
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Tối 29/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Lào và Truyền hình Quốc hội Việt Nam phối hợp thực hiện chương trình truyền hình đặc biệt mang tên “Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.
Chương trình nhằm tôn vinh tầm vóc và giá trị đặc biệt của mối quan hệ Việt Nam - Lào, tri ân công lao của Đảng, Nhà nước, chiến sỹ và nhân dân hai nước trong sự nghiệp đấu tranh vì nền độc lập nước nhà, đồng thời nhắc nhớ truyền thống quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Tham dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình còn có sự góp mặt của các cựu chiến binh đến từ Ban Liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào; các cán bộ, chuyên gia đã và đang công tác tại Lào của Binh đoàn 11, Bộ Quốc phòng; các học viên, sinh viên, nghiên cứu sinh Lào đến từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Quân Y, Học viện Ngoại giao, Đại học Ngoại thương và 100 đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Chương trình gồm 5 phần: “Tình hữu nghị trăm năm”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng cho mối quan hệ Việt-Lào”, “Liên minh chiến đấu Việt Nam-Lào, biểu tượng của mối quan hệ vĩ đại, tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt”, “Hợp tác giáo dục đào tạo-du học sinh” và “Tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện”.
Thông qua các tiết mục văn nghệ đặc sắc, các phóng sự chuyên đề và giao lưu với các khách mời đến từ hai nước Việt Nam, Lào, chương trình đã khắc họa một cách khái quát mối quan hệ đặc biệt, gắn bó keo sơn giữa hai nước.
Năm 2022 tròn 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2022), nhưng trên thực tế, mối quan hệ hữu nghị Việt-Lào đã được khơi nguồn từ trước đó nhiều thập kỷ, thậm chí còn có những minh chứng cho thấy hai quốc gia đã có sợi dây liên kết, gắn bó từ hàng thế kỷ trước.
Hình ảnh xúc động của các lưu học sinh Lào sau nhiều năm gặp lại các thầy giáo Việt Nam. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Mối thân tình gắn bó này được thể hiện qua những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, những dấu tích lịch sử và cho đến nay vẫn được nhân dân hai nước Việt Nam-Lào gìn giữ, trân trọng. Đó là câu chuyện về công chúa Nhồi Hoa của nước Lào mang hàng trăm con voi sang giúp Việt Nam đánh giặc. Tình cảm của người dân Việt Nam với vị công chúa nước Lào đã cho thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Lào từ hàng trăm năm trước đây và trong khó khăn, nguy nan, mối quan hệ ấy càng được thử thách, sự gắn bó đoàn kết càng trở nên rõ ràng hơn.
Bước vào thế kỷ 20, trong bối cảnh cả hai đất nước đều phải đối mặt với những kẻ thù chung, mối quan hệ gắn bó đặc biệt Việt Nam-Lào đã được nâng lên một tầm cao mới khi Đảng Cộng sản Đông Dương - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ra đời.
Cùng chia sẻ khát vọng độc lập, tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong đã đặt nền móng cho mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước. Điều này được thể hiện qua liên minh chiến đấu Việt Nam-Lào, biểu tượng của mối quan hệ vĩ đại, tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt và mối quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo... có bề dày lịch sử hơn 60 năm, cũng như các chương trình, dự án hợp tác toàn diện trong thời kỳ xây dựng, phát triển của hai nước.
Những thành quả hợp tác to lớn đạt được của quá khứ và hiện tại chính là hành trang quý báu của hai dân tộc, và là cơ sở vững chắc để các thế hệ Việt Nam-Lào hôm nay, mai sau tiếp tục phát huy, để quan hệ đặc biệt Việt-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Theo Vietnam +
-
Ra mắt cuốn sách nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Nam Bộ kháng chiến
-
Khai mạc triển lãm sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
-
94 tác phẩm giành giải thưởng báo chí về văn hóa
-
Bảo tồn tranh Hàng Trống: Kết nối nghệ thuật truyền thống và đương đại
- Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
- Hơn 200 hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại triển lãm "Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam"
- Thủ tướng: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển
- Khai mạc triển lãm 'Đất nước tôi' mừng ngày Quốc khánh
- 180 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên
- Chương trình nghệ thuật 'Vết chân tròn trên cát' tri ân các anh hùng, liệt sỹ
- Ninh Thuận đón Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”
-
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi bị thiên tai, lũ lụt(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, mưa lũ đã gây thiệt hại cả về người và của, đời sống của người dân ở nhiều địa phương gặp khó khăn. Vậy những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người bị thiệt hại do thiên tai như thế nào? Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
Hội Nông dân Sơn La phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt, từng bước tri thức hóa nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Sơn La lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đã được tổ chức trọng thể sáng ngày 29/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
-
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2023Một số chính sách pháp luật mới sẽ được đưa vào áp dụng như bãi bỏ nhiều Thông tư về tuyển dụng, nâng ngạch công chức, chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
-
GDP quý III tăng 5,33%, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nétTổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng kết quả này cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%).
-
Long An hướng tới mục tiêu "nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân"(Tapchinongthonmoi.vn) -Sau 2 ngày diễn ra, chiều 28/9, Đại hội (ĐH) đại biểu Hội Nông dân tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 thành công tốt đẹp. Ông Lê Văn Hùng tái đắc cử chức Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An.
-
Bắt tay với 2 nhà nhập khẩu - phân phối lớn tại Trung Quốc, Vinamilk tiếp tục mở rộng sản phẩm sữa vào thị trường tỷ dân(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 26/09/2023 tại Quảng Châu (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.
-
Quỳ Châu (Nghệ An): Tan hoang sau lũ, 35/35 trường dừng dạy học do mưa lớn(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Quỳ Châu (Nghệ An) là địa phương thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1.000 hộ dân bị ngập sau trận lũ vừa qua. Nhiều tài sản của người dân, công sở, trường học… ngập sâu trong nước, bị cuốn trôi, nhấn chìm trong bùn.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
-
5 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới