Sức sống mới ở miền quê Hiệp Cường
Hiệp Cường là một xã của huyện Kim Động – mảnh đất tọa lạc ở cửa ngõ của TP. Hưng Yên. Mảnh đất này đang sải những bước dài trên con đường đổi mới để trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025.
Phát triển kinh tế nông nghiệp vững chắc
Từ khi thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến nay, xã Hiệp Cường đã có nhiều thay đổi tích cực, cuộc sống của người dân được nâng cao với những nếp nhà san sát, với màu xanh của đồng ruộng tươi tốt, công sở, nhà máy, xí nghiệp hoạt động nhộn nhịp…
Trao đổi với ông Quách Đại Hưng – Chủ tịch UBND xã Hiệp Cường được biết, nhiều năm qua, chính quyền và nhân dân xã đã phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, nỗ lực thi đua lao động sản xuất, bằng nội lực chính mình tạo nên nhiều đổi thay ngoạn mục trên quê hương, đặc biệt trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Thành quả của Hiệp Cường hôm nay, chính là từ những nền móng vững chắc trong quản lý, điều hành từ cán bộ quản lý của nhiều nhiệm kỳ đã qua.
Theo ông Quách Đại Hưng, năm 2020 tương đối đặc biệt, Hiệp Cường thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị trong nước, trong tỉnh, trong huyện có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn. Dịch bệnh Covid-19 và diễn biến bất thường của thời tiết đã khiến giá nông sản biến động thường xuyên, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, với tâm niệm nối tiếp những thành quả của thời kỳ trước, tập thể cán bộ quản lý của Đảng ủy, UBND xã Hiệp Cường đã cố gắng hoàn thành tốt vai trò lãnh đạo, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh ở địa phương, nỗ lực hết mình vì sự phát triển của địa phương.
Năm 2020, sản xuất nông nghiệp của Hiệp Cường có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều chỉ số đạt và vượt so với chỉ tiêu đề ra trong năm 2019. Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ Mùa toàn xã là 273ha, đạt 96,5% kế hoạch, giảm 12,6ha so với vụ Mùa năm 2019 (do một số thôn chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm khác hoặc cây ăn quả). Trong đó, lúa chất lượng chiếm 65,4% tổng diện tích; năng suất bình quân ước đạt 51,6 tạ/ha. Diện tích trồng một số cây ăn quả chính: Nhãn: 33,5ha; cam, quýt, bưởi (cây có múi): 28,3ha. Sản lượng nhãn đạt 49,75 tấn; sản lượng cam, bưởi đạt 42,8 tấn. Tổng đàn trâu, bò trong toàn xã có trên 140 con, đạt 86,9% so với kế hoạch. Tổng đàn lợn (không kể lợn sữa) gần 1.600 con. Tổng đàn gia cầm khoảng 25.000 con, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Cùng với sản xuất nông nghiệp, tình hình sản xuất công nghiệp – xây dựng trên địa bàn xã cũng có những thay đổi nhất định. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng của Hiệp Cường đạt 145 tỷ đồng. Công tác quản lý đầu tư các dự án xây dựng được thực hiện theo đúng quy định, tiến độ thi công các dự án đảm bảo theo đúng kế hoạch. Xã đã nâng cấp, sửa chữa 10 phòng học trường THCS và san lấp khu cổng trường với số tiền hơn 1,7 tỷ đồng; nâng cấp sửa chữa nhà hiệu bộ và các hạng mục công trình trường tiểu học với tổng số tiền hơn 867 tỷ đồng; xây mới nhà văn hóa thôn Tiên Cầu, Trường Mầm non Hiệp Cường; thi công giai đoạn 1 đường giữa làng thuộc thôn Đống Lương, đường liên xã đoạn từ đường 72 đi xã Trung Nghĩa, TP. Hưng Yên.
Về hoạt động thương mại – dịch vụ, trên địa bàn xã duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tổng thu nhập ước đạt 156 tỷ đồng, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tình hình thị trường tương đối ổn định, cung cầu hàng hóa được đảm bảo, mạng lưới dịch vụ thương mại tiếp tục được phát triển, mở rộng.
Đạt nhiều thành tựu hướng đi đúng đắn, hợp lý
Không chỉ đạt được những kết quả về phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, xã Hiệp Cường còn đạt được những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội… Điều đó đã khẳng định hướng đi đúng đắn, hợp lý của Đảng bộ, UBND và sự chung sức, đồng lòng của người dân. Trong những năm qua, bằng những việc làm thiết thực, hành động kiên quyết và hiệu quả, trực tiếp mang lại những đổi thay đáng kể cho quê hương, các cán bộ lãnh đạo của xã Hiệp Cường được nhân dân đánh giá là những lãnh đạo gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, sống hòa đồng với cấp dưới, quần chúng, được mọi người tin tưởng, quý mến. Đó là biểu hiện sinh động của sự liên kết chặt chẽ giữa đảng, chính quyền và nhân dân, tạo nên khối đại đoàn kết bền vững.
Về công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường cơ bản được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước; rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2021; phối hợp với Ban Quản lý dự án và Trường Quân sự tỉnh trả tiền bồi thường cho các hộ dân khu vực thôn Trà Lâm; dự án 1,9ha đất giãn dân thôn Tiên Cầu do UBND huyện làm chủ đầu tư, đến nay đã bồi thường chi trả được 12 hộ dân, còn lại 8 hộ dân hiện huyện và xã đang vận động để lấy tiền bồi thường…
Lãnh đạo UBND xã cũng chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn. Mỗi thôn, xóm chọn một ngày nhất định trong tuần làm tổng vệ sinh chung. Mỗi hộ gia đình đều có thùng chứa rác và tự phân loại rác, bỏ đúng nơi quy định. UBND xã còn hướng dẫn người dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu gom vỏ bao đúng nơi quy định để xử lý. Đồng thời, tăng cường sử dụng phân xanh, phân hữu cơ tại chỗ kết hợp với phân hoá học, không dùng phân tươi bón trực tiếp cho cây trồng.
Tại xã Hiệp Cường, chất lượng giáo dục cũng được duy trì và giữ vững. Xã tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua trong toàn ngành; 100% các trường thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dạy trẻ; công tác kiểm tra, quản lý dạy thêm, học thêm được tăng cường. Hiệp Cường tiếp tục củng cố, duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non và xóa mù chữ. Được biết, hiện nay xã có tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp là 408/408 trẻ, đạt tỷ lệ 100%. Về giáo dục THCS và tiểu học, duy trì ổn định số lớp hiện có; chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn được nâng lên; tổ chức tốt các cuộc thi cấp trường và tham dự các cuộc thi cấp tỉnh, cấp huyện đạt kết quả cao hơn cùng kỳ năm trước.
Công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn xã cũng được triển khai có hiệu quả. Trong năm 2020, không có dịch bệnh hay tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Xã đã chủ động phối hợp với lực lượng công an, quân sự và các cấp thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của xã thực hiện tốt công tác nắm bắt, quản lý, cách ly và theo dõi đúng quy trình phòng, chống dịch Covid-19. Công tác tiêm chủng mở rộng được duy trì hàng tháng tại trạm y tế, đảm bảo cung ứng đầy đủ vắc xin vật tư, không để xảy ra tai biến trong khi tiêm;…
Về Hiệp Cường hôm nay cho thấy sức sống mới của làng quê, minh chứng cho sự chuyển mình của vùng đất với bề dày truyền thống, nơi từng trải qua những trang hào hùng lịch sử cách mạng. Tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của những cán bộ có tâm huyết, xã sẽ ngày càng có thêm những đổi thay toàn diện, sâu sắc; mang lại niềm vui cho người dân khi đời sống được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, để họ tin tưởng hướng tới ngày mai tươi sáng hơn.
Nguyễn Minh Quang
-
TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp -
TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch -
Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025 -
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
- Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam
- Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD
- Tây Ninh: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là ngành Chăn nuôi
- Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số
- Ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng
- Nông sản Việt vươn xa nhờ liên kết chuỗi giá trị
- Cách “phục sức” tối ưu cho cây có múi sau thời kỳ nuôi quả bằng phân bón Văn Điển
-
Hội Nông dân tỉnh Bến Tre tổ chức ra mắt “Câu lạc bộ 5 nhà”Sáng ngày 2/11/2024 tại khu du lịch Làng Xanh tỉnh Bến Tre, Hội nông dân tỉnh đã có buổi ra mắt Câu lạc bộ (CLB) 5 nhà gồm Nhà nước – Nhà nông – Nhà báo - Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và phát động phong trào đóng góp để phát triển “Quỹ hỗ trợ nông dân” trên địa bàn tỉnh.
-
Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc(Tapchinongthonmoi.vn) – Được xem là vùng “rốn lũ” của miền Trung, việc bảo vệ thành quả nông thôn mới (NTM) với Hà Tĩnh cũng chẳng khác hành trình xây dựng đầy gian nan, đích đến càng cao lại nhiều thách thức. Chính vì lẽ đó, người dân nơi đây xem thiên tai như là sự thử thách sinh tồn, để rồi trong gian khó tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên hiện diện càng rõ hơn và được ví như “điểm tựa” để vượt qua.
-
TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợpNgày 1/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP. Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, chủ trì hội nghị.
-
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóaThời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được nhiều câu lạc bộ (CLB) bảo tồn những làn điệu dân ca các dân tộc, thu hút được sự quan tâm của người dân ở nhiều lứa tuổi.
-
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hươngTỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây NinhNgày 01/11, tại tỉnh Tây Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Lễ trao nhà Đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Bọt, sinh năm 1953 là hội viên nông dân cư ngụ tại ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệuMột trong những mặt hàng điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản là sầu riêng. Việt Nam và Trung Quốc lại vừa ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra dư địa xuất khẩu rất lớn cho sản phẩm này.
-
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phóTừ ngày 3 - 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
-
Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của HộiSáng ngày 1/11/2024, tại hội trường Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
-
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn)- Tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh đã ký công nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2024.
-
1 Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
2 Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng" -
3 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay