

Tăng trưởng mạnh, ổn định và hiệu quả
Đến nay, Quỹ HTND toàn tỉnh Hải Dương đạt quy mô hơn 93,55 tỷ đồng, hiện đang hỗ trợ cho 3.643 hộ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong số này, nguồn quỹ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam uỷ thác là 16 tỷ đồng được triển khai ở 28 dự án; Quỹ cấp tỉnh 40,52 tỷ đồng (tăng 5 tỷ đồng so với năm 2021) thực hiện ở 99 mô hình nhóm hộ; Quỹ cấp huyện 37,02 tỷ đồng (tăng 4,6 tỷ đồng so với năm 2021). Nguồn Quỹ quốc gia về việc làm do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam uỷ thác với tổng số tiền là 2,015 tỷ đồng đang cho 40 hộ vay sử dụng đúng mục đích và phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn.
Để bảo toàn nguồn vốn, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh đã chủ động phối hợp với Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện tổ chức kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay các dự án khi đã giải ngân sau 30 ngày; đồng thời kiểm tra định kỳ và đột xuất nguồn vốn do Trung ương uỷ thác, nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn do địa phương vận động. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương còn đôn đốc các huyện và cơ sở Hội thu hồi vốn vay các nguồn vốn đến hạn; chỉ đạo các cấp Hội xây dựng các dự án, tổ chức thẩm định, xét duyệt và phân bổ Quỹ HTND từ nguồn ngân sách tỉnh năm 2022;
Đồng thời, chủ động phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn hội viên, nông dân cách thức xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh; chuyển giao khoa học kỹ thuật; tập huấn những kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi; đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp, tín chấp với Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH cho 33.037 hộ hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với tổng dư nợ đến nay là 2.723,4 tỷ đồng, trong đó, dư nợ Ngân hàng CSXH là 1.142,9 tỷ đồng cho 24.002 hộ vay và dư nợ Ngân hàng NN&PTNT là 1.508,5 tỷ đồng cho 9.035 hộ vay.
Nhìn chung, các nguồn lực về vốn đã giúp hội viên, nông dân trên địa bàn đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, qua đó, nhiều hộ nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả
Việc triển khai các dự án vay vốn Quỹ HTND và các hoạt động hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học công nghệ mới trong sản xuất đã tạo được thêm nhiều việc làm ổn định; tích cực vận động, kết nối hội viên, nông dân tham gia xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tập thể, tổ nhóm liên kết phù hợp với từng địa phương. Các cấp Hội vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập mới 92 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 06 hợp tác xã, 32 tổ hợp tác và 54 mô hình tổ nhóm liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn, nâng tổng số mô hình kinh tế tập thể toàn tỉnh lên 452 mô hình. Nhiều mô hình được xây dựng với sản phẩm có bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, điển hình như: mô hình dưa hấu an toàn tại xã Ngọc Liên (huyện Cẩm Giàng); Thanh long an toàn xã Hoàng Hoa Thám (TP. Chí Linh); Cam VietGAP xã Thất Hùng (TX. Kinh Môn); Ổi, Rau VietGAP xã Liên Mạc, Thanh Xuân (huyện Thanh Hà)...
Công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập các chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp tiếp tục được các cấp Hội xây dựng có hiệu quả, xuất hiện nhiều mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp trên các lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, nuôi thủy sản; trồng cây dược liệu, hoa, cây cảnh; sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ... Năm 2022, đã thành lập mới 13 chi hội ND nghề nghiệp và 61 tổ hội ND nghề nghiệp, nâng tổng số chi hội ND nghề nghiệp toàn tỉnh là 123 chi hội ND nghề nghiệp với 4.224 hội viên và 277 tổ hội ND nghề nghiệp với 4.893 hội viên. Trong đó, Hội ND tỉnh trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình “Sản xuất dưa chuột an toàn, hỗ trợ phát triển và củng cố Chi hội nông dân nghề nghiệp, hợp tác xã” tại xã Văn Tố (huyện Tứ Kỳ); Chi hội ND nghề nghiệp sản xuất và tiêu thụ Ổi an toàn tại xã Hiệp Lực (huyện Ninh Giang) và tổ hội ND nghề nghiệp sản xuất và tiêu thụ Cốm an toàn tại xã An Thượng (TP. Hải Dương) với tổng số 47 thành viên, quy mô 22ha. Hội ND tỉnh Hải Dương hỗ trợ một phần kinh phí tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sản phẩm...
Các cấp Hội đã chủ động phối hợp tổ chức 5 lớp dạy nghề cho 150 hội viên; 1.485 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 98.751 lượt hội viên; cung ứng 5.135 tấn phân bón trả chậm, 9.300 tấn thức ăn chăn nuôi, 15.200 cây giống các loại cho nông dân. Trong đó, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh trực tiếp tổ chức 34 lớp tập huấn ngắn ngày cho 1.190 lao động nông thôn; 60 buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 3.600 nông dân; cung ứng 700 tấn phân bón trả chậm các loại, hơn 3.500 giống cây ăn quả, 50kg chế phẩm sinh học trong chăn nuôi cho hội viên nông dân.
Các hoạt động hỗ trợ nông dân, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm được tăng cường, Hội ND tỉnh Hải Dương đã đưa gần 30 mặt hàng nông sản tiêu biểu của tỉnh tham gia Tuần lễ xúc tiến thương mại và du lịch Hải Dương; trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tại tỉnh Bắc Ninh; phối hợp đưa nông sản lên gian hàng trực tuyến phục vụ Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam tại tỉnh Sơn La... Các cấp Hội kết nối, hỗ trợ tiêu thụ 1.698,8 tấn nông sản cho nông dân; phối hợp với các công ty, doanh nghiệp hỗ trợ 118.000 tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh, trong đó Hội ND tỉnh Hải Dương trực tiếp phối hợp 34.000 tem truy xuất nguồn gốc.

Hội ND tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Ban Đối ngoại và Hợp tác Quốc tế - Trung ương Hội ND Việt Nam thu hồi nguồn vốn cho vay thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng phục hồi của các hộ nông dân trước đại dịch Covid-19” (Dự án ARISE, do Hội Nông dân châu Á vì sự phát triển bền vững tài trợ) tại 1 HTX, 2 tổ hợp tác và 10 chi hội Nông dân nghề nghiệp với tổng số tiền là 1,28 tỷ đồng và 672 hội viên nông dân được hưởng lợi trực tiếp từ Dự án. Triển khai thực hiện mô hình marketing giới thiệu, quảng bá sản phẩm Nấm tại Tổ hợp tác Nấm sạch Sao Mai, xã Nam Tân (huyện Nam Sách) với số tiền 108,6 triệu đồng và 11 hộ nông dân tham gia (chương trình do Hội Nông dân châu Á vì sự phát triển bền vững tài trợ).
Là một trong những hộ được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, đồng thời cũng là một trong những tấm gương hội viên, nông dân tiêu biểu trong thực hiện sản xuất kinh doanh. Ông Đào Văn Hùng - hội viên nông dân xã Hà Kỳ, huyện Tứ Kỳ cho biết: “Gia đình tôi làm trang trại chủ yếu nuôi gà đẻ và nuôi cá đã nhiều năm nay. Trong quá trình hoạt động sản xuất, gia đình tôi đã được vay vốn nguồn Quỹ HTND từ đó có thêm nguồn vốn mở rộng quy mô trang trại, hiện tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động. Trong năm qua, gia đình tôi có tổng doanh thu trên 4,5 tỷ đồng, trừ chi phí tổng thu nhập được trên 1 tỷ đồng”.
Cũng theo ông Đào Xuân Anh, để phát huy hiệu quả nguồn Quỹ HTND tại các địa bàn, tổ chức Hội Nông dân các cấp đã tăng cường kiểm tra, giám sát về cách thức tổ chức vận động quỹ cũng như triển khai các chương trình dự án, mô hình hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế hộ. Trên cơ sở đó, Hội sẽ xây dựng các phương án phân bổ nguồn Quỹ phù hợp với điều kiện thực tế. Ngoài ra, Hội ND cũng lựa chọn đầu tư có trọng điểm các mô hình. Theo đó, Hội sẽ định hướng hội viên nông dân sản xuất, chăn nuôi theo nhóm liên kết gắn với nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị kinh tế đối với cây trồng, vật nuôi...
Có thể khẳng định, nguồn vốn của Quỹ HTND đã thực sự góp phần hỗ trợ, giúp đỡ hội viên, nông dân trên địa bàn giảm nghèo, đồng thời xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao. Qua đó, uy tín của tổ chức Hội ngày càng được nâng lên; hội viên, nông dân thêm tin tưởng vào tổ chức của mình; những kết quả đạt được cũng góp phần thực hiện công cuộc giảm nghèo hiệu quả và bền vững ở địa phương.
“Trong những năm qua, Quỹ HTND tỉnh Hải Dương được quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động của Quỹ đã mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế cho hội viên nông dân, giúp hội viên nông dân có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Từ các nguồn vốn vay đã kịp thời hỗ trợ nông dân để đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều hộ đã vươn lên khá giàu, góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở địa phương, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay”.
Ông Đào Xuân Anh, Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương.
-
Hội ND Chí Linh: Nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ hội viên
-
Xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nhờ nguồn vốn Quỹ
-
Hội tích cực hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản trên “chợ mạng”
-
Số hoá vùng trồng, nâng cao giá trị quả vải thiều chín sớm Phương Nam
- Cam sành Vĩnh Long còn khoảng hơn 10.000 tấn cần tiêu thụ
- Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp hội viên nông dân huyện Kỳ Sơn thoát nghèo, vươn lên làm giàu
- Hội Nông dân Thái Nguyên hỗ trợ nông dân trồng chè theo hướng hữu cơ
- Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tư vấn, hỗ trợ nông dân sản xuất
- Hỗ trợ nông dân sinh kế và lan tỏa hương sắc núi rừng
- Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tích cực hỗ trợ nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị
- Mang Xuân đến với người nghèo ở Tây Nguyên
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
Tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức "khóa thuê bao"Người dân cần cập nhật thông tin chuẩn xác để tránh bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh