
Sau loạt bài 5 kỳ về những bất cập trong quản lý đất đai xảy ra tại Kon Tum đăng trên Làng Mới, hôm nay (25.6), lãnh đạo nhiều địa phương trong tỉnh đã cùng họp để tìm hướng xử lý theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum.
Như Làng Mới đã thông tin, mâu thuẫn xảy ra giữa hàng ngàn hộ dân với các Nông trường trực thuộc Công ty TNHH MTV cao su Kon Tum kéo dài suốt nhiều năm qua, do không được chính quyền lắng nghe và đứng ra giải quyết đã khiến hình thành nhiều điểm nóng và lúc nào cũng túc trực bùng phát mâu thuẫn. Hàng loạt vụ xung đột giữa các hộ dân và bảo vệ các nông trường từng xảy ra tại các xã Hòa Bình, Đăk Kroong, Ya Chim… (Tp. Kon Tum); xã Sa Sơn, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy); dân tái định cư lòng hồ sông Đà tại thôn Thung Nai, xã Đăk Xú; Tổ sản xuất 2, thị trấn Plei Kần; làng Đăk Mok, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi… gây mất an ninh trật tự suốt thời gian qua trong sự điềm nhiên đến vô cảm của chính quyền các địa phương – đặc biệt là UBND huyện Ngọc Hồi.
Ngay sau khi Làng Mới đăng 5 kỳ, ngày 14.6.2018, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo Sở TNMT tỉnh Kon Tum và các địa phương có liên quan cùng họp bàn để trả lời Làng Mới.
Đến ngày 22.6, Giám đốc Sở TNMT tỉnh Kon Tum Phạm Đức Hạnh đã mời Chủ tịch UBND các huyện và thành phố có liên quan cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Công ty Cao su Kon Tum cùng họp vào chiều nay (25.6) để Sở TNMT tỉnh Kon Tum có cơ sở, tài liệu báo cáo lãnh đạo tỉnh.
Trao đổi với phóng viên xung quanh buổi làm việc giữa Sở TNMT tỉnh Kon Tum và các bên có liên quan, ông Nguyễn Đình Khải – Chánh Văn phòng Sở cho biết, do vụ việc rất phức tạp nên sau cuộc họp này, tất cả các bên liên quan sẽ tiếp tục làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị, dự kiến đến đầu tháng 7.2018 sẽ có thông tin đường hướng giải quyết đến Làng Mới.
Do vụ việc phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến dân sinh nên phóng viên Làng Mới đã đề nghị làm rõ rất nhiều vấn đề. Cụ thể, UBND tỉnh Kon Tum cho Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum thuê hơn 8.000ha đất trên địa bàn các huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, Tp. Kon Tum… có nhiều diện tích trùng lặp với diện tích đã cấp GCNQSDĐ cho dân gây xung đột về quyền lợi giữa doanh nghiệp (Cty TNHH MTV cao su Kon Tum) và nhân dân. Vậy đâu là trách nhiệm của UBND tỉnh Kon Tum về vấn đề này?; Mâu thuẫn giữa hàng trăm hộ dân nhận ký hợp đồng khoán – liên kết với công ty tại Đăk Xú, thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi); xã Sa Sơn (huyện Sa Thầy); xã Ia Chim (Tp. Kon Tum)..v.v… kéo dài suốt nhiều năm qua và xảy ra hàng loạt vụ ẩu đả, tập thể dân giữ đất của mình, đập chén mủ, đốt lô cao su… UBND tỉnh Kon Tum nhìn nhận sự việc kéo dài này như thế nào và có giải pháp nào để hạn chế bùng phát?; Quyền lợi của hàng trăm hộ dân – công dân tỉnh Kon Tum (các hộ được cấp GCNQSDĐ) bị tước đoạt suốt nhiều năm qua do Công ty Cao su Kon Tum không trả đất lại đất sau khi hợp đồng liên kết giữa dân và doanh nghiệp kết thúc, UBND tỉnh Kon Tum đã có những phương án, giải pháp nào để bảo vệ quyền lợi chính đáng công dân tỉnh mình?; Hiện nay có thông tin trả lại hơn 500ha đất trồng cao su cho UBND huyện Sa Thầy và từng bước trả lại cho các hộ dân, đề nghị UBND tỉnh Kon Tum cho biết tiến độ thực hiện việc này như thế nào? Phải đến thời gian nào thì người dân có đất từng ký kết hợp đồng với Công ty Cao su Kon Tum mới được nhận lại đất của mình?; Qua phản ánh của rất nhiều hộ dân, sau khi ký kết hợp đồng liên kết, cán bộ các Nông trường trực thuộc Công ty Cao su Kon Tum đến các buôn làng, thậm chí từng hộ dân để thu hồi GCNQSDĐ đã được cấp cho dân. Theo quan điểm của UBND tỉnh Kon Tum thì việc làm này có vi phạm không? Có gây ảnh hưởng đến quyền lợi sở hữu tài sản của công dân tỉnh Kon Tum hay không?; Khi quyền lợi chính đáng của hàng trăm công dân bị tước đoạt suốt nhiều năm qua và theo báo cáo 211 của UBMTTQVN tỉnh Kon Tum thì đây là một trong những nguyên dân chính dẫn đến mâu thuẫn, bất ổn kéo dài tại các huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, TP Kon Tum… Vậy UBND tỉnh Kon Tum có chỉ đạo chính quyền các địa phương xem xét, đề xuất giải quyết, hạn chế tình trạng này hay không? Tại sao khi đề cập đến vấn đề mâu thuẫn về đất đai liên quan đến Cty TNHH MTV cao su Kon Tum, chính quyền một số địa phương – đặc biệt là UBND huyện Ngọc Hồi không làm việc, thậm chí né tránh, vi phạm Luật Báo chí khi các phóng viên đăng ký làm việc về vấn đề này?; Theo quan điểm của UBND tỉnh Kon Tum thì việc UBND tỉnh Kon Tum cho doanh nghiệp (Cty TNHH MTV cao su Kon Tum) thuê hơn 8.000ha đất (theo lời của ông Lê Khả Liễm – Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV cao su Kon Tum) trong đó có nhiều diện tích trùng lặp với đất của dân (đã được cấp GCNQSDĐ nhưng đã bị doanh nghiệp này thu lại). Vậy khi các hộ dân không tiếp tục ký kết hợp đồng với Công ty Cao su Kon Tum thì quyền lợi về đất đai của họ có được đảm bảo? Nếu có thì suốt nhiều năm qua quyền lợi chính đáng của họ bị tước đoạt ai chịu trách nhiệm?
Tiến Thành – Luận Danh
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028
-
Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô
-
Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi là mục tiêu lâu dài
-
GDP quý III tăng 5,33%, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nét
- Quỳ Châu (Nghệ An): Tan hoang sau lũ, 35/35 trường dừng dạy học do mưa lớn
- Quảng Trị: Phát hiện thêm công ty xả thải ra sông Sa Lung
- Mưa lũ khiến 1.860 ngôi nhà bị ngập ở Nghệ An
- Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
- Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để vùng đất Chín Rồng 'cất cánh'
- Bình Thuận: Phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả tích cực
-
Mạnh dạn đầu tư để làm chủ trang trại gà cho thu doanh thu hàng tỷ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hội viên nông dân Nguyễn Mạnh Hà, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là điển hình trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, luôn giúp đỡ hội viên nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
-
Tạo sức bật cho 5 thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nướcVới vai trò chủ lực phát triển kinh tế, ngành Công Thương đã góp phần quan trọng để kinh tế các thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GRDP chung của cả nước.
-
Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội để phát triển bền vữngSẽ có nghị quyết mới về chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết các vấn đề xã hội, phù hợp với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII(Chinhphu.vn) – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
TTCK: Thị trường đang xuống đáy hay phục hồiĐóng cửa phiên giao dịch thứ 6, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 1,7 điểm lên mức 1.154 điểm và đi kèm với thanh khoản giao dịch ở sàn HSX đạt mức thấp 13.960 tỷ đồng.
-
Người dân Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết(Taochinongthonmoi.vn) - Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế trong buổi ký kết hợp tác giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) vào cuối tháng 9 vừa qua.
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIHội nghị Trung ương lần thứ 8 xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
-
Thị trường nông sản: Lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vững giáTại An Giang, giá các loại lúa như OM 18, Đài thơm 8 ổn định ở mức từ 7.800-8.200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800-8.000 đồng/kg.
-
Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022Đến hết quý 3 năm nay, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 4,2 tỷ USD, cao hơn 25% so với kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái.
-
Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp