Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Thúc quả cho cây cam bằng “món ngon khó cưỡng”

17:14 20/07/2019 GMT+7

Kinh nghiệm trúng mùa qua nhiều năm của người trồng cam các tỉnh Hòa Bình, Nghệ An, Tuyên Quang… cho thấy: Chọn được phân bón và bón phân cho vườn cam đúng cách sẽ quyết định thắng lợi của mỗi vụ sản xuất. Đối với cây cam giai đoạn từ sau đậu quả đến lúc thu hoạch, thì phân bón Văn Điển – vốn có nguồn gốc từ khoáng thiên nhiên – được ví như “món ngon khó cưỡng”

Thu hoạch cam Cao Phong (Hoà Bình). Ảnh minh hoạ: TTXVN.

Giai đoạn từ sau đậu quả đến lúc thu hoạch là khoảng thời gian quả cam phát triển rất mạnh lớn nhanh, khả năng tích lũy đường bột trong quả tăng cao nên cây cần hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu để giúp cho quả tăng trọng lượng, ngọt, hương vị thơm và không bị nứt vỏ, đồng thời cũng là thời kỳ hình thành sắc tố vỏ quả đẹp.

Theo các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng, để thu được 10 tấn quả cam tươi, cây lấy đi từ đất trung bình 17kg đạm (N); 5kg lân (P2O5); 22 kg kali (K2O); 20 kg vôi (CaO); 2 kg MgO; 2kg lưu huỳnh (S); 0,5kg Bo; 0,4 kg kẽm (Zn); 0,02 kg sắt (Fe); 0,01 kg đồng (Cu)… Riêng dinh dưỡng cho giai đoạn nuôi quả cam đã chiếm 75% tổng lượng dinh dưỡng cây lấy đi từ đất. Trong ba yếu tố dinh dưỡng chính là: Đạm, lân, kali  thì cây cam cần nhiều kali nhất, sau đó đến đạm và lân. Các yếu tố trung lượng như magie, cây cũng cần nhiều để nâng cao hiệu suất quang hợp tổng hợp nhiều dinh dưỡng nuôi quả, hạn chế quả rụng khi còn non.

Đừng quên chuẩn bị ‘hai bữa chính” của cây cam

Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình – phân lân Văn Điển khác biệt hoàn toàn với các loại phân lân khác ở chỗ. Phân lân nung chảy Văn Điển có đầy đủ các loại dưỡng chất là: Chất lân hữu hiệu (P2O5) = 16%, chất vôi (CaO) = 30%; chất magie (MgO) = 15%, chất silic = 24% và 6 chất vi lượng Bo, kẽm, đồng, sắt… Tổng dinh dưỡng hữu hiệu lên đến 86%.

Lân Văn Điển được bón cho cam vào 2 thời điểm:

– Thời điểm sau thu hoạch quả (bón hồi phục cây);

– Bón cho cam giai đoạn thúc quả lớn (sau đậu quả).

Giai đoạn sau đậu quả, nhu cầu của cây hấp thụ nhiều dinh dưỡng nhất nên bộ rễ tơ phải phát triển mạnh. Việc bón phân lân Văn Điển giúp cho rễ tơ sản sinh mạnh.

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho biết thêm, theo các công trình nghiên cứu khảo nghiệm, bộ rễ tơ cây cam tăng trưởng số lượng gấp 2 lần khi được bón phân lân Văn Điển. Lân Văn Điển được khuyến cáo bón trực tiếp vào đất xung quanh hình chiếu tán cây khi đất ẩm, hoặc bón phân xong tưới nước. Thời điểm bón thúc quả tốt nhất bón khi quả cam to bằng quả trứng gà. Lượng bón tùy thuộc vào độ tuổi và năng suất quả. Đối với cam dưới 10 năm tuổi thì bón 1,5 – 2kg/gốc, cam trên 10 năm tuổi thì bón 2 – 3kg/gốc.

Sau bón phân 15 – 20 ngày, bộ lá cam chuyển sang sáng, bóng, lá dày lên. Cây khỏe, sức hút dinh dưỡng tăng biểu hiện bộ rễ tơ nhiều. Đầu rễ to và mập dinh dưỡng được huy động cao để cây nuôi quả. Các loại dưỡng chất trong phân lân Văn Điển phát huy tác dụng như lân cung cấp nhu cầu lân suốt cả vụ cho cây. Chất vôi khử chua, ngay tức thì vùng rễ cho rễ phát triển, chất magie, kích thích tăng quang hợp ánh sáng để tổng hợp dinh dưỡng cây nuôi được nhiều quả, hạn chế rụng quả. Chất silic tăng khả năng chống hạn cho cây, cùng các chất vi lượng, giúp tổng hợp đường trong quả.

Kỹ thuật bón thúc quả bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển

Cùng với việc sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển, nhiều nhà vườn tập trung sử dụng phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển bón cho cam thúc quả lớn. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển được sản xuất từ lân Văn Điển, phối hợp với đạm urê, kali, lưu huỳnh.

Phân ĐYT NPK Văn Điển bón thúc quả cho cam có nhiều chủng loại nhưng phổ biến trong sản xuất bà con thường dùng:

* ĐYT NPK 12.8.12, có thành phần dinh dưỡng sau: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 9%, S = 6% và các chất vi lượng B, Zn, Cu, Mn… Tổng dinh dưỡng hữu hiệu đạt trên 61%.

* ĐYT NPK 12.5.10, có thành phần dinh dưỡng sau: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 7%; MgO = 1%; SiO2 = 6%, S = 2% và các chất vi lượng B, Zn, Cu, Mn… Tổng dinh dưỡng hữu hiệu đạt trên 43%.

* ĐYT NPK 12.7.20, có thành phần dinh dưỡng sau: N = 12%; P2O5 = 7%; K2O = 20%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 6%, S = 2% và các chất vi lượng B, Zn, Cu, Mn… Tổng dinh dưỡng hữu hiệu đạt trên 55%.

Bao bì của phân bón ĐYT NPK Văn Điển công thức (12-5-10). Ảnh tư liệu.

Các dòng sản phẩm phân ĐYT NPK Văn Điển được kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khuyến cáo sử dụng cho cây cam:

– Cam sau đậu quả (quả to bằng ngón tay cái) nên sử dụng ĐYT NPK 12.5.10 với liều lượng bón từ 1 – 3 kg/gốc;

– Khi quả to bằng quả trứng gà (nắm tay nhỏ) thì sử dụng ĐYT NPK 12.8.12 liều lượng bón từ 2 – 4kg /gốc;

– Trước khi thu quả 40 – 50 ngày, chuyển sang sử dụng ĐYT NPK 12.7.20, liều lượng bón từ 2 – 3 kg/gốc.

Cách bón rải phân trực tiếp trên mặt đất vào rạch đã bón phân lân trước (bón phân hồi phục cây), tuyệt đối không xới đất để hạn chế đứt rễ tơ của cây. Đối với cam dưới 10 tuổi thì bón ở mức thấp, cam trên 10 tuổi bón ở mức cao, ngoài ra còn căn cứ vào thổ nhưỡng, mức năng suất đạt được để bón cho phù hợp.

Cây cam được bón phân Văn Điển có một điều đặc biệt là: Bộ lá khỏe, màu xanh đậm sáng bóng độ bền của lá cao, lớp vỏ thân, cành, nhẵn, ngọn cành nở, quả lớn đồng đều, rất ít rụng quả, màu vỏ sáng bóng, khi chín vỏ quả đẹp, mọng, sáng, trữ lượng đường trong quả cao, vị thơm đặc trưng điển hình của giống cam. Nếu quan sát so sánh bộ rễ tơ thì thấy: Những cây cam được bón phân Văn Điển số lượng, trọng lượng, độ dài phân nhánh của rễ tơ tăng gấp nhiều lần so với bón các loại phân khác. Sau thu hoạch quả, sự giảm sút của bộ lá cây cam bón phân Văn Điển cũng ít hơn rất nhiều so với các loại phân bón khác.

Việt Hà  -Nam Phong

 

Dinh dưỡng cân đối cho cây cam có đủ trong phân bón Văn Điển

Trong giai đoạn nuôi quả, cây cần rất nhiều canxi. Lý do được giải thích là đất trồng cam thường chua nhiều mà cây cam không ưa chua. Vôi khử chua tạo điều kiện tốt cho rễ tơ phát triển mạnh hấp thụ nhiều dinh dưỡng. Canxi cũng là dinh dưỡng quan trọng để tham gia cấu tạo các hợp chất dinh dưỡng. Trong quá trình nuôi quả, nếu thiếu vôi thì quả nhỏ, quả lớn không đồng đều. Sự hình thành sắc tố của vỏ chậm, khi chín vỏ màu xấu, năng suất giảm.

Ngoài ra cây cam cũng rất cần silic để hình thành lớp cutin chống bốc thoát hơi nước ở lá. Thời kỳ mang quả, bộ lá cần quang hợp mạnh khi gặp hạn lớp cutin giúp cho cây chống hạn. Ngoài ra cây cam còn cần các chất vi lượng quan trọng như Bo (B)… để cấu tạo các hợp chất vitamin trong quả.

Để cho cây cam khỏe, lấy được nhiều chất dinh dưỡng nuôi quả, nhà vườn cần chú ý: Chọn loại phân có đầy đủ những loại dưỡng chất mà cây cam cần để bón. Kinh nghiệm chăm sóc cam của bà con nông dân ở huyện Cao Phong (Hòa Bình), Quỳ Hợp (Nghệ An, hoặc một số địa phương ở Hà Giang, Tuyên Quang, đều chọn phân bón Văn Điển để bón cho cây cam.