
Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh; ông Phan Văn Mãi - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Thành Tâm - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh; ông Nguyễn Văn Được - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An; ông Nguyễn Mạnh Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước; ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các đồng chí Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An; đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Tuệ Hiền - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết: Vùng Đông Nam Bộ với diện tích 23,6 ngàn km2, dân số hơn 18 triệu người. Đây là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước. Đông Nam Bộ có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước; là địa bàn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, chiếm 41,1% tổng vốn FDI cả nước. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh là hạt nhân của vùng, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng và của cả nước.
Trong những năm qua, nhận thức ngày càng rõ hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh, thành phố trong vùng luôn tích cực đổi mới tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Hội nghị tổng kết lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo đột phá cho nền kinh tế của từng địa phương, mở ra cơ hội mới để thu hút những dự án từ các nhà đầu tư TP. Hồ Chí Minh cho các địa phương trong vùng. Hội nghị còn tạo điều kiện, cơ hội trong việc liên kết triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 154 của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Lãnh đạo các địa phương cũng cho rằng, cần trao đổi, tham vấn và hỗ trợ lẫn nhau nâng cao hiệu quả đầu tư, hạn chế các tác động xung đột, hạn chế các tác động tiêu cực gây ảnh hưởng đến địa phương khác trong vùng, nhất là các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng môi trường...

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, với vai trò là hạt nhân trong liên kết phát triển kinh tế vùng, TP. HCM luôn ý thức sự phát triển của thành phố không thể tách rời và có đóng góp rất lớn của các địa phương vùng Đông Nam bộ và các vùng khác.
Thông qua hợp tác, liên kết vùng, TP. HCM là địa phương được hưởng lợi nhất trong việc mở rộng không gian phát triển, có thêm những ý kiến đổi mới sáng tạo, kiểm nghiệm nhiều mô hình để phát triển các thế mạnh, đặc thù của từng địa phương.
Theo ông Mãi, thời gian qua TP. HCM có nhiều thỏa thuận hợp tác phát triển toàn diện về kinh tế xã hội với các tỉnh, đặc biệt trong quy hoạch, hạ tầng giao thông với Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước. Sau khi Chính phủ có chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ, khối lượng công việc của TP. HCM rất lớn, do đó cần sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các địa phương lân cận.
Trong đó, TP. HCM được giao chủ trì xây dựng, đề xuất với Chính phủ để thực hiện 8 đề án hoàn thành trong 2023 và 8 dự án đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng trong giai đoạn 2022-2030.

Do đó, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đề nghị các tỉnh và các doanh nghiệp trong quá trình liên kết phát triển phải tạo lập được không gian kinh tế chung cho tăng trưởng của toàn vùng và của TP. HCM nhằm phát huy tốt nhất lợi thế từng địa phương và của vùng. Việc hợp tác cần có trọng tâm, trọng điểm; trong đó ưu tiên tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu của từng địa phương, doanh nghiệp có lợi thế để tạo môi trường thuận lợi và tiền đề cho sự phát triển chung của cả vùng.
TP. HCM sẽ hợp tác với các địa phương các lĩnh vực như hợp tác phát triển nông nghiệp, thương mại – dịch vụ; hợp tác phát triển để kết nối mạng kết cấu hạ tầng giao thông; hạ tầng thông tin và truyền thông; chuyển giao khoa học kỹ thuật; cung cấp các dịch vụ hạ tầng công nghiệp và sản phẩm du lịch; kinh tế biển và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch.
Để đạt tốc độ phát triển nhanh và bền vững, theo ông Mãi, các địa phương cần phát huy tối đa thế mạnh của ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, kích cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm. Đặc biệt, cần chú trọng phát huy tối đa lợi thế của vùng Đông Nam bộ; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường; đặc biệt là các giải pháp hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá cao những ý kiến thẳng thắn, thiết thực của doanh nghiệp, các địa phương. Qua đó, cho thấy vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ nhằm tránh để mất cơ hội phát triển của các tỉnh, thành nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung.
Ông Nên cũng đề nghị các địa phương cần có phân cấp mạnh mẽ, ưu tiên nguồn vốn đầu tư để phát triển. Riêng TP. HCM cần chủ động hơn nữa trong tháo gỡ những khó khăn hiện tại của địa phương, hỗ trợ các doanh nghiệp, địa phương cùng phát triển. Đặc biệt, cần thực hiện tốt 7 nội dung đã được triển khai hợp tác giữa các đơn vị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đề nghị các địa phương trong vùng cần có phân cấp mạnh mẽ, ưu tiên nguồn vốn đầu tư để phát triển; cần phải chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể của mỗi địa phương, của vùng và hoàn thiện quy chế hoạt động. Riêng TP. Hồ Chí Minh cần chủ động hơn nữa trong tháo gỡ những khó khăn hiện tại của địa phương, hỗ trợ các doanh nghiệp, địa phương phát triển…; có trách nhiệm chủ động tháo gỡ các điểm nghẽn hiện tại của địa phương và khu vực. "TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng cần tăng cường kết nối dữ liệu số trong quá trình hợp tác, phát triển để giải quyết nhanh các công việc, chương trình hành động vùng", đồng chí Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ hội nghị, 6 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2023 về các nội dung: Công tác quy hoạch; cơ chế điều phối phát triển vùng; kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại đầu tư; kết nối giao thông, hạ tầng công nghiệp, hạ tầng dịch vụ; hợp tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hợp tác trên lĩnh vực giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác trên lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số.
-
Chủ tịch nước: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để hoàn thành các mục tiêu phát triển
-
Thanh niên Việt Nam mãi mãi vững niềm tin theo Đảng
-
Thủ tướng nhắn nhủ thế hệ trẻ 'dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo'
- TP.Hồ Chí Minh hợp tác phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ
- Chủ tịch nước: Phong trào “Nghìn việc tốt” phát huy nét đẹp văn hoá người Việt Nam
- Uỷ quyền cho địa phương cấp, quản lý mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nguyên khí quốc gia thịnh thì đất nước mạnh
- Thảo Cầm Viên Sài Gòn đưa 2.5 tấn lan rừng về với thiên nhiên
- Hơn 1500 mẫu vải được giới thiệu tại triển lãm vải quốc tế cao cấp năm 2023
- Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
-
Chủ tịch nước: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột pháSáng 27/3, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao - cơ quan xét xử cao nhất của nước ta. Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để hoàn thành các mục tiêu phát triểnThủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ việc xây dựng pháp luật phải tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ được các điểm nghẽn phục vụ cho phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với kiểm tra, giám sát.
-
Thay đổi thói quen của nông dân để bảo vệ môi trường và sức khoẻ(Tapchinongthonmoi.vn) - Một số thói quen của nông dân hiện nay như: Lạm dụng phân bón hóa học, đốt rơm rạ sau thu hoạch, vứt rác thải ngoài đồng ruộng, đốt than sưởi ấm, vứt rác thải sinh hoạt hàng ngày… rất có hại cho môi trường sống và sức khỏe của người dân. Điều đó đặt ra yêu cầu phải thay đổi một số thói quen của người nông dân để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn và phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam sẽ đáp ứng yêu cầu đó.
-
PVI chi trả quyền lợi bảo hiểm sức khỏe cho nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 26/3, Tổng công ty Bảo hiểm PVI phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tổ chức trao bồi thường bảo hiểm sức khỏe cho người vay vốn tận nhà cho khách hàng tại phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động bảo hiểm bồi thường trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung ương Hội NDVN và PVI.
-
Huyện Thanh Hà chủ động nhiều giải pháp quảng bá, xúc tiến tiêu thụ vải thiềuHiện UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chuyên môn tổ chức tuyên truyền, xúc tiến thương mại, quảng bá vải thiều, sớm hơn những năm trước khoảng 1 tháng.
-
TTCK: Chính sách đầu tư công đang tạo đòn bẩyGiải ngân đầu tư công 2023 sẽ là rất tích cực, trong hai tháng đầu năm nay có 90% vốn đầu tư công (trong số 31 tỉ USD) đã được Chính phủ giao xuống các đơn vị để triển khai. Trong tình hình vào tháng 5 tới đây nếu Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) không tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có cơ sở để bơm tiền mạnh vào nền kinh tế, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh.
-
Nhà nước bồi thường, thu hồi đất dưới góc nhìn pháp lý(Tapchinongthonmoi.vn) - Luật Đất đai là công cụ pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý, điều tiết các vấn đề liên quan đến đất đai. Sau thời gian dài áp dụng, Luật Đất đai năm 2013 đã có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong thực tiễn, Luật Đất đai cũng đã bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý - sử dụng đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân... Bởi vậy, việc sửa đổi Luật này là rất cần thiết.
-
Hình ảnh Lễ khai mạc Năm du lịch quốc gia 2023Tối 25/3, tại xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận diễn ra Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh”. Đến dự có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
-
Đề xuất tăng phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phốBộ Nội vụ dề xuất tăng số lượng và mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
-
Nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường IsraelHiệp định FTA giữa Việt Nam-Israel khi được ký kết trong tương lai sẽ mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng mang đến những thách thức mới khi tiếp cận thị trường này.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh