Thu tiền tỷ từ trồng cây, nuôi cá
Từ một hộ thuộc diện nghèo ở địa phương, nhờ nỗ lực làm kinh tế trang trại, bà Võ Thị Hằng (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đã vươn lên làm giàu. Hiện nay, mỗi năm gia đình bà có doanh thu gần 2,5 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1 tỷ đồng từ trang trại trồng mít, sầu riêng, bơ, tắc và nuôi cá ao trên diện tích 6,5ha.
Vươn lên nhờ nỗ lực học hỏi
Bà Hằng chia sẻ: Từ năm 2007 bản thân và gia đình còn là hộ nông dân khó khăn, không có vốn sản xuất, kiến thức khoa học còn nhiều hạn chế. Do biết nắm bắt thị trường, chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm quyết tâm vượt khó vươn lên. Được sự giúp đỡ của Hội Nông dân (ND) các cấp và các ngành của xã, huyện về vốn, kiến thức khoa học, bằng sự sáng tạo, tìm tòi đúc kết kinh nghiệm, bà đã đầu tư cải tạo vườn, kết hợp với nuôi cá từ đó vươn lên hộ khá. Hàng năm sau khi trừ các khoảng chi phí, thu nhập gia đình ngày một nâng lên và tích lũy ruộng đất thêm dần. Đến nay, bà Hằng đã vượt qua khó khăn, trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Là hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, bà Hằng luôn thực hiện tốt Phong trào Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo của Hội ND phát động. Với diện tích vườn, mặt nước thả cá, nhờ áp dụng triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc phòng ngừa dịch, bệnh đảm bảo vệ sinh môi trường nên từ trước đến nay cây, con luôn phát triển tốt, an toàn trong dịch bệnh. Nhờ đó, nguồn thu nhập của gia đình bà luôn ổn định, năm sau cao hơn năm trước.
Từ hiệu quả kinh tế mang lại cho gia đình, bà Hằng cho biết: Bản thân luôn đầu tư suy nghĩ học hỏi từ nơi khác, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tư trồng nhiều cây ăn quả. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm chi phí, bón phân hữu cơ, vườn cây cho trái thu hoạch đúng thời điểm thị trường có nhu cầu nên thương lái đến tận vườn thu mua mang lại lợi nhuận cao.
“Ngoài các loại cây mít, bơ, sầu riêng… tôi trồng xen canh tắc trong vườn, loài cây này rất tiết kiệm chi phí, cho trái thu hoạch quanh năm. Đồng thời tận dụng tắc chín chế biến “Tắc chín với đường phèn”, cho ra sản phẩm sạch, ngon, đúng thời điểm thị trường có nhu cầu. Từ các ao trong vườn, luôn tìm hiểu, theo dõi giá cả thị trường và nhu cầu của các chợ tiêu thụ hiện nay nhận thấy cá đồng có giá luôn ở mức cao, do đó tôi đã đầu tư thả nhiều loại cá đồng, mỗi năm sản xuất được 2 vụ, tận dụng được nguồn ốc bươu vàng làm thức ăn cho cá nên tiết kiệm giảm chi phí mang lại năng suất rất cao, giá cả ổn định mang lại lợi nhuận tốt” bà Hằng nói
Lan tỏa khát vọng làm giàu cho hội viên
Là hội viên nông dân Chi hội Ấp 2 xã Vị Bình và là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh 10 năm liền (từ 2011- 2020), bà Hằng luôn phấn đấu gìn giữ danh hiệu này và chia sẻ, giúp đỡ cho nhiều bà con nông dân ở địa phương. Theo bà Hằng, con đường làm giàu vốn dành cho tất cả những ai biết nỗ lực. Với xuất phát là một hộ nghèo, nhưng nhờ thực hành tiết kiệm, gia đình bà đã tích lũy thêm nguồn vốn để tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình sản xuất với quy mô lớn. Trong sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển sản xuất bền vững. Bởi vậy, mô hình vườn ao của gia đình bà luôn phát triển bền vững.
Hiện nay, từ kinh tế vườn đã đem lại thu nhập bình quân cho gia đình bà Hằng khoảng 1,1 tỷ đồng/năm. Không chỉ làm kinh tế giỏi, bà còn luôn tiên phong các phong trào ở địa phương, nhất là các phong trào do các cấp Hội ND phát động. Gia đình bà cũng tích cực tuyên truyền vận động đến từng hộ dân lân cận trên địa bàn thực hiện tốt các cuộc vận động “Toàn dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới” và “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Theo bà Hằng, là một nông dân sản xuất giỏi, hàng năm bà đều có kế hoạch đăng ký giúp đỡ, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho ít nhất là 50 lao động và giúp 30 lao động có việc làm ổn định; giúp đỡ 3 lượt hộ nghèo thoát nghèo bền vững hàng năm, bằng nhiều biện pháp như: Hỗ trợ cây, con giống, kiến thức khoa học và kinh nghiệm sản xuất… Để góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương, gia đình bà luôn tích cực đóng góp quỹ an sinh phúc lợi xã hội tại địa phương với số tiền khoảng 10 triệu đồng mỗi năm. Bà cũng luôn gương mẫu trong việc thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, có tinh thần học tập nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, tìm tòi học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh.
“Gia đình tôi luôn giữ lối sống lành mạnh, giữ gìn tốt phong cách đạo đức, gương mẫu trong cuộc sống và có trách nhiệm trong cộng đồng nên được mọi người yêu mến, tin tưởng, học hỏi. Thường xuyên tìm hiểu, lắng nghe học hỏi kinh nghiệm của nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nơi khác để áp dụng vào sản xuất và chia sẻ cho những người xung quanh” bà Hằng tự hào cho biết.
Ông Phạm Thanh Hoài, Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hậu Giang cho biết: Trước đây gia đình bà Hằng trồng tiêu nhưng không hiệu quả nên đã mạnh dạn chuyển hướng sang mô hình hiện nay. Bà Hằng là nông dân rất cần cù và vượt khó, rất giỏi thích nghi với việc thay đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
“Từ năm 2016 đến nay, bà Võ Thị Hằng đã phổ biến kiến thức, kinh nghiệm làm ăn cho trên 300 lao động ở địa phương. Bà đã giúp đỡ được 15 hộ thoát nghèo bền vững và giúp đỡ cho 150 lao động có việc làm ổn định thường xuyên. Gia đình bà còn đóng góp xây dựng Quỹ Hỗ trợ Nông dân và Quỹ An sinh phúc lợi xã hội hơn 50 triệu đồng. Bà Hằng đã có thành tích xuất sắc trong phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” ông Phạm Thanh Hoài cho hay.
Nguyễn Vân
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn -
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu -
TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024 -
Hội Nông dân huyện Trực Ninh ra mắt 03 Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
- Hội Nông dân huyện Vũ Quang tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
- Cà Mau: Gần 100 ngàn hội viên hộ nông dân ký cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- 11 đội thi tham gia Hội thi Tuyên truyền viên giỏi tỉnh Bình Phước năm 2024
- An Giang: Tập trung xây dựng hình mẫu “Nông dân 5 mới”
- Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ phát động Quốc gia hưởng ứng chiến dịch “Làm cho Thế giới sạch hơn” năm 2024
- Hà Tĩnh: Hội Nông dân “thổi luồng gió mới” vào chương trình xây dựng nông thôn mới
- Huyện Châu Thành: Hơn 5.000 hội viên cài đặt App Nông dân Việt Nam
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết