Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa
Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa là Quỹ Quốc gia
Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa là Quỹ quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa trực tiếp quản lý nhằm huy động nguồn lực bổ sung phục vụ phát triển nghề cá, đầu tư cho các hạng mục, công trình hạ tầng cảng cá, cơ sở chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá và các công trình thiết yếu khác phòng, chống thiên tai, phục vụ dân sinh tại huyện Trường Sa chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ.
Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền gửi đối với nguồn gốc từ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước và mở tài khoản tiền gửi đối với nguồn từ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Quỹ Hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của Quỹ theo quy định.
Tài trợ cho các hoạt động, dự án phục vụ phát triển nghề cá, đầu tư phát triển nghề cá, đầu tư cho các hạng mục, công trình hạ tầng cảng cá, cơ sở chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá và các công trình thiết yếu khác phòng, chống thiên tai, phục vụ dân sinh tại huyện Trường Sa chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ.
Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Công bố công khai quy chế hoạt động, kết quả hoạt động của Quỹ, báo cáo tình hình thực hiện Quỹ theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hội đồng quản lý Quỹ có không quá 05 thành viên
Cơ cấu tổ chức của Quỹ gồm: Hội đồng quản lý Quỹ; cơ quan điều hành Quỹ.
Hội đồng quản lý Quỹ có không quá 05 thành viên, gồm: Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và các ủy viên.
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là đại diện Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Phó Chủ tịch và các ủy viên là lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa và đại diện Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Trường Sa.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa quyết định.
Cơ quan điều hành Quỹ bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các cán bộ nghiệp vụ.
Giám đốc cơ quan điều hành Quỹ do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
Phó Giám đốc, Kế toán trưởng cơ quan điều hành Quỹ do Giám đốc cơ quan điều hành Quỹ đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm.
Cán bộ nghiệp vụ cơ quan điều hành Quỹ do Giám đốc cơ quan điều hành Quỹ quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
Quy chế hoạt động của Quỹ
Nghị định cũng quy định Quy chế hoạt động của Quỹ, trong đó về nguyên tắc, Quỹ hoạt động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, theo quy định tại Nghị định này và theo Điều lệ của Quỹ do Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành. Việc sử dụng Quỹ phải đúng mục đích, tiết kiệm, kịp thời và có hiệu quả.
Thường xuyên vận động tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ, tài trợ cho Quỹ để thúc đẩy việc bổ sung nguồn lực phục vụ phát triển nghề cá, đầu tư phát triển nghề cá, đầu tư cho các hạng mục, công trình hạ tầng cảng cá, cơ sở chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá và các công trình thiết yếu khác phòng, chống thiên tai, phục vụ dân sinh tại huyện Trường Sa chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ.
Các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ. Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo đúng thẩm quyền.
Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
Nguồn tài chính của Quỹ gồm: Nguồn hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; nguồn đóng góp, viện trợ và tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước; bao gồm tự nguyện hoặc tài trợ có mục đích; nguồn lãi từ tài khoản tiền gửi (nếu có); nguồn tồn dư Quỹ hàng năm; các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
Theo Chinhphu.vn
- Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó
- Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
-
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của MỹKết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
-
Vợ sinh con, chồng tham gia BHXH được hưởng chế độ thai sảnBạn Ngô Văn Bường (Kon Tum): Tôi làm công nhân, có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi vợ tôi sinh con, tôi có được nghỉ chăm vợ không? Ngoài ra, khi vợ sinh con, chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng còn được hưởng những quyền lợi BHXH gì?
-
Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão YagiTrung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức hỗ trợ cá trắm giống cho hội viên nông dân thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
-
Hội Nông dân xã Hương Sơn: Chủ động “tìm nguồn” để phát triển sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Bằng nhiều giải pháp cụ thể và đặc biệt là chủ động “tìm nguồn” để hỗ trợ xây dựng các sản phẩm OCOP, vì vậy mà 3 năm trở lại đây, năm nào Hội Nông dân xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cũng hỗ trợ cho các chủ thể trên địa bàn để xây dựng thành công sản phẩm đạt OCOP.
-
An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quảHiện nay, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang đã sử dụng 265 drone phục vụ sạ lúa, bón phân; ứng dụng nền tảng số, phần mềm ghi nhật ký, truy xuất nguồn gốc; ứng dụng với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và chuỗi khối (Blockchain) đã giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, mở ra cơ hội kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.
-
Bộ Y tế phản bác thông tin sử dụng thực phẩm bổ sung I-ốt gây cường giápTrước thông tin dùng thực phẩm bổ sung I-ốt làm gia tăng bệnh về tuyến giáp do thừa vi chất này, Bộ Y tế cho biết, đây là thông tin thiếu cơ sở khoa học gây hoang mang dư luận.
-
Khát vọng, đam mê sáng tạo vì môi trường xanh – sạch – đẹpNgày 5/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (HUNRE) tổ chức Chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành: Giảm đốt rơm, rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật”. Tham dự vòng chung kết có 10 nhóm/thí sinh là các em học sinh, sinh viên đến từ một số trường đại học, cao đẳng, THPT.
-
Bài 4: Chuyển đổi xanh hướng đến tương lai bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) – Trước sự gia tăng hàng loạt các thách thức về biến đổi khí hậu và sự cần thiết của nền kinh tế bền vững, Hà Tĩnh đã hành động chuyển đổi xanh để hoà hợp với thiên nhiên nhằm tìm kiếm tương lai thịnh vượng, an toàn. Trong thực hiện xây dựng nông thôn mới đặt mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu.
-
Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt NamChiều ngày 5/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu pháp luật được xây dựng trong 10 năm.
-
Quảng Bình: Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt gần 1.000 hộ dân(Tapchinongthonmoi.vn)- Đến chiều ngày 5/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to gây ngập lụt, chia cắt giao thông và các thôn, bản.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế