Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông
Việt Nam đang tiến hành những bước đi thận trọng nhưng nghiêm túc và kiên quyết theo đúng luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông.
Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc lần thứ 2 đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Dư luận lo ngại các hành vi vi phạm của Trung Quốc trên Biển Đông làm suy giảm lòng tin, gia tăng căng thẳng, dẫn tới nguy cơ mất an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không.
Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Tổng Thư ký Hội Luật Quốc tế Việt Nam về những hành vi vi phạm của Trung Quốc và những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
PV: Xin Tiến sỹ phân tích rõ đâu là cơ sở pháp lý cho thấy vùng biển phía Nam Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc đang có hành vi vi phạm thuộc chủ quyền của Việt Nam?
TS Phạm Lan Dung: Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ, vùng biển ở phía Nam Biển Đông của Việt Nam mà nhóm tàu Hải Dương 08 của Trung Quốc đã vi phạm là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Vị trí xảy ra hành vi vi phạm nằm cách bờ biển Việt Nam không quá 200 hải lý, tức là hoàn toàn ở trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trong khi đó, Trung Quốc không có một cơ sở pháp lý nào để có thể yêu sách ở vùng biển này. Bởi vị trí đó cách đảo Hải Nam của Trung Quốc gần 500 hải lý, không nằm trong bất kỳ một phạm vi nào mà UNCLOS và luật pháp quốc tế cho phép.
Theo phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines-Trung Quốc thì các thực thể ở Trường Sa, không có thực thể nào có thể có vùng biển quá 12 hải lý. Việc Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp các thực thể ở Trường Sa cũng không thể đem đến bất kể cơ sở nào để Trung Quốc có thể yêu sách vùng biển ở Nam Biển Đông mà xảy ra hành vi vi phạm. Hơn nữa, quần đảo Trường Sa không phải là một quốc gia quần đảo cho nên cũng không thể có đường cơ sở quần đảo ở đây được.
Cuối cùng, việc Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với một số bãi san hồ ngầm ở Nam Biển Đông này hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào, bởi theo UNCLOS, thì những bãi ngầm này nằm ở trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia nào thì nó sẽ thuộc quyền chủ quyền của quốc gia đó. Vì vậy, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
PV: Thời gian qua, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đều bày tỏ quan ngại trước những báo cáo về việc Trung Quốc liên tục có các hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Bà có nhận định gì về phản ứng của cộng đồng quốc tế?
TS Phạm Lan Dung: Việc các nước trên thế giới lên tiếng phản đối hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của một quốc gia là một trong những biện pháp mà các nước thường hay làm, từ góc độ của chính trị quốc tế. Việt Nam cũng như bất kỳ quốc gia nào trong hoàn cảnh này đều mong muốn các nước lên tiếng bảo vệ chính nghĩa. Càng nhiều nước có tiếng nói càng mạnh để lên án hành vi vi phạm của Trung Quốc và bảo vệ lợi ích của Việt Nam càng tốt.
Từ góc độ luật quốc tế, tiếng nói của dư luận tiến bộ trên thế giới cũng là một trong những biện pháp đảm bảo thi hành luật và nó cũng là biện pháp tác động đến hành vi của các nước.
Ở đây chúng ta thấy việc Trung Quốc vi phạm vùng biển hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và không phải là vùng biển tranh chấp. Đó cũng là một trong những lý do làm cơ sở pháp lý để cho các nước có thêm cơ sở lên tiếng bảo vệ chính nghĩa.
Nguyên tắc chung của các nước trên thế giới là không can thiệp vào những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, là những tranh chấp mà ở đó các nước không có lợi ích và không có yêu sách. Tuy nhiên, với những tranh chấp, sự cố xảy ra ảnh hưởng đến lợi ích của họ như tự do hàng hải, Biển Đông là khu vực mà ở đó có các tuyến hàng hải quốc tế rất quan trọng, thì các nước đều lên tiếng phản đối và đều có cơ sở để mà có thể lên án và yêu cầu ngừng các hành vi vi phạm.
PV: Trước những âm mưu, thủ đoạn và hành động ráo riết hướng tới độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, thì Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông?
TS Phạm Lan Dung: Việt Nam là một quốc gia thành viên UNCLOS và chủ trương của Việt Nam là sẽ kiên trì, sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp. Trên thực địa, chúng ta phải sử dụng những biện pháp kiên quyết nhưng cũng rất kiềm chế, để làm sao tuân thủ pháp luật, đảm bảo phù hợp với những quy định của UNCLOS, pháp luật quốc tế và phù hợp với luật pháp của Việt Nam.
Về mặt ngoại giao, chúng ta thấy người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ, Việt Nam đã có nỗ lực không ngừng trao đổi quan điểm với Trung Quốc ở nhiều cấp độ khác nhau. Hiện Việt Nam đã rất kiên trì nỗ lực thực hiện những biện pháp đàm phán và trao đổi quan điểm với phía Trung Quốc. Đây cũng là một trong những điều kiện đầu tiên mà các quốc gia cần phải làm trước khi muốn đưa vụ việc ra giải quyết ở các cơ quan tư pháp.
Các bước đi mà chúng ta thực hiện là rất phù hợp với luật pháp quốc tế và đó cũng là sự chuẩn bị rất cẩn thận, nghiêm túc để đảm bảo các biện pháp ngoại giao có hiệu quả cao nhất. Ngay cả khi các biện pháp ngoại giao không có hiệu quả nữa, thì đó cũng là cách mở đường cho khả năng tiến hành các biện pháp pháp lý nếu thấy cần thiết.
PV: Xin cảm ơn TS Phạm Lan Dung!
(Theo VOV)
-
Lâm Đồng: Phát huy vai trò của cộng đồng, tạo điều kiện để người dân tham gia đóng góp ý kiến -
Mô hình "Vườn mẫu về phát triển cây ăn trái" tại xã Quảng Ngãi -
Bình Thuận: Mở ra nhiều cơ hội kết nối giao thương để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp -
Lâm Đồng, tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình xã Nông thôn mới thông minh và thí điểm xã thương mại điện tử
- Cà Mau: Dự toán ngân sách 59,345 tỷ đồng cho nhiều chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2025
- Cà Mau: Sẽ xây mới, sửa chữa 4.400 căn nhà
- Mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các công nghệ, giải pháp, sản phẩm tiên tiến, hiện đại
- Việt Nam đang có nhiều thuận lợi trong việc thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm
- An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả
- Chỉ có 1 loại thuế GTGT 5% mới được hoàn thuế: Cần thay đổi để tạo công bằng giữa các doanh nghiệp
- Cà Mau: Chủ động xây dựng, hình thành các liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp
-
Bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm ViệtĐể ngăn chặn tình trạng bát nháo, thật giả lẫn lộn, ảnh hưởng đến thương hiệu sâm quý Việt Nam, nhất là sâm Ngọc Linh, các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam hay Lai Châu là những địa phương sở hữu giống sâm quý này đang vào cuộc quyết liệt, nỗ lực bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm Việt Nam.
-
'3 bám, 4 cùng' để góp phần xây dựng vùng biên giàu mạnhThời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang luôn tích cực, chủ động tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương khu vực biên giới chăm lo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giúp người dân phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
-
“Ký ức và niềm tin”: Câu chuyện của những người línhSắp xếp theo ba chủ đề: “Sẵn sàng lên đường”; “Niềm tin chiến thắng” và “Ngày trở về”, trưng bày “Ký ức và niềm tin” dẫn lối người xem theo những câu chuyện và thước phim sống động về những người lính cụ Hồ.
-
Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Chính phủ phát động, sáng ngày 20/12, Tạp chí Nông thôn mới phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức trao tặng quà cho Hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Na Hang.
-
Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân độiTổng Bí thư nêu rõ quan điểm, điều kiện tiên quyết để Quân đội nhân dân tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đó là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân.
-
Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt NamSáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
-
Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metanTheo chủ trương của Chính phủ, các doanh nghiệp đã và đang hiện thực hoá cam kết của Chính phủ tại COP 26 - phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Những hành động này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, sản xuất xanh, mà còn tạo dựng hình ảnh và vị thế với đối tác khách hàng, nhất là thị trường xuất khẩu.
-
Hôm nay tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt NamNổi bật trong lễ kỷ niệm là Chương trình sử thi nghệ thuật với thời lượng hơn 30 phút, gồm các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, khái quát toàn bộ lịch sử ra đời, chiến đấu, chiến thắng của Quân đội.
-
Tạo động lực mới cho hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòngChia sẻ về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, đối tác Hoa Kỳ và Pháp đều bày tỏ mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
-
Quyền lợi của người lao động khi bị điều chuyển công việc khác so với hợp đồng lao độngKhi tiếp nhận lao động vào làm việc tại công ty ở một vị trí nhất định, doanh nghiệp có được phép chuyển lao động sang một vị trí khác không? Nếu được, thì lao động sẽ bị chuyển trong thời gian bao lâu? Chế độ tiền lương thế nào…? Những thắc mắc này đã được các chuyên gia về lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội giải đáp.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội