Thầy, trò ở miền núi Quảng Trị chông chênh đường đến trường
Vào mùa mưa bão, đường đến trường của giáo viên và học sinh vùng núi tỉnh Quảng Trị thật chông chênh. Năm nay, con đường đến lớp càng thêm gian nan và đầy nguy hiểm. Điểm trường Mầm non Ra Ty, xã Hướng Lộc là một trong những điểm trường khó khăn nhất của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Nằm trên đỉnh dốc, ngôi nhà cấp 4 lợp mái tôn được dùng làm phòng học cho gần 20 học sinh trong vùng.
Mưa bão kéo dài, cô giáo Lê Thị Thúy An phải ở lại đây hàng tuần liền để trông coi, dọn dẹp vệ sinh trường lớp, vận động phụ huynh đưa các cháu đến lớp. Những bữa cơm trưa, cô Thúy An phải nấu nhờ tại nhà bà con dân bản. Tối đến, cô cùng các giáo viên khác ngủ nhờ nhà phụ huynh học sinh vì trời quá rét mà phòng tại trường lại không đủ ấm.
Cô giáo Thúy An chia sẻ, trong mùa mưa bão này, sau mỗi buổi học, các thầy cô giáo ở đây thay phiên nhau đưa học sinh qua suối để trở về nhà an toàn: “Tôi đã thu xếp công việc gia đình, lên đây bám trường, bám lớp. Mặc dù qua cơn bão vừa qua, bà con dân bản rất khó khăn nhưng vẫn đùm bọc, giúp đỡ chúng tôi. Đây cũng là động lực lớn để chúng tôi tiếp tục công việc của mình”.
Tháng 10 vừa qua, những trận sạt lở núi liên tiếp xảy ra, bùn đất bao trùm cả xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Bản làng, trường học, trụ sở đều bị ngập bùn non, dày hơn 1 mét, cây cối ngã đổ ngổn ngang. Sau gần 1 tháng bị đất bùn vùi lấp, 2 trường học ở xã Hướng Việt đã trở lại dạy và học trong bộn bề khó khăn.
Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Phụng, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Việt, huyện Hướng Hóa cho biết, mưa lũ làm xã bị cô lập hoàn toàn, mọi thứ đều thiếu, từ điện, nước, lương thực, thực phẩm đến sách vở, đồ dùng cho học sinh… Đường sá bị chia cắt, giáo viên từ trung tâm huyện phải đi bộ, lội bùn, tìm cách băng rừng để đến với trường lớp, học sinh.
Theo cô Nguyễn Thị Thúy Phụng, nghỉ học dài ngày nên các giáo viên đã lặn lội đến từng thôn, bản vận động các gia đình đưa con em trở lại trường học: “Lúc đó đường từ xã Hướng Phùng vào xã Hướng Việt mà giáo viên vẫn thường đi chưa thể thông, giáo viên phải đi ngược từ tỉnh Quảng Bình để vào trường. Quãng đường đó gấp 16 lần thời gian đi so với quãng đường vẫn thường đi. Nhà trường đang tiến hành các công việc để bắt đầu lại việc học. Gia đình học sinh nhiều nhà đang bị sập và cuốn trôi cho nên cuộc sống của gia đình các em chưa ổn định, rất vất vả.
Mưa lũ đã đi qua nhưng đường đến trường của học sinh xã Hướng Việt còn nhiều khó khăn. Nghỉ học quá lâu, chương trình học bị gián đoạn khá nhiều, ảnh hưởng đến kiến thức, chất lượng học tập của học sinh…
Thầy giáo Nguyễn Văn Tý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Việt, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị cho biết, nhà trường đã lên kế hoạch dạy chéo buổi, một buổi học chính và một buổi học bù để theo kịp chương trình học trong năm nay: “Trường bị lũ quét qua và khối lượng bùn đất lấp xuống san phẳng toàn bộ khuôn viên trường lớp, thiệt hại nặng nề. Cùng với thiệt hại chung của toàn xã thì các em học sinh đi học trở lại chắc chắn thiếu sách vở, đồ dùng học tập, áo quần, giày dép, áo mưa. Trong điều kiện khó khăn thế này, nhà trường mong các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân cùng với nhà trường, giúp đỡ nhà trường nhanh chóng khắc phục hậu quả ổn định công việc dạy và học”./.
-
Hào hứng chào đón năm học mới tại ngôi trường mang tên người anh hùng áo vải Lương Văn Nắm -
Cơ hội việc làm cuối năm cho nhiều lao động ở Đồng Nai -
Trước ngày 27/8, thí sinh cần xác nhận nhập học Đại học qua cổng trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo -
Yêu cầu các địa phương sẵn sàng chuẩn bị cho năm học 2024-2025
- Ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới
- Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo bài thi đánh giá năng lực năm 2025
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm
- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung thời gian năm học 2024 – 2025
- Dự kiến điểm chuẩn ngành sư phạm, ngành vi mạch bán dẫn sẽ tăng cao
- Cuộc thi tiếng Anh thú vị dành cho học sinh
- 17 giờ chiều 30/7: 'Chốt' đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ