nhưng, Hồng Tĩnh còn tham gia Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ xã , đồng thời giữ vị trí chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng. Đặc biệt, cô còn là một hạt nhân tích cực của chiếu chèo Gang. Trời cho cô một giọng chèo đẹp nuột chỉ riêng cô có mà thôi. Với cái chất chèo bẩm sinh ấy, Hồng Tĩnh đã từng hai lần đoạt Huy chương Vàng Hội diễn các gánh chèo làng toàn tỉnh Thái Bình.
Nay thì ông Hoa – người giữ phần hồn cho gánh chèo Gang năm nảo năm nao bằng nhịp trống chèo cự phách – đã vân du về miền cực lạc. Thế nên, người thay nhịp trống của ông Hoa bây giờ là ông Túy. Thời trai trẻ, ông Túy là anh lính ở chiến trường Tây Nguyên. Đất nước thống nhất, ông Túy phục viên trở lại với làng Gang. Rồi cũng vì có “căn duyên” với chèo mà ông tham gia gánh chèo Gang ngay từ cái thuở mới về làng ấy.
Cũng là cái thuở “ban đầu lưu luyến” ấy, ông Túy “chuyên trị” với các vai hoàng tử khôi ngô tuấn tú trong các tích chèo cổ. “Chẳng thèm ăn chả ăn nem/ Nghe tiếng trống chèo bế bụng đi xem”. Chả biết có phải vì cái sự ma lực đầy thần diệu của tiếng trống chèo hay không mà ông Túy bị nó quyến rũ tự lúc nào cũng không hay, cứ như thể gặp phải “bùa mê, thuốc lú” vậy.
Từ những ngày đầu tiên tập làm bạn với cái trống chèo thuở nào ấy, giờ thì chính là ông Túy chứ không phải ai khác là người giữ hồn, giữ vía cho gánh chèo Gang bằng tiếng trống chèo của mình. Bởi thế, thật không ngoa khi nói rằng, nhìn ông Túy chơi trống chèo, thiên hạ quả quyết rằng, đấy là một tay nhạc công chuyên nghiệp chứ không phải là một anh nông dân chân lấm tay bùn quanh năm đầu tắt, mặt tối.
Nói đến ông Túy trống chèo, người làng Gang lại tủm tỉm với câu chuyện “thật mà như bịa” thế này. Ấy là, vào một ngày tháng 5 như đổ lửa nọ đang cùng con cháu hì hục xây nhà thuê cho một gia đình nọ thì bỗng dưng trời nổi cơn giông tố. Ngay lập tức, ông Túy hốt hoảng bỏ công bỏ việc mà lao như tên bắn về nhà mình bắc thang trèo lên mái nhà ôm chiếc trống chèo mới tinh còn thơm mùi gỗ mít và mùi da trâu ngai ngái đem bỏ vào tủ như cất giữ một thứ báu vật thiêng liêng nhất của đời mình, mặc cho cả sân thóc với khối lượng lớn đang phơi chịu trận mưa như thác đổ.
Xảy ra sự vụ ấy, bị vợ con trách cứ thì ông Túy cứ vô tư nhệch miệng cười trừ hiền lành không thể chịu được. Những năm trước “bác cả người sung sướng” Lê Công Nhật Tân của tôi vì tuổi cao sức yếu nên đã “chuyển giao” vị trí “ông trùm” gánh chèo Gang cho em họ mình, ông Túy trống chèo.
Những nghệ sĩ chân đất của gánh chèo Gang, phần đông đều là những cựu chiến binh. Trong số họ, không kể tới một anh Ngô Minh Sáng với cái vóc vạc tưởng chỉ mỏng hơn cái lá lúa một tý thôi. Một thời, Minh Sáng là anh lính thuộc binh chủng Hải quân. Từ ngày cởi áo lính về làng, anh này “kiêm nhiệm” một lúc cả một “rổ tướng” đủ các thứ nghề thập cẩm để nuôi vợ, nuôi con.
Quay quắt với việc mưu sinh như vậy, nhưng không đêm nào Minh Sáng vắng mặt tại chiếu chèo của làng đình. Mà dường như cái nhà anh Minh Sáng ấy sinh ra là để cho chiếu chèo Gang thì phải. Và chèo “vận” vào cuộc đời Minh Sáng như một lẽ tự nhiên. Không có Minh Sáng trong các vai lệch ở các vở, các lớp diễn là chiếu chèo Gang không thể xôm trò mà nên hồn, nên cốt được. Được xem Minh Sáng diễn các vai lệch là sự “phải lòng” của các cô gái tuổi mười chín, đôi mươi ở quê tôi bây giờ.
4.Sẽ là rất hao giấy tốn mực khi viết về gánh chèo Gang. Thấm thoắt thoi đưa, mới đó mà gánh chèo Gang hồi sinh trở lại tới nay đã hơn 20 năm. Vậy nhưng chưa một lần gánh chèo này được nhận bất cứ sự tài trợ của một Mạnh Thường Quân nào đó. Họ tự nuôi gánh chèo của mình bằng chính những đồng tiền túi. Nhưng họ xuất hiện trên chiếu chèo không phải để tự mua vui cho riêng mình. Họ diễn cho làng, cho cộng đồng. Không một cuộc lễ nghi trang trọng nào của làng, của xã, của huyện Thái Thụy. Và thậm chí là của cả tỉnh Thái Bình mà gánh chèo Gang không góp mặt. Họ đến với tấm lòng thơm thảo của một gánh chèo truyền thống, đầy chất thuần Việt.
Nay thì “bác cả người sung sướng” Lê Công Nhật Tân của tôi đã thành người thiên cổ của cái miền xa thăm thẳm rồi. Vậy nhưng tôi vẫn khắc dấu trong đầu cái câu nói của ông giáo già ấy khi được hỏi “sao mà người làng Gang lại say mê chèo đến vậy”, rằng: Chèo là hồn vía của làng, của nước. Thế nên, một khi chèo còn thì làng Gang còn. Mà làng Gang còn thì nước Việt mình sẽ muôn thuở trường tồn vững âu vàng. Ôi! ra là thế đấy! Tôi nhớ lắm câu nói ấy của ông giáo già như ghi tạc một tứ thơ cổ điển bất hủ vậy.
Lê Công Hội
-
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du khách -
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức người dân Lào -
Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương, chế độ và trợ cấp theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP -
Bài 3: Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
- Bài 2: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
- Bài 1: Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước
- Tự hào 94 năm ngành Tuyên giáo!
- 70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình
- Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Cuộc hành trình thay đổi vận mệnh dân tộc
- Bài học lớn nhất từ Hiệp định Geneve 1954 là tinh thần độc lập, tự chủ
- Miền ký ức thiêng liêng của “cô bé Trung Quốc” được chụp ảnh cùng Bác Hồ
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển