Thủ tướng: Tấm gương cống hiến hết mình của ông Võ Văn Kiệt mãi được ghi nhớ
Sáng 23/11, tỉnh Vĩnh Long long trọng tổ chức dự Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân (23/11/1922 - 23/11/2022).
Dự lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện gia đình Thủ tướng Võ Văn Kiệt và các tầng lớp nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi lẵng hoa chúc mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.
Ông Võ Văn Kiệt - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam; nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII và IX; Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, người chiến sĩ cách mạng kiên trung, suốt đời phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Đánh giá về những cống hiến to lớn của ông Võ Văn Kiệt trong sự nghiệp kháng chiến chống xâm lược và thống nhất đất nước, Đảng ta khẳng định: “Trong những năm tháng dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí luôn nêu cao tấm gương sáng về tinh thần chủ động cách mạng tiến công, kiên cường bám dân, bám đất ở những địa bàn xung yếu và ác liệt nhất, gây dựng và phát triển phong trào cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta làm nên chiến thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử”.
Sau ngày đất nước thống nhất, ông Võ Văn Kiệt được Đảng, Nhà nước giao đảm trách nhiều vị trí lãnh đạo tại thành phố Hồ Chí Minh. Với tư duy năng động, sáng tạo, tác phong làm việc sâu sát, luôn tìm tòi, đổi mới, ông đã cùng với Ban lãnh đạo Thành phố đưa ra những chủ trương đúng đắn, những quyết sách chỉ đạo hiệu quả, huy động được các tầng lớp nhân dân tham gia công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; giữ gìn an ninh - trật tự... từng bước tháo gỡ khó khăn, đưa thành phố Hồ Chí Minh dần đi vào ổn định và trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước.
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (tháng 8/1991), ông được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX (tháng 10/1992), ông Võ Văn Kiệt được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Trên cương vị người đứng đầu Chính phủ, ông đã cùng với tập thể Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo Chính phủ thực hiện hiệu quả đường lối đổi mới của Đảng.
Dưới sự lãnh đạo kiên quyết, táo bạo, trên tinh thần “đổi mới toàn diện” của Chính phủ, đất nước ta đã có bước phát triển to lớn về kinh tế - xã hội. Nhiều công trình trọng điểm của đất nước mang đậm “dấu ấn Võ Văn Kiệt” được xây dựng trong thời kỳ này như: Đường dây tải điện 500 KV Bắc - Nam; Đường Hồ Chí Minh; Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài; Công trình Thủy điện Trị An... chỉ đạo thiết lập sự liên kết kinh tế với các nước trong khu vực và các tổ chức kinh tế quốc tế, nhằm khơi dậy và phát huy các nguồn lực bên trong và bên ngoài, từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, phá vỡ thế bao vây cấm vận, đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên hội nhập, phát triển. “Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử” đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước, là công sức, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; là công lao đóng góp của nhiều thế hệ lãnh đạo, trong đó có Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta ghi nhận: “Đồng chí đã cùng tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh, không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế”.
Tháng 6/1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và được cử làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Tháng 8/1997, sau khi rời cương vị Thủ tướng Chính phủ, với vai trò Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đồng chí vẫn dành nhiều tâm huyết, trí tuệ cống hiến cho Đảng, cho đất nước. Nhiều kiến nghị cụ thể, thẳng thắn về vấn đề cán bộ; về chủ trương hòa hợp, thực hiện tư tưởng đoàn kết dân tộc; về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng..., được
Ông đóng góp trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và trong nhiều sinh hoạt quan trọng của Đảng, đã góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng niềm tin của Nhân dân. Ghi nhận những cống hiến to lớn của đồng chí Võ Văn Kiệt, Đảng, Nhà nước ta đã trao tặng Đồng chí Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Trọn đời vì nước, vì dân
Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã xúc động ôn lại cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Võ Văn Kiệt. Thủ tướng khẳng định, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Võ Văn Kiệt là hiện thân tiêu biểu của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân.
Với phong cách làm việc dân chủ, sâu sát, lý luận gắn liền với thực tiễn, nói đi đôi với làm; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã góp phần quan trọng vào việc động viên các tầng lớp Nhân dân tích cực thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Đối với ông, đổi mới là sáng tạo, là biết khai thác, phát huy thế mạnh của đất nước, dân tộc, lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam; là vượt qua những tư duy cũ kỹ, lạc hậu và phong cách lãnh đạo quan liêu, để hoàn thành thắng lợi mục tiêu cách mạng".
Thủ tướng nhấn mạnh: "Xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương dân, lòng tự hào dân tộc, ông Võ Văn Kiệt chủ động đến với cách mạng, đến với Nhân dân, học hỏi, bàn bạc với dân tìm ra cách làm hiệu quả nhất. Ông luôn tâm niệm, để được Nhân dân ủng hộ, bất kỳ công việc gì, phải thực hành dân chủ “lấy dân làm gốc”, phải dựa vào dân, phát huy trí tuệ và sức mạnh của Nhân dân mới có thể giành thắng lợi. Trước khi đưa ra bất cứ một quyết định quan trọng nào, đặc biệt là những quyết định có tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước và đời sống nhân dân, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đều tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tự mình bỏ nhiều công sức nghiên cứu, lắng nghe ý kiến của Nhân dân.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt luôn chân thành, cởi mở với mọi người, đặc biệt quan tâm tới thế hệ trẻ, khuyến khích phát huy tài năng của thanh niên, tiếp thu chọn lọc ý kiến của giới trí thức và chuyên gia. Ông cho rằng, điều kiện tiên quyết của người lãnh đạo chân chính là phải biết nghe những ý kiến nói thẳng, nói thật và có tinh thần xây dựng. Chỉ có như vậy, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi vận dụng vào thực tiễn, sẽ nhận được sự đồng thuận của Nhân dân, bởi khi đó “ý Đảng hợp với lòng Dân”.
Những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, vẫn là công việc liên quan tới Tổ quốc và Nhân dân, ông vẫn lặn lội đi khảo sát vùng đồng bằng sông Cửu Long, có kế hoạch sang Hà Lan học hỏi kinh nghiệm chống nước biển dâng khi khí hậu trái đất nóng lên để áp dụng vào thực tiễn nước nhà, nhưng tiếc thay, quy luật của tạo hóa đã không cho ông thực hiện kế hoạch của mình. Tấm gương cống hiến và hy sinh hết mình cho đất nước, cho Nhân dân của Thủ tướng Võ Văn Kiệt mãi được ghi nhớ trong tâm khảm đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước.
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, hơn 35 năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tính đến năm 2022, quy mô nền kinh tế ước đạt gần 400 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 4.000 USD; quy mô thương mại khoảng 750 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Mặc dù còn nhiều khó khăn do tác động của của dịch Covid-19, tình hình thế giới nhưng Việt Nam vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất khu vực Đông Nam Á và nằm trong số ít các quốc gia đạt mức tăng trưởng cao trên thế giới khoảng 8% năm 2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: "Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chúng ta thành kính tưởng nhớ và tri ân một người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, trọn đời cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cuộc đời ông là tấm gương sáng để đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước yêu quý, kính trọng và mãi mãi noi theo”. Nhớ về Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chúng ta nguyện học tập và làm theo phong cách, đạo đức của ông, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, nói đi đôi với làm, gắn lý luận với thực tiễn cuộc sống, đặt lợi ích của Nhân dân, của Tổ quốc lên trên hết, trước hết; tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, một lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân".
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, trong giai đoạn cách mạng mới, toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, hãy ra sức học tập, noi gương Thủ tướng Võ Văn Kiệt và các vị cách mạng tiền bối; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường; chủ động, linh hoạt, sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài, giữa Trung ương và địa phương, giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; phấn đấu xây dựng thành công một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, hùng cường!
Trước khi dự Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Lễ khánh thành cầu Cái Cam thuộc dự dán xây dựng đường Võ Văn Kiệt, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, công trình chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (23/11/1922-23/11/2022).
Dự án đường Võ Văn Kiệt có tổng chiều dài 3,6km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Trong đó, cầu Cái Cam gồm 2 nguyên đơn, mỗi nguyên đơn dài 480m. Cầu Cái Cam được khởi công xây dựng ngày 30/10/2020.
Sau khi đưa vào sử dụng, đường Võ Văn Kiệt và cầu Cái Cam sẽ đảm bảo kết nối Trung tâm hành chính của tỉnh với khu đô thị thành phố Vĩnh Long và Trung tâm hành chính của các huyện; đồng thời kết nối với các tỉnh qua tuyến tránh thành phố Vĩnh Long và cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tạo cảnh quan đô thị và góp phần phát triển, hình thành các khu đô thị mới văn minh, hiện đại cho thành phố Vĩnh Long trong thời gian tới.
Theo VOV
-
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình -
Kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý -
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Qatar
- Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâm
- Mưa lớn chưa có dấu hiệu giảm, hơn 17.000 hộ dân Quảng Bình bị ngập lụt
- Quảng Bình mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi, một người mất tích
- Trao Quyết định phân công ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
- Quốc hội thảo luận Luật Quy hoạch đô thị và họp về công tác nhân sự
- Tổ chức trọng thể lễ bàn giao công tác Chủ tịch nước
-
Hội Nông dân tỉnh Bến Tre tổ chức ra mắt “Câu lạc bộ 5 nhà”Sáng ngày 2/11/2024 tại khu du lịch Làng Xanh tỉnh Bến Tre, Hội nông dân tỉnh đã có buổi ra mắt Câu lạc bộ (CLB) 5 nhà gồm Nhà nước – Nhà nông – Nhà báo - Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và phát động phong trào đóng góp để phát triển “Quỹ hỗ trợ nông dân” trên địa bàn tỉnh.
-
Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc(Tapchinongthonmoi.vn) – Được xem là vùng “rốn lũ” của miền Trung, việc bảo vệ thành quả nông thôn mới (NTM) với Hà Tĩnh cũng chẳng khác hành trình xây dựng đầy gian nan, đích đến càng cao lại nhiều thách thức. Chính vì lẽ đó, người dân nơi đây xem thiên tai như là sự thử thách sinh tồn, để rồi trong gian khó tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên hiện diện càng rõ hơn và được ví như “điểm tựa” để vượt qua.
-
TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợpNgày 1/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP. Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, chủ trì hội nghị.
-
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóaThời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được nhiều câu lạc bộ (CLB) bảo tồn những làn điệu dân ca các dân tộc, thu hút được sự quan tâm của người dân ở nhiều lứa tuổi.
-
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hươngTỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây NinhNgày 01/11, tại tỉnh Tây Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Lễ trao nhà Đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Bọt, sinh năm 1953 là hội viên nông dân cư ngụ tại ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệuMột trong những mặt hàng điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản là sầu riêng. Việt Nam và Trung Quốc lại vừa ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra dư địa xuất khẩu rất lớn cho sản phẩm này.
-
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phóTừ ngày 3 - 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
-
Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của HộiSáng ngày 1/11/2024, tại hội trường Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
-
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn)- Tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh đã ký công nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2024.
-
1 Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
2 Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng" -
3 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay