Tiềm năng du lịch ở Trà Cú: Viên ngọc thô cần được đánh bóng
Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch tại TP. Hồ Chí Minh (HCM) đã tổ chức thực hiện khảo sát đánh giá tiềm năng rất lớn phát triển du lịch sinh thái – làng nghề – văn hóa Nam Bộ – Khmer của huyện Trà Cú. Tuy nhiên, theo đánh giá khảo sát tiềm năng này hiện còn như một viên ngọc thô cần được đánh bóng.
Khi mà tài nguyên, lợi thế vẫn ở dạng “thô”
Giai đoạn 2016 – 2018, huyện Trà Cú mỗi năm chỉ đón trung bình khoảng 10.500 lượt khách nhờ chủ yếu từ các đơn vị kinh doanh lữ hành tại Trà Vinh (Công ty du lịch miền Tây…) và TP.HCM. Trong đó, điểm tham quan đón khách chủ yếu là chùa Vàm Rây, chùa Cò, làng dệt chiếu Cà Hom… trong khi huyện này có đến 06 di tich khảo cổ; 21 di tích lịch sử cách mạng và 68 di tích kiến trúc nghệ thuật. Trong số đó, có 1 di tích cấp quốc gia (di tích lịch sử – văn hóa Lưu Cừ II ) và 4 di tích cấp tỉnh gồm chùa Long Thạnh, tên gọi khác là chùa Xẻo Son, thuộc xã Lưu Nghiệp Anh; chùa Chrôi Tansa, còn gọi là chùa bãi Xào Giữa, thuộc ấp Bãi Xào Giữa, xã Kim Sơn; chùa Wat Phnô Om Pun, thường gọi chùa Long Trường, tại ấp Long Trường, xã Tân Hiệp.
Các chùa đang có nhiều du khách đến tham qua như Chùa Trôprasbat, cũng gọi là chùa Chông Bát, ấp Chông Bát, xã Tân Hiệp được xây dựng năm 1646, cách nay 373 năm với vẻ đẹp nghệ thuật kiến trúc – trang trí độc đáo. Chùa Vàm Rây (chùa Phật Nằm) thuộc ấp Vàm Rây, xã Hàm Tân, có niên đại xây dựng hơn 600 năm. Do bị xuống cấp nên chùa được đã được trùng tu, tôn tạo từ những năm 2003 đến 2008, với kiến trúc như một cung điện bằng vàng với nhiều hoa văn tinh xảo, cổng chùa theo kiểu tam quan, có tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn sơn son thếp vàng dài 54m. Chùa Phnô Đôn (thường gọi là chùa Cò): Tại ấp Giồng Lớn, xã Đại An, xây dựng năm 1677. Ngoài nghệ thuật kiến trúc – trang trí, điểm đặc biệt của Chùa Phnô Đôn là ở cái tên thường gọi “chùa Cò”. Chùa Cò có khoảng 10 vạn cá thể cò và chim (cò trắng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen, cồng cộc, vạc… về đậu trên những cây cổ thụ cao (cây sao, cây sầu đâu, cây dầu…) trong khuôn viên 6ha của chùa, đấy được coi là “sân chim” lớn nhất ở tỉnh Trà Vinh.
Nét văn hóa đặc sắc nữa tại Trà Cú mà khách du lịch cũng rất quan tâm là các món ăn rất riêng, giao thoa văn hóa ẩm thực Việt, Khmer và Hoa như: Chè thốt nốt chỉ làm bằng tinh chất lấy từ vỏ đã chín của những trái thốt nốt, nước cốt dừa, đường thốt nốt đượm hương vị béo ngậy của nước dừa, vị ngọt thanh của đường, sự mềm dẻo của các lát thốt nốt. Bánh bầu là món bánh dân gian tại Trà Cú mà ít người biết đến, do thất truyền từ lâu với 2 loại bánh ngọt và bánh mặn, được chế biến từ trái bầu non, bột gạo, tôm (tép), nước cốt dừa, hành lá, bột cà-ri… tại xã Đại An. Hủ tiếu xíu mại (quán Sáu Liêm, thị trấn Trà Cú), bánh canh tép, các loài thủy sản…
Tại Trà Cú, bên cạnh lễ hội của người Khmer, còn có l lễ hội rất đặc sắc là Tết Nguyên Tiêu của cộng đồng người Hoa. Các nghề truyền thống tại Trà Cú cũng rất hấp dẫn du khách trải nghiệm và tham quan như nghề dệt chiếu (Cà Hom), nghề đan lát (Đại An), cơ sở sản xuất bột nưa Minh Hùng (đã đón một số đoàn khách Nhật Bản đến Việt Nam đến tìm hiểu và nghiên cứu…Cây nưa trồng nhiều ở Áp Vàm xã An Quảng Hữu, bột của nó có công dụng thanh nhiệt cơ thể. Tại huyện Trà Cú cũng đã hình thành một số vườn dừa đón khách tham quan, tiêu biểu là vườn dừa Hải Yến tại ấp Sóc Tro xã An Quảng Hữu với diện tích đến 15.000m2 với nhiều loài dừa xiêm lùng, xiêm dứa, xiêm dây, xiêm đỏ, Tam Quan… điểm chế tác mặt nạ Kim Mạnh phục vụ Lễ hội truyền thống văn hóa Khmer, điểm du lịch sinh thái, văn hóa, ẩm thực Khmer Trà Cú, Trà Cú còn là vùng đất thuận lợi nuôi các loài thủy sản dân dã như tôm càng xanh, cá tra, tôm sú, cá lóc, sặc…
Viên ngọc cần được đánh bóng
Theo ông Tạ Duy Linh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch TP. HCM cho biết: Đến nay, hầu như các điểm tham quan du lịch tại Trà Cú còn ở dạng “thô” và cần phải đầu tư về dịch vụ, năng lực nguồn nhân lực… Hiện giao thông đã lưu thông tốt từ TP.HCM – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến Trà Vinh.
Sắp tới khi tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đưa vào khai thác năm 2020, đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ đưa vào khai thác năm 2022; Các dự án nâng cấp, Quốc lộ 60 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh – Sóc Trăng. Cầu Rạch Miễu, Cầu Đại Ngãi, Cao tốc Trung Lương – Bến Tre, Cao tốc Hồng Ngự (cửa khẩu Dinh Bà) – Trà Vinh…. thì giao thông đến Trà Cú còn thuận lợi hơn nữa.
Trà Cú đang tập trung xây dựng các dịch vụ tham quan ngành nghề truyền thống như làm mặt nạ nghệ thuật Khmer (hộ kinh doanh Kim Mạnh, xã Thanh Sơn); dịch vụ may trang phục truyền thống của người Khmer (hộ kinh doanh Kim Ngọc Song, xã Kim Sơn). Khai thác du lịch các mặt hàng lưu niệm, đặc sản (dừa, hàng lưu niệm, nghề sản xuất bột nưa, sản phẩm đan lát Đại An… Huyện đã định hướng phát triển mô hình homestay- dịch vụ nhà nghỉ, trong đó, đang vận động hai hộ gia đình tham gia là homestay Ba Đặng (ấp Thanh Xuyên, xã Kim Sơn, có 3 phòng với sức chứa 2 khách/phòng), và homestay Thạch Kim Thanh (ấp Trà Lés, xã Thanh Sơn, có 2 phòng sức chứa 2 khách/phòng), homestay Quốc Hưng (xã Đại An, đang dự kiến xây dựng)…
Hiện nay, nhà cổ Đại An (ấp Mé Gạch và Ấp Giồng Lớn xã Đại An) đang xây dựng thêm 10 phòng lưu trú phục vụ du khách. Gần đây nhất có nhà hàng ẩm thực kết hợp phục vụ nhu cầu tham quan của du khách tại huyện Trà Cú là nhà hàng Rithy (khóm 7, thị trấn Định An, Trà Cú) với tổng diện tích gần 4.000m2 là đơn vị kinh doanh lớn cung ứng các dịch vụ lưu trú (homestay), ẩm thực, phục vụ nhu cầu tham quan cho du khách. Sức chứa của nhà hàng này là 250 khách.
Ông Linh cho biết: Để viên ngọc du lịch huyện Trà Cú sáng bóng là việc có thể làm được và việc cần làm trước mắt của nhà nước là phải xử lý nước và rác thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường, vì do cho đến nay, nguồn nước này từ các chợ, khu dân cư chưa xử lý sơ bộ trước khi thải ra môi trường, gây ô nhiễm sông rạch. Vấn đề đào tạo nâng cấp đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch tại Trà Cú cũng là vấn đề đáng bàn, do chất lượng lao động du lịch tại huyện Trà Cú còn rất thấp. Huy động vốn xã hội đầu tư vào mô hình nhà nghỉ homestay, điểm dừng chân, nhà hàng ăn uống, đồ lưu niệm, phát triển các làng nghề, cơ sở sản xuất thành điểm trải nghiệm cho khách du lịch…
Vân Nguyễn
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau” -
Lâm Đồng: Công nhận 3 mô hình điểm với sản phẩm là du lịch canh nông -
Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
Hà Nội phát triển du lịch làng nghề, gắn kết sản phẩm thủ công mỹ nghệ
- Đặc sắc “Ngôi nhà ngô” ở Mù Căng Chải
- Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. HCM - ITE HCMC và Hội chợ triển lãm quốc tế quà tặng, quà lưu niệm TP. HCM
- Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo
- Korea MICE Roadshow và mục tiêu đưa 5 triệu lượt khách Hàn Quốc đến Việt Nam năm 2024
- Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn ở huyện miền núi Vũ Quang
- Bình Định ban hành quy định chính sách để thu hút khách du lịch MICE
- Về “miền quê cổ tích” Ngọc Chiến trải nghiệm điểm du lịch cộng đồng đạt hạng OCOP 4 sao
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển