
Nhờ được học nghề mà hàng nghìn nông dân ở Bắc Ninh đã ứng dụng được kiến thức vào phục vụ sản xuất, kinh doanh. Nhiều người khởi nghiệp từ vốn kiến thức được học, nhiều người khác thì làm nghề nông nhưng sản xuất theo lối hiện đại, quy mô cho giá trị kinh tế cao hơn.

Nông dân làm chủ
Từng là học viên lớp nấu ăn tại Thôn Lẽ Đông Côi – Thị trấn Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), đến nay chị Nguyễn Thị Phương Hoa đã trở thành một bà chủ quán phở.
Sau 3 tháng được đào tạo bài bản, chị Hoa cùng các học viên đã nấu được hàng trăm món ăn. Ngoài các món ăn, chị còn được học pha chế, cắm hoa, tỉa hoa trang trí… và đặc biệt học thêm cả khởi sự kinh doanh.
“Nhờ sự chỉ bảo tận tình của thầy cô mà giờ đây tôi đã rất tự tin, có thể thực hành nhiều món. Hiện giờ tôi chọn món phở để khởi nghiệp”- chị Phương Hoa nói.
Sau học nghề được 3 tháng, chị Hoa vay mượn bạn bè, người thân được 40 triệu đồng, đầu tư mở quán phở gà. Món ăn của chị ngon, đậm đà và được nhiều người dân ở đây lui tới thưởng thức.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đăng Trung là giảng viên trực tiếp lớp nấu ăn cho biết, hầu hết học viên được tham gia lớp học đều rất hứng khởi. Họ học với mục đích rất rõ ràng. Có người thì học về mở quán ăn, có người học xong thành lập tổ nhóm nấu cỗ, hoặc làm trong các bếp ăn ở các khu công nghiệp…
Không chỉ học nghề phi nông nghiệp, tỉnh Bắc Ninh cũng chú trọng được đào tạo các nghề nông nghiệp, với mong muốn có thể tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Hơn 1 năm kể từ ngày được học lớp trồng rau sạch, vợ chồng ông Lê Đắc Lý, 53 tuổi (Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh) đã ứng dụng được khoa học vào sản xuất. Hiện tại gia đình ông bà đang là thành viên của Hợp tác xã Rau củ quả an toàn Liên Ấp, Việt Đoàn (Tiên Du, Bắc Ninh).
Gia đình ông Lý đang có 1ha trồng rau sạch theo quy chuẩn VietGAP. Giá trị kinh tế và sản lượng của các loại rau mang lại khá cao. Hiện tất cả các sản phẩm của gia đình ông đều được bao tiêu ở các chuỗi cửa hàng rau sạch và chuỗi nhà ăn ở các khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Trung bình mỗi tháng gia đình ông thu về từ 14 -17 triệu từ rau mầu.
“Qua học nghề chúng tôi nắm được quy trình sản xuất rau sạch, an toàn hiện đại. Ngoài kiến thức gieo trồng, canh tác hiện đại, điều mà tôi thấy thích nhất chính là việc các chương trình dạy nghề đã giúp chúng tôi tiếp cận được với kiến thức mới trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn” – ông Lý nói.
Ngoài kiến thức làm nghề, ông Lý còn được giảng viên kết nối với đơn vị cung ứng vật tư, giống rau, nơi cung cấp phân bón, thậm chí là giới thiệu nơi tiêu thụ sản phẩm.
Nhờ được học nghề, mà địa phương đã hình thành nên một vùng chuyên canh trồng rau sạch. Hiện đã có hơn 100 hộ gia đình nông dân ở thôn Liên Ấp tham gia vào hợp tác xã rau sạch, Hợp tác xã rau củ quả an toàn Liên Ấp, Việt Đoàn.
Ông Nguyễn Văn Khang – Phó Chủ tịch Hợp tác xã Rau củ quả an toàn Liên Ấp, Việt Đoàn cho biết, trước đây hoạt động sản xuất của bà con gặp nhiều khó khăn, từ việc sản xuất tới việc tiêu thụ. Tuy nhiên từ ngày được học nghề, nhiều hộ gia đình đã áp dụng được khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, gia tăng năng suất và giá trị sản phẩm.

Hình thành nhiều mô hình điểm
Ông Lê Đình Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân tỉnh Bắc Ninh (Hội ND tỉnh Bắc Ninh) cho biết, trong 2 năm gần đây Trung tâm đã phối hợp với Hội ND các cấp trong tỉnh trực tiếp tổ chức mở 18 lớp đào tạo nghề sơ cấp, dạy nghề và cấp chứng chỉ cho hơn 600 lao động nông thôn (LĐNT).
Trong quá trình đào tạo Trung tâm đã tổ chức 10 chuyến thăm quan thực tế cho học viên của lớp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nấm. Ngoài ra trên cơ sở khảo sát nhu cầu thực tế của người dân ở TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận, trung tâm còn mở các lớp đào tạo “Nữ công gia chánh”.
6 tháng đầu năm 2020 trung tâm đã ký hợp đồng với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức khai giảng 8 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có 5 lớp nông nghiệp, 3 lớp phi nông nghiệp (tại huyện Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Thuận Thành; Thị xã Từ Sơn, TP Bắc Ninh). Ngoài ra Trung tâm cũng được giao nhiệm vụ đào tạo 3 lớp nghề theo chương trình “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”.
“Để kết quả học tập được tốt nhất, trung tâm đã phân phối đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, mời giáo viên thỉnh giảng có tay nghề, có trình độ từ nghệ nhân, chuyên gia… trong các lĩnh vực đứng lớp” – ông Hùng nói.
Còn theo Sở LĐTBXH thì sau 9 năm thực hiện Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh, đến nay toàn tỉnh đã hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho 22.841 lao động khu vực nông thôn. Riêng năm 2019 vừa qua, tỉnh đã đào tạo nghề cho 2.427 lao động, đạt 97% kế hoạch.
Ông Lưu Văn Khải – Phó Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh cho biết, các ngành nghề nông nghiệp được hỗ trợ đào tạo chủ yếu là trồng nấm, cà rốt, nghệ, nuôi trồng thủy sản, sản xuất mây tre đan… Người lao động được trang bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành, bước đầu hình thành một số kỹ năng tổ chức sản xuất tại các hộ, nhằm phát triển kinh tế gia đình, giải quyết việc làm mới, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động khu vực nông thôn.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, gắn với các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành cho các cơ sở đào tạo nghề; gắn đào tạo với giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo… Ngoài ra tỉnh cũng chú trọng công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp, gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động ở các khu công nghiệp trên địa bàn.
“Toàn tỉnh phấn đấu đến hết năm 2020, đào tạo cho 60% số lao động khu vực nông thôn các nghề nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; đào tạo cho 20% lao động tham gia sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội khu vực nông thôn”
Ông Lưu Văn Khải – Phó Chi cục trưởng Chi cục phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
Quang Anh
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023
-
Quỹ Hỗ trợ nông dân tạo sức bật giúp nông dân Can Lộc làm giàu
-
Phát động cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông” lần thứ X
-
Vốn Quỹ kịp thời thúc đẩy phát triển kinh tế hộ
- Bắc Kạn: Đa dạng hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường
- Hội Nông dân Nghệ An: Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
- T.Ư Hội NDVN: Phát động kết nối, hỗ trợ tiêu thụ hành tím cho nông dân Sóc Trăng
- Nông dân miền núi đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa ngay từ đầu năm
- Nông dân đất Võ chung tay bảo vệ môi trường
- Tết trồng cây ở Hữu Lũng: Nô nức thi đua trồng thật nhiều cây, gây thêm nhiều rừng
-
Nghề dệt thổ cẩm - lưu giữ giá trị văn hóa đặc trưng của người Pà Thẻn(Tapchinongthonmoi.vn) - Pà Thẻn là tộc người có lịch sử cư trú khá lâu đời ở vùng đất biên cương Hà Giang, hiện nay đồng bào còn giữ được nhiều phong tục, tập quán độc đáo như lễ nhảy lửa, cưới hỏi, lễ tết. Đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm tạo ra những bộ trang phục với nhiều hoa văn, họa tiết cầu kỳ mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Pà Thẻn.
-
Phiên họp Chính phủ tháng 5: Các địa phương thông báo hàng loạt chỉ số, tín hiệu tích cựcTại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã thông báo nhiều tín hiệu, số liệu tích cực trên các lĩnh vực, cho thấy tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 tiến triển tích cực với nhiều lĩnh vực cải thiện hơn so với tháng 4 và tính chung 5 tháng, tình hình có nhiều điểm sáng.
-
Học Bác để trở thành cán bộ gương mẫu, vì dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Chị Phạm Thị Nhị - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được tỉnh ủy Thanh Hóa lựa chọn để biểu dương vì có thành tích trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức trong tháng 5/2023 tại Thanh Hóa và sẽ tham gia triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” năm 2023 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
-
Sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện để chăm lo sức khoẻ cho nhân dân tốt hơnNgày 1/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe Bộ Y tế báo cáo dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (Đề án), với sự tham dự của lãnh đạo một số bộ ngành, địa phương.
-
Phát hiện gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng giả dán mác quốc tếGần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi là hàng giả được "ra lò" tại một căn nhà cấp 4 ẩm thấp nằm sâu trong thôn Cao Sơn (xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội), vừa bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ phát hiện.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đảnSáng 2/6, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"