Việt Nam xuất siêu 3,96 tỷ USD trong 8 tháng của năm 2022
Chế biến cá tra xuất khẩu. (Ảnh: Văn Trí/TTXVN)
Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/8, trong tháng Tám vừa qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 64,34 tỷ USD, tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 497,64 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 13,6%.
Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2022 ước đạt 33,38 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,04 tỷ USD, tăng 13,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 24,34 tỷ USD, tăng 7,6%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 8 tăng 22,1%; trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 26,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 20,6%.
Tính chung 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 66,14 tỷ USD, tăng 18,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 184,66 tỷ USD, tăng 17%, chiếm 73,6%.
Trong 8 tháng năm 2022 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,4%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, bằng cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,6%, giảm 0,7 điểm phần trăm; nhóm hàng thuỷ sản chiếm 3%, tăng 0,4 điểm phần trăm.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2022 ước đạt 30,96 tỷ USD, tăng 1,4% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,96 tỷ USD, giảm 6,4%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21 tỷ USD, tăng 5,6%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8, tăng 12,4%; trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 10,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,4%.
Tính chung 8 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 85,58 tỷ USD, tăng 12,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 161,26 tỷ USD, tăng 14,2%.
Trong 8 tháng năm 2022 có 38 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 90,8% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 4 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 45,2%).
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 8 tháng năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 94%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,3%, giảm 1,2 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 49,7%, tăng 1,3 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6%, giảm 0,1 điểm phần trăm.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. (Ảnh: TTXVN)
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 82,1 tỷ USD.
Trong 8 tháng năm 2022, Việt Nam xuất siêu sang EU ước đạt 21,6 tỷ USD, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 47,8 tỷ USD, tăng 21,9%; nhập siêu từ Hàn Quốc 27,4 tỷ USD, tăng 30,3%; nhập siêu từ ASEAN 9 tỷ USD, giảm 3,3%; nhập siêu từ Nhật Bản 320 triệu USD, giảm 74,7%.
Tổng cục Thống kê cho biết cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng Tám vừa qua ước tính xuất siêu 2,42 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,52 tỷ USD); trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,44 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,4 tỷ USD.
Để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công Thương chú trọng triển khai các FTA thế hệ mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nắm được nội dung cam kết trong các FTA để vận dụng và phát huy có hiệu quả ưu đãi của Hiệp định, tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế thách thức từ các Hiệp định này.
Cùng với đó, tiếp tục đổi mới, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới; đẩy mạnh xúc tiến thương mại cấp quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng nông sản; tổ chức các hoạt động kết nối cấp vùng miền nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Mặt khác, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tập trung triển khai các thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước phát triển để giảm sự phụ thuộc vào khu vực FDI trong sản xuất và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, dự báo thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, chính sách, tập quán buôn bán của các thị trường để Chính phủ, các bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp có phản ứng kịp thời, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả.
Tuy nhiên, dự báo, xuất khẩu những tháng cuối năm vẫn còn nhiều khó khăn như kinh tế toàn cầu tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, làm giảm sức cầu hàng hóa…
Theo Việt Nam +
-
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, về thể chế -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới -
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục -
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu
- Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng
- Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"
- COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu
- Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vững
- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam
-
Cà Mau: Sẽ xây mới, sửa chữa 4.400 căn nhàUBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu phấn đấu của UBND tỉnh Cà Mau đến tháng 8/2025, hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà ở đối với các đối tượng đủ kiều kiện về đất ở: Nhà ở cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ; nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; hộ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
-
Xã Long Phú (Sóc Trăng): Về đích nông thôn mới sau 13 năm nỗ lực(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau 13 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã cán đích với 19/19 tiêu chí.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởngChiều tối ngày 28/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh.
-
Xuất khẩu bưởi Hòa Bình sang thị trường EUNgày 28/11, tại xã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, Công ty FUSA- Eco Hòa Bình tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô hàng đầu tiên đưa quả bưởi Hòa Bình theo đường biển xuất ngoại sang thị trường EU năm 2024.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom SihamoniTổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng, phát triển mối quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển tốt đẹp.
-
Khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danhTối 28/11, Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, do UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
-
Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam "lao dốc", Trung Quốc giảm nhập khẩu tới 70%(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngành sầu riêng Việt Nam vừa trải qua tháng 10 đầy biến động khi kim ngạch xuất khẩu "lao dốc" tại hầu hết các thị trường lớn. Đáng chú ý, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ sầu riêng chủ lực của Việt Nam - đã giảm nhập khẩu tới 70%, gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất.
-
Phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tảiNgày 28/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ GTVT đối với ông Nguyễn Văn Thắng và ông Trần Hồng Minh.
-
"Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hội nghị giao ban công tác Hội và phong trào nông dân cụm thi đua số 3 diễn ra tại Quảng Nam là dịp để Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trong cụm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân các cấp.
-
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Cân nhắc thuế ưu đãi đối với một số lĩnh vựcChia sẻ về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp các đại biểu Quốc hội nhìn nhận việc sửa đổi thời điểm hiện tại là kịp thời và cần phải tập trung hơn nữa việc miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
3 Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơ -
4 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa -
5 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam