Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

“Phân bón Văn Điển là giải pháp tối ưu để cải tạo đất chua trũng, lầy thụt”

Việt Hà – Nam Phong - 15:29 18/11/2022 GMT+7
Đó là nhận định của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khi nói về giải pháp bón phân cải tạo đất chua trũng. Theo vị chuyên gia này, nhà nông nên dùng lân nung chảy Văn Điển với lượng bón từ 700 – 800 kg/ha. Các vùng trũng, lầy thụt ven sông, suối... thì lượng bón từ 500 – 600 kg/ha.

Không phải ngẫu nhiên mà kỹ sư Nguyễn Xuân Thự - nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân bón - lại nhận định như vậy. Muốn làm rõ, trước hết phải đi từ bản chất và nguyên nhân chua trũng, lầy thụt của đất.

Đất chua trũng, lầy thụt hình thành ra sao?

Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, các vùng đất có địa hình thấp, trũng thường xuyên tích tụ các sản phẩm hữu cơ, các chất khoáng rửa trôi từ vùng đất cao theo nước mưa tràn về, các chất kiềm như canxi (Ca), magie (Mg), kali (K) ngấm xuống đất sâu hoặc bị sắt (Fe+2), nhôm (Al+2) di động cố định làm mất đi chất kiềm, đất trở lên chua. Nước mưa cũng chứa một lượng axit bị tích tụ lại. Do địa hình thấp, khó tiêu thoát, sự tích tụ phân giải chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí, đã thải ra đất nhiều loại axit như: axit cacbonic (H2Co3), axit nitric (HNO3), axit axetic (CH3COOH), hoặc bón phân khoáng có gốc chua như sulphat amon (SA), supe lân, sunfat kali (K2SO4)…

Phân bón Văn Điển
Phân bón Văn Điển được nhà nông tin dùng và là giải pháp tốt cải tạo vùng đất chua, lầy thụt. Ảnh tư liệu.

Mặt khác, khi cây hút các cation như (Ca+2­, K+, Mg+2…) chúng trả lại H+ vào đất để phản ứng với các gốc muối sunfat, clorua, tạo ra các axit clohidric, axit sulfuric (H2SO4) gây chua đất. Ngoài ra, ta cũng cần kể đến sư ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ như 2,40, pavawat, glyphosate… Thuốc cỏ chứa gốc lưu huỳnh (S), khi phun xuống đất cũng làm giảm độ pH đất.

Các vùng đất chua trũng, lầy thụt còn có đặc điểm là chưa hình thành rõ rệt tầng đế cày, các lớp đất vẫn “thông thương” nhau nên việc di chuyển các chất gây độc, gây chua từ các tầng đất dưới leo lên các lớp đất mặt thường diễn ra khi lớp đất mặt gặp khô hạn. Độ chua đo được tại các vùng đất chua trũng, lầy thụt thường có pH nhỏ hơn 4,0 (trong khi cây trồng, đặc biệt cây lúa thường có nhu cầu pH từ 5,0 – 6,5). Để cải tạo các vùng đất chua trũng, lầy thụt, nhà nông cần thực hiện đồng bộ các biện pháp thủy lợi như: Hạ thấp mạch nước ngầm tiêu chua, rửa chua bằng các hệ thống đưa nước ngọt vào đồng ruộng, phơi ruộng để tạo dần tầng để ngăn cản sự bốc chua lên từ lớp đất dưới.

Tuy nhiên, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự nhấn mạnh, biện pháp căn cơ nhất vẫn là dùng phân bón để cải tạo đất. Hiện nay cách thông thường là sử dụng vôi. Khi sử dụng vôi nung (CaO) hoặc vôi tôi (Ca(OH)2) thường xảy ra phản ứng hóa học tạo thành thạch cao (CaSO4) kết tủa làm cho đất chai cứng. Vôi cũng tiêu diệt một số vi sinh vật có lợi trong đất. Khi bón vôi, tuy giảm được chua nhưng lại làm mất chất đạm (N) và biến lân (P2O5) trong đất thành dạng khó tiêu (phosphat) gây nên hiện tượng nghèo kiệt lân dễ tiêu trong đất.

Phân bón Văn Điển là “giải pháp tối ưu”   

Trước câu hỏi căn cứ cho nhận định rằng phân bón Văn Điển vì sao được cho là giải pháp tối ưu cho đất chua lầy thụt, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự phân tích kỹ về phân lân nung chảy và phân đa yếu tố như sau:

- Phân lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng và một số đặc tính ưu thế:

+ Lân dễ tiêu (P2O5) = 16%; vôi (CaO)= 30%; magie (MgO) = 15%; silic (SiO2) = 24%; các chất vi lượng : Bo (B) = 0,02%; kẽm (Zn) = 0,02%; mangan (Mn) = 0,01%; sắt (Fe) = 0,04%; đồng (Cu) = 0,02%; coban (Co) = 0,01%. Tổng  dinh dưỡng tiêu cây trồng hấp thụ được là 98%.

+ Phân lân nung chảy Văn Điển có màu xám xanh (loại bột mịn), loại hạt có màu xám đen óng ánh như thủy tinh.

+ Phân lân nung chảy Văn Điển có độ pH = 8,0 (kiềm tính), tan hoàn toàn trong đất chua trũng, lầy thụt và tan trong dịch chua của rễ cây tiết ra khi hấp thụ phân bón.

+ Phân lân nung chảy Văn Điển có 100% phân khoáng tự nhiên, không phải là phân hóa học.

+ Trong 10 loại dinh dưỡng có trong phân lân nung chảy Văn Điển thì có 4 loại dinh dưỡng đa lượng. Đó là: P2 O5 = 16%; vôi = 30%; magie = 15% và silic = 24% và 6 loại dinh dưỡng vi lượng được cây trồng hấp thụ dễ dàng.

Vì vậy, khi bón phân lân nung chảy cho đất chua trũng, lầy thụt, nhà nông thu được hiệu quả kép:

Một là, khử chua cho đất. Sau khi bón, phân lân nung chảy Văn Điển tan dần chất vôi (CaO), chiếm 30% có trong phân sẽ trung hòa các loại axit có trong đất, nâng độ pH, giảm độ độc của sắt, nhôm di động bằng sự kết tủa của chúng dưới dạng sắt, nhôm hóa trị 3 (Fe+3 Al+3).

Hai là, cung cấp lân (16%) dễ tiêu cho cây trồng một cách tức thời. Do bản chất đặt biệt nghèo lân dễ tiêu của các loại đất chua trũng, lầy thụt nên khi cung cấp lân từ phân bón Văn Điển thì hiệu quả rất lớn, làm tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, phân lân nung chảy Văn Điển còn bổ xung lượng silic (SiO2) rất cao đến 24%, giúp cho các vùng đất chua trũng, lầy thụt trở lên tơi xốp thông thoáng hơn, cải tạo thành phần cơ giới đất (vốn dĩ các loại đất này rất nghèo silic), nâng cao sức chống chịu sâu bệnh, làm cứng cây, dày lá, chống đổ rất tốt cho cây trồng.

Phân lân nung chảy Văn Điển (mẫu bao bì mới).
Phân lân nung chảy Văn Điển (mẫu bao bì mới) là giải pháp tối ưu cho ruộng chua trũng, theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự. Ảnh tư liệu.

-Phân đa yếu tố NPK Văn Điển

Từ phân lân nung chảy hóa hợp với đạm urê và kali, bằng dây chuyền hiện đại, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất ra các dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển có từ 13 –16 loại dinh dưỡng. Phân ĐYT NPK Văn Điển thân thiện môi trường gồm có các loại dinh dưỡng đa lượng (NPK) trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S) và vi lượng (B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co…). Tùy theo từng dòng sản phẩm mà tỷ lệ thành phần dinh dưỡng khác nhau. Riêng thành phần vôi (CaO) chiếm bình quân từ 6 – 15%. Phân bón ĐYT NPK Văn Điển cũng rất phù hợp, hiệu quả cao đối với các vùng đất chua trũng, lầy thụt, khi vừa cải tạo độ chua, vừa cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu, cân đối, đầy đủ nhất cho cây trồng.

Giải pháp bền vững cho vùng đất chua trũng, lầy thụt

Hiện nay cả nước ta có gần 4 triệu ha đất trồng lúa, trong đó có trên 2,2 triệu hecta là đất chua, chua phèn, chủ yếu là các vùng trũng, lầy thụt bồi đắp bởi các lưu vực sông lớn và ven suối.

Đặc điểm cơ bản và cũng là yếu tố hạn chế của đất vùng chua trũng thường chua mạnh, chưa phân lớp, ở các tầng đất dưới hàm lượng lưu huỳnh cao (đất phèn, phèn tiềm tàng); hàm lượng độc tố như Fe+2; Al+2; SO4-2 CaO, pH thường thấp < 4,0. Hàm lượng chất hữu cơ thô phân giải thấp, nghèo đến rất nghèo lân tổng số (0,02 – 0,09%) và dễ tiêu (dưới 2mg lân/100g đất). Trong sản xuất nông nghiệp gọi đây là chân đất “kìm hãm”. Trước đây, nhiều nơi sử dụng phân lân chua (lân supe) hiệu quả thấp, lúa xuân vẫn bị kìm hãm sinh trưởng đầu vụ, sau đó phải thau chua bổ xung dinh dưỡng dễ tiêu cây mới hồi phục.

Để giải quyết “điểm trũng” của những giải pháp này, những năm qua, bà con nông dân tiếp cận, lựa chọn thành công loại phân bón có hiệu quả vượt trội cho vùng đất chua trũng, lầy thụt đó là phân Văn Điển. Lân nung chảy thường được bón sớm trước khi gieo sạ hoặc khi làm đất để khử chua, khử độc, cải thiện nâng cao độ pH.

Chia sẻ về giải pháp bón phân cho vùng đất chua trũng nặng bằng phân bón Văn Điển, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự tư vấn: “Nhà nông nên dùng lượng bón từ 700 – 800 kg/ha lân nung chảy Văn Điển. Các vùng trũng, lầy thụt ven sông, suối thì lượng bón từ 500 – 600 kg/ha”.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển
Phân đa yếu tố NPK công thức 12-5-10 Văn Điển dùng bón thúc cho lúa và các loại cây. Ảnh tư liệu.

Lý giải về liều lượn này, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự phân tích: Quy đổi ra thành phần các loại dinh dưỡng cho thấy, cứ 100kg lân nung chảy bón ruộng thì có 16 kg lân + 30 kg vôi + 24 kg silic + 15 kg magie cùng nhiều chất vi lượng bo, kẽm, mangan, đồng, sắt, coban… Sử dụng phân lân Văn Điển sẽ thay thế hoàn toàn việc dùng vôi bón ruộng, đồng thời còn cung cấp một lượng lớn các loại chất dinh dưỡng mà ở đất chua trũng, lầy thụt rất thiếu.

Ông Nguyễn Xuân Thự cho biết thêm, những công trình nghiên cứu khoa học của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu về phân bón Văn Điển với Đồng bằng sông Cửu Long đều có kết luận: Bón phân lân nung chảy Văn Điển khử chua, khử độc hiệu quả vượt trội, nhiều lần so với các loại phân lân khác, bổ sung cho đất nhiều loại dinh dưỡng lập lại cân bằng trong đất, tăng cường kết cấu đoàn lạp, keo đất, tăng độ xốp và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật có lợi trong đất phát triển. Chỉ có bón lân nung chảy Văn Điển thì các loại phân khác mới dễ dàng phát huy được hiệu lực.

Cùng với phân lân nung chảy, các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển không những phát huy hiệu lực hiệu quả trên đất thâm canh, ít chua mà còn phát huy hiệu lực cao trên các vùng đất chua trũng. Điển hình như các loại:

- Các loại chuyên dùng bón lót như phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 10.10.5; ĐYT NPK 10.7.3; ĐYT NPK 6.11.3; ĐYT NPK 10.7.3… Mức bón từ 600 – 700 kg/ha;

- Các loại chuyên bón thúc như: ĐYT NPK 12.5.10; ĐYT NPK 16.5.17; ĐYT NPK 13.3.10; ĐYT NPK 16.8.4; ĐYT NPK 12.8.12 với mức bón thúc từ 270 – 350 kg/ha, đã cung cấp đầy đủ tất cả các loại dinh dưỡng cho cây lúa khỏe, đặc biệt lượng vôi, có trong phân đáp ứng khử chua, tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ cây trồng phát triển.

Như vậy, sử dụng phân bón Văn Điển vừa cung cấp đầy đủ nhất tất cả các loại sinh dưỡng vừa có lượng vôi cải tạo độ chua, cải tạo thành phần lý hóa học đất, vừa nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng một cách bền vững, thay thế hoàn toàn sử dụng vôi bón ruộng, đồng thời tiết kiệm được tiền cho nông dân.

Việt Hà – Nam Phong

Tiết kiệm tiền mua vôi, khử chua cho đất bằng phân bón Văn Điển
Vừa tiết kiệm phần lớn số tiền đáng lẽ phải mua vôi bón cho cây, vừa giúp đất khử chua hiệu quả, lại mang nguồn dinh dưỡng có nguồn gốc khoáng tự nhiên cho cây trồng. Đó là nét độc đáo của phân bón Văn Điển mà ít có loại phân bón nào trên thị