Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 99 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925-21/6/2024) CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 99 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925-21/6/2024)

Cà Mau phấn đấu công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản đạt mức khá vào năm 2030

Đức Vượng - 09:18 08/06/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, hướng đến việc xây dựng ngành công nghiệp chế biến của tỉnh phát triển bền vững, sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, trình độ công nghệ đạt mức trung bình trở lên của cả nước.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Cà Mau đạt 280.000ha diện tích nuôi tôm; 95.000ha diện tích trồng lúa; 96.000ha diện tích có rừng tập trung; đàn heo 250.000 con, đàn gia cầm 4.500.000 con. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đạt mức trên trung bình của cả nước. Phấn đấu đến năm 2030, số đàn lợn tăng lên 300.000 con, đàn gia cầm sẽ là 5.500.000 con. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt mức khá của cả nước. Bên cạnh đó sẽ phát triển thêm nhà máy chế biến gạo chất lượng cao, nhà máy chế biến gỗ, chuối công suất lớn, nhà máy chế biến nông sản, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đạt tiêu chuấn vệ sinh an toàn thực phấm.

Khuyến khích các cơ sở chế biến đầu tư, nâng cấp nhà máy chế biến quy mô lớn, công nghệ hiện đại, nhằm tạo ra sản phẩm đa dạng, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Phát triển vùng nguyên liệu nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm tập trung tại các huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển và thành phố Cà Mau. Vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, chuối và trái cây tại các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời; phát triển chăn nuôi tại các huyện, thành phố Cà Mau và phát triển diện tích rừng trồng tại các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiến.

Tỉnh Cà Mau phấn đấu trở thành trung tâm chế biến thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, bảo quản, chế biến tiêu thụ nông, lâm, thủy sản ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất, chế biến, trong đó hợp tác xã, doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, định hướng sản xuất, bảo đảm đầu ra cho nông sản; tạo ra sản phẩm có chất lượng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao, cung ứng cho thị trường trong nước và tiếp cận dần với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong bảo quản sau thu hoạch, bảo quản thực phẩm và các ngành hàng trọng điểm, chuỗi giá trị, phù hợp với nhu cầu của thị trường, quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ. Ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa vào công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh liên kết với nguồn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Dự kiến kinh phí thực hiện đề án là 52 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2024 là 11,2 tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 là 40,8 tỷ đồng. Theo “Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Cà Mau phấn đấu đạt tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản khoảng 23%; trở thành trung tâm chế biến thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thực tế, tỉnh Cà Mau có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm chế biến thủy sản, thực phẩm của vùng và cả nước. Theo đó, Cà Mau là tỉnh duy nhất của Việt Nam có 3 mặt giáp biển. Ngư trường Cà Mau khoảng 80.000 km2, nguồn lợi thủy sản phong phú, khu vực nuôi trồng thủy sản hơn 300.000 ha. Việc kết hợp phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (như điện gió, điện mặt trời) trên đất nuôi trồng thủy sản là rất tiềm năng.

Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp tỉnh Cà Mau và Trung Quốc
(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 24/4, tại tỉnh Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị Gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp tỉnh Cà Mau.