Sự cần thiết trong đào tạo, trẻ hoá nguồn nhân lực ở nông thôn thời đại công nghệ 4.0
Ngày 4.11.2020, tại Hà Nội, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tổ chức lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh – uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Dân vận T.Ư, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Đồng chí Lương Quốc Đoàn – Phó Chủ tịch Thường trực BCH T.Ư Hội NDVN; đồng chí Nguyễn Văn Linh – Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận T.Ư.
Tham dự hội nghị có các chuyên gia, nhà khoa học; lãnh đạo Hội ND của 11 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 2 của Hội; đại diện hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Lương Quốc Đoàn cho biết: Hội nghị nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, HTX và cán bộ, hội viên nông dân tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với Đảng, làm cho ý Đảng hợp với lòng Dân.
Để có nhiều ý kiến đóng góp có chất lượng vào Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Lương Quốc Đoàn đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận đóng góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện. Đồng thời cũng làm rõ thêm các vấn về vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Vai trò của Hội NDVN trong phát triển nông nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân để phát triển các hình thức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị… Đó là những nội dung quan trọng để Hội NDVN tiếp thu, đề nghị Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII bổ sung vào Dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Phát triển tam nông gắn với bảo vệ môi trường
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến của các đại biểu đã tập trung tham gia góp ý, làm rõ thêm vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những thành tựu và tồn tại, hạn chế của nông nghiệp, nông dân, nông thôn; những giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Đồng chí Phạm Hải Hoa – Chủ tịch Hội ND TP.Hà Nội cho biết: Vừa qua, Hội ND TP.Hà Nội đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Tại hội nghị đã có 12 ý kiến phát biểu trực tiếp và 50 ý kiến gửi bằng văn bản.
Theo đồng chí Phạm Hải Hoa, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần tập trung giải quyết. Đó là, thị trường tiêu thụ nông sản chưa ổn định, công tác xây dựng nông thôn mới còn nặng về hình hình thức, thành tích; sự liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân chưa chặt chẽ; các mô hình HTX, tổ hợp tác còn khó tiếp cận các chính sách ưu đãi về tín dụng, đầu tư kết cấu hạ tầng, ưu đãi đất đai…
Để giải quyết những hạn chế, yếu kém trên, Chủ tịch HND TP. Hà Nội đề xuất cần có chính sách cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy nông dân xây dựng các mô hình liên kết. Đồng thời, có chính sách cho doanh nghiệp tham gia mô hình liên kết doanh nghiệp – nông dân được vay vốn trung, dài hạn với lãi suất ưu đãi để triển khai mô hình liên kết. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, đặc biệt là trong việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai ở nông thôn trong đó có đất nông nghiệp.
GS.TSKH Trần Duy Quý – Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, Viện trưởng Viện hợp tác nghiên cứu khoa học châu Á Thái Bình Dương cho rằng các Dự thảo báo cáo lần này rất đầy đủ, toàn diện về tất cả các mặt bao gồm tình hình chính trị – xã hội trong và ngoài nước, những thành tựu đã đạt được cũng như những yếu kém cần phải khắc phục trong mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng, Chính phủ và của tất cả các ngành cả nước trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội suốt 35 năm đổi mới đặc biệt là trong 5 năm gần đây.
Tuy nhiên, để phát triển hiệu quả chiến lược phát triển, các ngành kinh tế trọng yếu ở nước ta nên chú trọng những nội dung sau:
Thứ nhất là đầu tư công nghệ thông tin: Nguồn nhân lực Việt Nam đủ sức để phát triển công nghệ thông tin. Việt Nam chỉ có thể nhanh chóng đứng trong tốp đầu của thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, từ khâu sáng tạo công nghệ nguồn đến sản xuất và thương mại trên thị trường trong và ngoài nước nếu có cách làm đúng. Quan trọng là chỉ trên cơ sở phát triển công nghệ thông tin đạt tình độ quốc tế, Việt Nam mới có thể phát triển tất cả các lĩnh lực kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo vệ môi trường.
Thứ hai là phải giữ 3,8 triệu héc-ta đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, có thể rút một phần để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nhưng khi cần vẫn có thể chuyển đổi để cấy lúa; đồng thời tập trung phát triển ngành Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, nghỉ dưỡng chữa bệnh theo phương pháp Đông – Tây y kết hợp ở dọc bờ biển miền Trung, Sa Pa, Đà Lạt… có thể đem lại việc làm, thu nhập cho người dân, tạo phát triển sự đồng đều giữa các địa phương.
Thứ ba, trong nông nghiệp tập trung vào nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, LobalGAP. Mỗi vùng nông nghiệp sinh thái cần được xác định loại nông sản chiến lược quốc gia và xây dựng kết cấu hạ tầng tương ứng để phát triển bền vững, phục vụ cho thị trường hơn 100 triệu dân Việt Nam và xuất sang thị trường thế giới. Nên học tập một số nước có diện tích nhỏ như Singapore là phát triển nông nghiệp đô thị, chú trọng và đầu tư sẽ giải quyết được nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho lao động đô thị.
Đồng thời, việc phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn: Tất cả các trang trại, công xưởng, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp… bắt buộc phải xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị hiện đại trong xử lý chất thải, nếu không đạt tiêu chuẩn thì nhất quyết không được hoạt động.
Đại biểu Phan Ngọc Oanh – nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) bày tỏ: Nông dân chúng tôi thực sự rất trăn trở, mong muốn sản xuất nông nghiệp sạch và có thể bảo vệ môi trường. Nhưng làm thế nào để sản xuất nông nghiệp sạch chúng ta mới chỉ nói đến phần ngọn mà chưa nói đến phần gốc. Thực sự, chúng tôi đang bị thiếu thông tin về các chế phẩm, phân bón sinh học.
“Bản thân tôi đã từng kết nối với nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên khi chúng tôi yêu cầu doanh nghiệp xây dựng mô hình thật ngay trên ruộng, vườn thì họ lại làm ăn kiểu chộp giật. Tại Hội nghị hôm nay, tôi muốn các nhà khoa học lắng nghe những trăn trở của người nông dân để từ đó nghiên cứu ra những chế phẩm sinh học giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp” ông Oanh nói.
Về vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ông Oanh cho biết: Bản thân ông là nông dân, nhưng cách đây hơn 10 năm ông đã ứng dụng công nghệ cao để trồng lan hồ điệp. Hiện nay, ông đã tự phòng cấy mô, trước hết là chủ động nguồn giống hoa cho gia đình, sau là nhân giống bán cho bà con để giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ nước ngoài. Tại Hội nghị ông Oanh cũng đề nghị cần có chính sách hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Giảm bớt những thủ tục phiền hà sách nhiễu, tạo sự liên kết và khoa học kỹ thuật và hỗ trợ xuất khẩu.
Liên quan đến vấn đề phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu, PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng – Nguyên Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) nêu ý kiến, những nhiệm vụ và giải pháp về bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu đã đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững chưa. Những vấn đề gì đang nổi lên tại nông thôn, đô thị cần quan tâm hơn. Cần làm đậm nét hơn các nguy cơ và các giải pháp ứng khó với biến đổi khí hậu vì Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biên đổi khí hầu (BĐKH). Kế hoạch hành động quốc gia về thích ứng với BĐKH cần phải được cụ thể hoá đến từng cơ sở, vì mỗi địa phương có các nguy cơ khác nhau và giải pháp khác nhau, từng người dân cần được biết cách thích ứng.
Tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm nòng cốt của Hội ND
Ngoài những ý kiến về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các đại biểu còn phân tích các giải pháp để nông dân phát huy vai trò trung tâm nòng cốt của Hội NDVN trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, trong việc liên kết giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân để phát triển các hình thức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị…
Theo TS. Nguyễn Trí Ngọc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội NN&PTNT Việt Nam cho rằng: Hội ND có hệ thống bộ máy từ trung ương đến tận cơ sở, nhưng còn tồn tại bất cập nhiều nơi nông dân không biết có Hội ND và bản thân hội viên chưa nhận thức được việc mình tham gia vào tổ chức để làm gì? Vậy vai trò của tổ chức Hội ND như thế nào để tập hợp được lực lượng này và tạo được sức mạnh thực sự của Hội/. Và nếu không tập hợp được lực lượng của mình thì rõ ràng Hội sẽ bị yếu đi và không đáp ứng được mục tiêu đề ra. Vì vậy, trong phương hướng nhiệm vụ đối với tổ chức như Hội ND cần nêu rõ phương hướng để xây dựng như nào là yêu cầu hết sức quan trọng.
Cũng theo GS.TSKH Trần Duy Quý: Xác định vị trí vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thì cần chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ “thanh nông tri điền” thay thế cho “lão nông tri điền”, nông dân chuyên nghiệp thay thế cho nông dân cha truyền con nối thông qua các cơ sở đào tạo hiện có và phải bằng ngân sách nhà nước. Việc đào tạo nguồn lực, trẻ hoá nguồn lực ở nông thôn là rất cần thiết trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, đề nghị nhà nước hỗ trợ đạo tạo nguồn lực này để họ có thể sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý trang trại, sản xuất sản phẩm theo chuỗi và đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh đánh giá cao những ý kiến đóng góp phong phú và thiết thực nhiều vấn đề được đề cập của các đại biểu. Việc lấy ý kiến của nhân dân qua 2 kênh là ban Tuyên giáo và ban Dân vận Trung ương về dự thảo các Văn kiện tình Đại hội XIII giúp cho Đảng lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu một cách có chọn lọc để vạch ra đường hướng phát triển vững chắc cho tương lai của đất nước. Do đó ý kiến của các đại biểu, Ban Dân vận sẽ tổng hợp đầy đủ để báo cáo và mong các đại biểu tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nhiều vấn đề và đóng góp ý kiến bằng văn bản.
Bài, ảnh: Tuệ Anh
-
Nghệ An: Công tác Hội và phong trào nông dân có bước chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ -
Hội Nông dân Việt Nam tập trung triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 -
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 -
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cộng đồng nông thôn
- Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội
- Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức hội nghị báo cáo viên mở rộng cấp tỉnh
- Phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng giảm phát thải khí nhà kính
- Mang hơi ấm nghĩa tình đến với đồng bào vùng cao Kỳ Sơn
- Thanh Hóa: Thực hiện thắng lợi 3 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết số 34
- Phiên chợ giúp nông dân miền núi tiêu thụ nông sản
- 42 tác phẩm đạt Giải Báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ 2
-
Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm y tế áp dụng năm 2025Ngày 1/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
-
Vì sao du lịch Việt vẫn chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?Theo các chuyên gia trong ngành, giờ đây thế giới đã “là một thế giới khác.” Những bất cập khó tháo gỡ đã khiến du lịch Việt Nam chưa thể tạo sức bật trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
-
Trái bưởi da xanh giá tăng cao, nhà vườn phấn khởiHiện nay, nhiều loại trái cây ở tỉnh Bến Tre tăng giá, hút hàng. Trong đó, trái bưởi da xanh do chất lượng cao, xuất khẩu mạnh nên giá tăng đột biến.
-
Huyện Văn Yên (Yên Bái) và huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mớiNgày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Tân Chủ tịch UBND tinh Bắc Giang 45 tuổiNgày 2.1, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức kỳ họp lần thứ 23 để quyết định một số nội dung liên quan đến công tác cán bộ thuộc thẩm quyền. Theo đó, ông Nguyễn Việt Oanh 45 tuổi, Phó Bí thư Tỉnh ủy, trúng cử chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Công nhận 33 bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
-
Quất cảnh Hội An nhộn nhịp vào mùa TếtNhững ngày này, người trồng quất cảnh ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khẩn trương chăm sóc, chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm hiện tại, hơn 80% số quất cảnh chơi tết đã được thương lái đến tận vườn đặt mua.
-
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới nâng caoPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1695/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc công nhận huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
-
Huế công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025Ngày 1/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức Lễ Công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.
-
Ngày đầu áp dụng mức xử phạt vi phạm mới, nhiều tài xế hối hận vì vi phạmNgày 1/1/2025, ngày đầu áp dụng Nghị định 168, cảnh sát giao thông lập biên bản một số trường hợp vi phạm với mức xử phạt mới. Nhiều người vi phạm ân hận, xót xa khi nộp phạt.
-
1 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao