
AI (trí tuệ nhân tạo) đang được xem là công nghệ nền tảng quan trọng nhất dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức và doanh nghiệp. Hệ thống Y tế cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với ứng dụng AI, ngành y tế sẽ có bước phát triển vượt trội trong khám chữa bệnh, chẩn đoán bệnh và xác định phác đồ điều trị cho bệnh nhân…

Tại Hội thảo Trí tuệ nhân tạo trong y tế do Bộ Y tế và Tập đoàn FPT phối hợp tổ chức, GS Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse, Pháp – người sáng lập Startup trí tuệ nhân tạo Torus Actions ở Pháp, chia sẻ, theo PwC – 1 trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, thị trường AI trên thế giới đang tăng trưởng 36%/năm, từ 16 tỷ USD năm 2017 có thể lên 200 tỷ USD vào năm 2025, nếu tính các sản phẩm chứa AI thì sẽ lên khoảng 10.000 tỷ USD vào năm 2025.
Điều này cho thấy, xu hướng ứng dụng AI đang được xem là công nghệ nền tảng quan trọng nhất dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức và doanh nghiệp.
“Bất kỳ “ông lớn” nào trên thế giới cũng cần chiến lược AI để không bị lạc hậu, không bị đào thải ra khỏi xã hội. Y tế cũng là một trong những lĩnh vực có nhiều ứng dụng AI nhất hiện nay. Chỉ trong tương lai ngắn, ứng dụng AI trong y tế sẽ làm thay đổi toàn bộ bộ mặt về y tế”, GS Nguyễn Tiến Dũng nhận định.

Hiện nay, các ứng dụng sâu rộng trong y tế có ứng dụng AI là: Sổ điện tử khám chữa bệnh (bệnh án điện tử); khám bệnh điện tử; phát hiện bệnh sớm như tim mạch, ung thư…, chẩn đoán bệnh dựa trên phân tích ảnh y tế; y tá ảo; nghiên cứu tìm thuốc mới; đào tạo ở mọi lúc mọi nơi; tối ưu hoá hệ thống phân tích, tìm ra những điểm kém hiệu quả…
Tại Mỹ hiện nay, đã có trên 85% các bệnh viện đã có chính sách đầu tư vào AI trong quản lý bệnh viện và điều trị bệnh cho bệnh nhân…
Ở Việt Nam, ứng dụng AI cũng đã bắt đầu được thực hiện như sử dụng robot phẫu thuật, bệnh án điện tử… GS.TS Hồ Tú Bảo, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản chia sẻ về một số công nghệ nền của AI để khai thác bệnh án điện tử ở Việt Nam, như dùng nhận dạng tiếng nói để tạo bệnh án điện tử, nghiên cứu về sử dụng thuốc ở Việt Nam, gợi ý phác đồ điều trị cho bệnh nhân… Theo GS.TS Hồ Tú Bảo, việc ứng dụng AI để khai thác dữ liệu bệnh án điện tử sẽ tạo ra một cuộc tiến hóa trong ngành y nước nhà.
Ông Phạm Xuân Viết, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, hiện nay, có rất nhiều phần mềm và hệ thống có hợp phần chính là AI được ứng dụng hiệu quả trong y tế. Ngay tại Việt Nam, có 1 hệ thống AI hỗ trợ chẩn đoán và gợi ý đưa ra phác đồ điều trị ung thư có hiệu quả cho bệnh nhân. Vì vậy, Bộ Y tế rất quan tâm lĩnh vực này và mong các doanh nghiệp trong nước làm sao phát triển AI trong lĩnh vực y tế để y tế Việt Nam không “tụt” quá xa so với thế giới.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận về một số ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xác định và chuẩn đoán các bệnh về da, ung thư, xương khớp như dự án ứng dụng AI để xác định lượng cơ, mỡ bên trong cơ thể dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính với độ chính xác trên 90% giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh, đưa ra phác đồ điều trị thích hợp…
Đặc biệt, các chuyên gia khẳng định, AI không bao giờ thay thế được bác sĩ, “các bác sĩ sẽ không thất nghiệp và bệnh viện sẽ không thất thu khi ứng dụng AI”, mà ngược lại có AI thì ngành y tế sẽ càng phát triển, và bản thân các bác sĩ phải luôn trau dồi kiến thức, biết sử dụng máy móc, biết phân tích số liệu để điều trị cho bệnh nhân tốt hơn.
Thúy Hà/VGP
-
Cách phòng viêm họng cho trẻ trong mùa nồm ẩm
-
Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2: Khoảng cách nguy hiểm
-
TP. Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết vẫn ở mức cao
-
Đảm bảo phòng dịch mùa lễ hội sau Tết
- Hơn 400 ca khám, cấp cứu do pháo nổ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán
- Bệnh viện Mắt Hồng Sơn được vinh danh top 10 thương hiệu uy tín hàng đầu Đông Nam Á
- Cuối năm ngộ độc rượu “rình rập”
- Bộ Y tế yêu cầu thường trực chống dịch COVID-19, tăng cường giám sát ở cửa khẩu
- Quy định mới về việc hưởng chính sách BHXH khi bị ốm đau, mắc COVID-19
- Dự đoán tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam thời gian tới
- Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá
-
Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí tại các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiChiều 7/2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với Ủy ban Dân tộc về công tác dân tộc, việc thực hiện chính sách dân tộc và quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2022.
-
Người Cơ Tu vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồngDu lịch cộng đồng và du lịch sinh thái đang phát triển mạnh tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Nhiều nơi đã thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.
-
Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên cả nướcBộ Giao thông vận tải vừa ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX).
-
Tiếp tục triển khai thiết thực, hiệu quả các phong trào thi đuaChiều ngày 7/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Hội đồng nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thốngPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 7/2/2023 về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống.
-
Chuẩn hóa vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung QuốcCục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong năm nay sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ chuẩn hóa vùng trồng để có thể xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đối với chanh leo, khoai lang, ớt, một số cây có múi và dừa.
-
Chủ tịch Quốc hội: Có thể làm việc cả ngày nghỉ, giờ nghỉ để hoàn thiện Luật Đất đaiÔng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể làm việc vào ngày nghỉ, giờ nghỉ để xem xét nội dung rất quan trọng là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho kịp tiến độ.
-
Hơn 3.000 công dân ở Nghệ An lên đường nhập ngũ(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2023, tỉnh Nghệ An được Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao gọi 3.102 công dân nhập ngũ với 16 đơn vị nhận quân. Nghệ An chốt quân số, phát lệnh gọi nhập ngũ vào Quân đội 3.257 công dân (chính thức 3.102 công dân, dự phòng 155 công dân).
-
Sau Tết, giá mít Thái tăng hơn 20.000 đồng/kgHiện nay, giá mít Thái tại tỉnh Đồng Tháp tăng trở lại sau Tết và có giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với đầu tháng 1/2023.
-
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng caoGiá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày 5/2 đã tăng 15 USD/tấn so với cuối tháng trước. Cụ thể, loại 5% tấm giao dịch ở 473 USD/tấn, gạo 25% tấm 453 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong vài năm qua.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh