Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam: Tăng cường cho học viên thực hành tại cơ sở sản xuất, trang trại
Chiều ngày 27/11, Tại Hà Nội, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tổ chức khai giảng khóa VII và tổ chức trao bằng tốt nghiệp khóa V hệ trung cấp thú y.
Đến dự có đồng chí Thào Xuân Sùng- Uỷ viên Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các đồng chí Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo đại diện các đơn vị thuộc Trung ương Hội; các doanh nghiệp và phóng viên cơ quan báo chí.
Phấn đấu dạy học viên trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
Phát biểu lễ khai mạc, TS. Nguyễn Văn Đại, hiệu trưởng Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam cho biết, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tiền thân là Trường Trung cấp nghề Hội Nông dân Việt Nam có nhiệm vụ đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn. Trường đang triển khai và tổ chức đào tạo ở hai cấp trình độ: Trung cấp và sơ cấp. Ngoài ra, Trường còn làm việc với các địa phương của Hà Nội, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Nghệ An, Long An tổ chức đào tạo các lớp sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn.
Các học viên, học sinh của Trường sau khi hoàn thành các khóa học đã ứng dụng tốt những kiến thức, kỹ năng nghề vào thực tiễn sản xuất của gia đình và địa phương đạt hiệu quả cao. Trong những năm qua, Trường đã đào tạo được 604 lớp với tổng số 20.879 học viên, trong đó: đào tạo trình độ Sơ cấp, dạy nghề thường xuyên được 579 lớp; đào tạo hệ Trung cấp được 25 lớp; tổ chức thi và cấp bằng tốt nghiệp cho 792 học sinh. Đặc biệt, Trường đã đào tạo cho nông dân là người khuyết tật tại các huyện của Thành phố Hà Nội ở trình độ Sơ cấp được 6 lớp với 180 học viên.
«Tổ chức khai giảng Khóa VII các học viên sẽ được học để trở thành những người có kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho đàn vật nuôi, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng. Khóa học này nhà trường phấn đấu có 100% học viên đỗ tốt nghiệp, trong đó, loại khá, giỏi đạt 80% trở lên. Sau khi tốt nghiệp, nhiều học viên sẽ trở thành hộ nông dân đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi” các cấp». TS. Nguyễn Văn Đại nhấn mạnh.
Đổi mới chương trình dạy nhằm thu hút học viên
Chương trình đào tạo Trung cấp Thú y của trường được biên soạn theo chương trình khung của Tổng cục Dạy nghề – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Với thời lượng 698 giờ học lý thuyết; 1852 giờ thực hành phân bổ trong 2 năm. Các học sinh được học tổng cộng 31 môn học, mô-đun. Trong đó 6 môn học chung, 7 môn học, mô- đun kỹ thuật cơ sở, 9 mô-đun chuyên môn nghề, 9 môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn. Nhà trường luôn có chủ trương đổi mới, đẩy mạnh việc áp dụng phương pháp dạy học song hành lý thuyết trên lớp, thực hành tại trang trại; dạy học tích cực, tăng cường đối thoại với học sinh và thảo luận giữa các học sinh với nhau. Do đó, học sinh luôn có sự hào hứng học tập, tích cực suy nghĩ, chủ động sáng tạo hơn trong nghe giảng, thực hành, thực tập tay nghề.
Theo bà Mai Thị Lan Hương, Phụ trách khoa kỹ thuật nông nghiệp cho biết, khóa V hệ trung cấp thú y, niên khóa 2018-2020 có 212 học viên, chia thành 5 lớp, trong đó có 2 lớp mở tại Bình Phước và 3 lớp mở tại Quốc Oai (Hà Nội). Điều đặc biệt của khóa học này có 46 học viên có bằng đại học; cao đẳng có 4 học viên; trung cấp có 9 học viên; trung học phổ thông 130 học viên; trung học cơ sở có 23 học viên. Nhiều học viên đang là việc tại UBND xã, Hội ND, doanh nghiệp, các trang trại, cửa hàng thuốc thú y của gia đình…
Sau 2 năm học, toàn khóa có 191 học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp; đỗ tốt nghiệp là 188 học sinh. Trong đó, loại giỏi có 36 học sinh chiếm tỷ lệ 19,1%, loại khá có 150 học sinh chiếm tỷ lệ 79,8 %.
Các học viên đều có nhu cầu, nguyện vọng được học tập nghề thú y với mong muốn qua khóa học trang bị cho mình kiến thức về thú y để vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình.
Anh Phạm Hồng Hạnh, Chủ tịch Hội ND xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cho hay, mặc dù đã có bằng đại học kỹ sư kinh tế nông nghiệp của trường Học viện Nông nghiệp nhưng không để tụt hậu về kiến thức và bổ trợ cho công tác trong quá trình tuyên truyền vận động hội viên nông dân trên địa bàn chăn nuôi tốt thì bản thân người cán bộ Hội phải có kiến thức về chăn nuôi thú y. Do đó đã đăng ký theo học lớp chăn nuôi thú y của trường Trung cấp Nông dân Việt Nam. Với kiến thức học được hy vọng sẽ giúp được hội viên nông dân trong xã phát triển theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học, có kỹ năng về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
Hay học viên Nguyễn Đức Trọng, chủ trang trại Đức Trọng với mô hình gà thả vườn, nuôi lợn nái sinh sản, cung cấp con giống thương phẩm và sinh sản cho bà con Thị xã Sơn Tây chia sẻ, có bằng cao đẳng kỹ thuật và bằng trung cấp kế toán, rồi từng đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Khi trở về lập nghiệp tại quê nhà với mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, kiến thức học hỏi về chăm sóc con gà, con lợn học trên kênh VTC16. Nhờ cơ duyên biết đến trường khi các giáo viên về địa phương gửi học sinh thực tập tại trang trại gia đình. Qua quan sát các bạn học viên học, nhận thấy kiến thức còn hạn chế nên đăng ký tham gia lớp học trung cấp thú y của trường để có kiến thức chuyên sâu. Trong quá trình vừa học, vừa thực hành giờ trang trại hoạt động theo quy trình khoa học hơn đã tránh được các đợt dịch tả lợn châu Phi. Trang trại giờ là địa chỉ cho các học viên của trường đến học thực hành và là mô hình điểm giúp đỡ các hộ chăn nuôi trong Thị xã đến học hỏi. Trang trại có doanh thu 7-10 tỷ đồng/năm…
Tại buổi lễ khai giảng và trao bằng tốt nghiệp thú y, nhà trường đã ký kết hợp tác đào tạo với một số doanh nghiệp để đưa học viên đến học tập thực hành tại các trang trại này.
Nhân dịp này đồng chí Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Hội NDVN cùng các đồng chí Phó chủ tịch T.Ư đã trồng cây lưu niệm tại trường.
Quỳnh Chi
-
Phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng giảm phát thải khí nhà kính -
Mang hơi ấm nghĩa tình đến với đồng bào vùng cao Kỳ Sơn -
Thanh Hóa: Thực hiện thắng lợi 3 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết số 34 -
Phiên chợ giúp nông dân miền núi tiêu thụ nông sản
- 42 tác phẩm đạt Giải Báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ 2
- Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024
- TIN BUỒN: Cụ Nguyễn Văn Cang từ trần
- Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội
- Sát cánh cùng nông dân vượt khó, Cụm thi đua số 1 đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác Hội
- Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: "Thành phố sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ nông dân..."
- Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua
-
Bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm ViệtĐể ngăn chặn tình trạng bát nháo, thật giả lẫn lộn, ảnh hưởng đến thương hiệu sâm quý Việt Nam, nhất là sâm Ngọc Linh, các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam hay Lai Châu là những địa phương sở hữu giống sâm quý này đang vào cuộc quyết liệt, nỗ lực bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm Việt Nam.
-
'3 bám, 4 cùng' để góp phần xây dựng vùng biên giàu mạnhThời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang luôn tích cực, chủ động tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương khu vực biên giới chăm lo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giúp người dân phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
-
“Ký ức và niềm tin”: Câu chuyện của những người línhSắp xếp theo ba chủ đề: “Sẵn sàng lên đường”; “Niềm tin chiến thắng” và “Ngày trở về”, trưng bày “Ký ức và niềm tin” dẫn lối người xem theo những câu chuyện và thước phim sống động về những người lính cụ Hồ.
-
Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Chính phủ phát động, sáng ngày 20/12, Tạp chí Nông thôn mới phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức trao tặng quà cho Hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Na Hang.
-
Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân độiTổng Bí thư nêu rõ quan điểm, điều kiện tiên quyết để Quân đội nhân dân tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đó là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân.
-
Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt NamSáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
-
Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metanTheo chủ trương của Chính phủ, các doanh nghiệp đã và đang hiện thực hoá cam kết của Chính phủ tại COP 26 - phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Những hành động này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, sản xuất xanh, mà còn tạo dựng hình ảnh và vị thế với đối tác khách hàng, nhất là thị trường xuất khẩu.
-
Hôm nay tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt NamNổi bật trong lễ kỷ niệm là Chương trình sử thi nghệ thuật với thời lượng hơn 30 phút, gồm các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, khái quát toàn bộ lịch sử ra đời, chiến đấu, chiến thắng của Quân đội.
-
Tạo động lực mới cho hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòngChia sẻ về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, đối tác Hoa Kỳ và Pháp đều bày tỏ mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
-
Quyền lợi của người lao động khi bị điều chuyển công việc khác so với hợp đồng lao độngKhi tiếp nhận lao động vào làm việc tại công ty ở một vị trí nhất định, doanh nghiệp có được phép chuyển lao động sang một vị trí khác không? Nếu được, thì lao động sẽ bị chuyển trong thời gian bao lâu? Chế độ tiền lương thế nào…? Những thắc mắc này đã được các chuyên gia về lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội giải đáp.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội