Thơm ngon “nức tiếng” bánh gai xứ Dừa
Chạy dọc quốc lộ 7A đoạn qua xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An), chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh rất đỗi quen thuộc, giản dị với những sạp bánh gai đầy ắp. Tuy thứ bánh quê này có từ Bắc chí Nam, nhưng bánh gai xứ Dừa lại mang những nét đặc trưng và được xem là đặc sản của vùng đất nơi đây. Nếu ai đã một lần thưởng thức món quà quê bình dị này, chắc hẳn không thể quên được hương vị ngọt bùi của nó.
Món ăn đặc sản, có từ lâu đời
Bánh gai xứ Dừa là đặc sản vốn đã nổi tiếng từ lâu đời ở xã Tường Sơn. Vùng đất nghèo Tường Sơn đang đổi thay từng ngày, cuộc sống khấm khá lên nhiều nhờ vào món ăn đặc sản quê hương, được ông cha để lại từ bao đời nay.
Theo các già làng ở đây, cái nghề làm bánh gai xứ Dừa cũng không rõ xuất hiện từ khi nào. Chỉ còn nhớ từ khi chập chững lên 5, lên 6 là đã có bánh gai, được bà bóc cho những chiếc bánh gai thơm ngon, ngọt lịm. Họ bắt đầu thích thú với đặc sản quê hương mình từ đó.
Bà Nguyễn Thị Hồng (Tường Sơn, Anh Sơn) chia sẻ, tôi đã gắn bó với nghề làm bánh gai này hơn 60 năm nay. Từ cái này còn mười một, mười hai tuổi chúng tôi đã được dạy cách làm bánh, chọn lá, làm nhân… Từ ngày đó cho đến bây giờ, bánh là cuộc sống của không chỉ riêng tôi mà cần rất nhiều gia đình ở Tường Sơn. Nhờ làm bánh gai mà nhiều người ăn nên làm ra, có tiền nuôi con ăn học, cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.
Bánh gai là một loại bánh khá phổ biến, có ở nhiều địa phương trên cả nước, nhưng khi được nếm thử bánh gai xứ Dừa thì thực khách khó mà quên được. Ngày nào cũng như ngày nào, “cơn sốt” bánh gai xứ Dừa không có vẻ thuyên giảm, đều đều mỗi ngày những sạp bánh ở đây thu lại lợi nhuận từ 500 – 700 nghìn đồng, những ngày lễ, tết số tiền đó lại tăng lên gấp 4, gấp 5.
Dừng chân tại dốc Dừa, cảnh người mua, kẻ bán tấp nập đã tạo nên một không khí vui tươi, nhộn nhịp trong cái nắng oi ải của ngày hè. Thoăn thoát nhặt bánh để đóng gói cho khách hàng, chị Hoàng Thị Bích ( Tường Sơn, Anh Sơn) vui vẻ, cho biết: “Thường thì những ngày cuối năm, các dịp lễ tết lượng khách qua lại sẽ đông hơn nên số lượng bán ra sẽ nhiều gấp 2, gấp 3 so với ngày thường. Trung bình, ngày thường chị bán được xấp xỉ gần nghìn cái bánh. Dù công việc khá bận rộn và vất vả, song khách hàng đông, lại kiếm được của ăn của để nên cũng vui lắm”.
Quan sát những ngón tay thoăn thoắt gói bánh, làm nhân mà chúng tôi cứ há hốc vì sự ngưỡng mộ. Những cô bé mới mười một, mười hai tuổi mà đã gói bánh một cách điệu nghệ và tinh tế, cái nào ra cái đó, đẹp không thua xa gì cái bánh được người lớn gói. Càng không khỏi bất ngờ hơn khi trung bình mỗi ngày, các bạn trẻ có thể gói được hơn 200 cặp bánh, người lớn gói nhanh có thể gói đến 500 cặp bánh trong một ngày. Đó là một con số ấn tượng, khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Quả thật, nghề làm bánh gai đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người ở đây, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
Bí quyết tạo nên bánh gai xứ Dừa
Quy trình sản xuất thứ bánh đặc sản này xem ra không mấy phức tạp, nhưng cũng khá cầu kỳ trong công đoạn tuyển chọn nguyên liệu gồm nếp, đậu xanh, lá gai tươi, dừa khô, đường cát trắng, dầu ăn… Nếp là thứ nếp quê, trắng và thơm để khi xay ra có được bột nếp thật dẻo, mịn và thật thơm. Nhân bánh được làm bằng những hạt đậu xanh hấp chín, giã nhuyễn trộn với đường kính trắng và cùi dừa xắt nhỏ tạo nên mùi thơm béo ngậy của dừa và mùi thơm của nhân đậu xanh.
Lá gai hái về rửa sạch, luộc chín, giã nát và trộn với dầu ăn, cho vào bột nếp đã được lọc kỹ và làm nên thứ màu đặc trưng của bánh gai, loại đặc sản nổi tiếng. Lá để gói bánh được làm bằng lá chuối khô, sau khi đã được lau chùi rất sạch sẽ và để nơi thoáng mát, người ta xé nhỏ lá bánh ra khoảng 6-8cm và bắt đầu công đoạn gói bánh.
Lá bánh được trải ra và người ta lấy muỗng múc từng muỗng bột trải trên mặt lá chuối, ở giữa cho nhân đậu xanh đã được trộn lẫn với dừa và bắt đầu gói lại hình tam giác, cho 2 mặt tam giác úp mặt lại với nhau và buộc chặt bằng sợi lạt mềm. Sau khi hoàn thành công đoạn gói bánh xong, sẽ xếp bánh vào nồi để hông cách thủy. Khác với các loại bánh khác như bánh chưng, bánh bột lọc là cho vào nước và luộc chín thì bánh gai lại được bà con nơi đây xếp vào những cái vửng lớn để hông trên bếp củi, mỗi lần hông khoảng tầm một tiếng rưỡi.
Giờ đây có rất nhiều gia đình ở vùng núi Anh Sơn làm nghề bánh gia truyền này và mỗi gia đình đều có một bí quyết riêng để làm nên món ăn đặc sản này. Điều đặc biệt ở món bánh gai này là bánh rất vừa miệng vừa có vị ngon và béo ngậy của dừa trộn lẫn với hạt đậu xanh lại vừa có vị thơm, dẻo của nếp và mùi của lá chuối khô. Món ăn này được làm quanh năm và giá cả cũng rất bình dân. Chỉ với 2.500 đồng là bạn đã có thể có 1 cặp bánh ngon dùng để làm quà biếu mỗi khi có dịp đi xa.
Chị Bùi Thị Lan (Tường Sơn, Anh Sơn) chia sẻ, làm cái nghề này nhìn thì đơn giản lắm, thế nhưng để có được sản phẩm đặc trưng và có thương hiệu như bây giờ không phải là điều dễ dàng. Từ tất cả các khâu, chúng tôi đều phải làm hết sức cẩn thận và tỉ mỉ. Mỗi gia đình ở đây đều có bí quyết riêng của họ. Đối với chúng tôi, công đoạn chọn lá chuối là vô cùng quan trọng, sử dụng lá chuối khô là để tạo mùi thơm tự nhiên đồng thời tránh mốc thiu. Nếu là chuối quá khô thì cần làm mềm bằng cách nhúng qua nước. Một bí quyết để bánh gai dốc Dừa thơm ngon hơn là khi gói bánh có xoa thêm 1 ít dầu thực vật. Cách làm này cũng kiến cho bánh dễ bóc, không bị dính và lá bánh.
Cầm trên tay chiếc bánh gai dốc Dừa, chúng tôi liên tưởng đến được hình dáng như ngọn núi của miền Tây xứ Nghệ. Mùi thơm tự nhiên của lá chuối khô khi bóc từng lớp lá bánh, màu đen bóng tự nhiên của lá gai, vị ngọt thơm, dai, mềm và bùi béo của từng chiếc bánh, nếu ai đã một lần thưởng thức món quà quê bình dị này, chắc hẳn không thể quên được hương vị ngọt bùi của nó.
Theo ông Trần Trung Tuyến – Chủ tịch UBND xã Tường Sơn cho biết, nghề làm bánh gai của địa phương đã có từ lâu đời. Mấy năm trở lại đây với uy tín của thương hiệu bánh gai xứ Dừa nên nghề này càng phát triển thêm, nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng lớn. Xác định được tầm quan trọng của nghề này, thời gian qua UBND xã cũng rất quan tâm để làm sao giữ gìn và phát huy nghề làm bánh gai xứ Dừa ở Tường Sơn để nghề làm bánh trở thành nghề thoát nghèo bền vững cho người dân nơi đây.
Rời dốc Dừa trong buổi chiều muộn, các cơ sở làm bánh đang náo nhiệt; người mua, kẻ bán thứ bánh đặc sản này vẫn tấp nập. Trên tay không thể thiếu những cặp bánh còn nóng hổi, thơm nức. Mong sao bánh gai xứ Dừa sẽ luôn giữ vững thương hiệu là đặc sản, là niềm tự hào của người dân Tường Sơn!
Huyền Trang
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau” -
Lâm Đồng: Công nhận 3 mô hình điểm với sản phẩm là du lịch canh nông -
Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
Hà Nội phát triển du lịch làng nghề, gắn kết sản phẩm thủ công mỹ nghệ
- Đặc sắc “Ngôi nhà ngô” ở Mù Căng Chải
- Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. HCM - ITE HCMC và Hội chợ triển lãm quốc tế quà tặng, quà lưu niệm TP. HCM
- Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo
- Korea MICE Roadshow và mục tiêu đưa 5 triệu lượt khách Hàn Quốc đến Việt Nam năm 2024
- Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn ở huyện miền núi Vũ Quang
- Bình Định ban hành quy định chính sách để thu hút khách du lịch MICE
- Về “miền quê cổ tích” Ngọc Chiến trải nghiệm điểm du lịch cộng đồng đạt hạng OCOP 4 sao
-
Sắp xếp bộ máy: Trong thời hạn 5 năm, giảm số lượng cấp phó theo quy định chungTheo Bộ Nội vụ, bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án sắp xếp bộ máy).
-
Tinh gọn bộ máy: Sự hy sinh phải đi kèm với công bằng, hợp lýTheo ý kiến chuyên gia, nếu sự hi sinh quyền lợi cá nhân là điều cần thiết để cải cách bộ máy hành chính, thì điều quan trọng là phải có chính sách hỗ trợ hợp lý. Cán bộ, công chức, viên chức không chỉ hy sinh vì lợi ích của tập thể mà phải cảm nhận được sự công bằng và sự chăm lo từ phía Nhà nước.
-
Thị trường chứng khoán có cú đảo chiều ngoạn mụcTuần trước, VN-Idex đã có tuần giao dịch đầy biến động với điểm nhấn là phiên tăng mạnh ngày 5/12/2024. Đây là phiên tăng điểm bứt phá đầu tiên với thanh khoản đột biến sau hơn 10 phiên giao dịch từ nỗ lực hồi phục và tạo đáy đầu tiên. Sắc xanh lan tỏa và dòng tiền tham gia mạnh mẽ ở nhiều nhóm ngành. Khối ngoại đảo chiều mua ròng, đồng pha với diễn biến tích cực của chỉ số trong ngắn hạn.
-
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt NamTheo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam đạt 67.802 tấn, tăng 41,1% và chiếm 28,8% tổng lượng xuất khẩu.
-
Đẩy mạnh Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng ban hành, theo đó các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được phân giao đến từng bộ, ngành, địa phương.
-
Những lưu ý về xử lý khi người lao động vi phạm kỷ luật lao độngĐể giúp người lao động có kiến thức hiểu biết về một số luật trong lao động khi làm việc tại các Công ty. Chuyên gia lĩnh vực lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp một số câu hỏi của các bạn đọc gửi về Tạp chí Nông thôn mới như sau:
-
Tin vui nông sản Việt: Chanh leo Việt Nam sẽ lần đầu tới thị trường Mỹ trong năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã hoàn tất quá trình đàm phán kỹ thuật, chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý cho phép nhập khẩu chanh leo Việt Nam vào thị trường Mỹ, dự kiến sản phẩm sẽ "bay" sang Mỹ ngay trong năm 2025.
-
Mô hình "Vườn mẫu về phát triển cây ăn trái" tại xã Quảng NgãiĐể khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cũng như tạo điều kiện giúp bà con học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, ngành Nông nghiệp huyện Cát Tiên (nay là huyện Đạ Huoai), tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng mô hình vườn mẫu trên địa bàn toàn huyện.
-
Bón phân Văn Điển – giải pháp âm thầm vun đắp giá trị cho cây “vàng đen tỷ đô” ở Tây NguyênTheo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, chăm bón cây hồ tiêu ở Tây Nguyên bằng các sản phẩm phân bón Văn Điển trong giai đoạn ra hoa và đậu quả sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất chất lượng hồ tiêu – cây được mệnh danh là “vàng đen”, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho nhà nông Tây Nguyên.
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội