
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chiều 22/8/2019, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam kể từ khi nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại và tiếp tục hành vi xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982.
Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như ở khu vực.
Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế và pháp luật của Việt Nam.
Với quyết tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Chúng tôi đề nghị các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì trật tự, hòa bình, an ninh trong khu vực; an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không; tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982.”
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thông tin về việc các nước ASEAN lần đầu tiên có cuộc tập trận với Hoa Kỳ ở Vịnh Thái Lan, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Cuộc diễn tập hàng hải ASEAN – Hoa Kỳ sẽ diễn ra từ ngày 2-6/9/2019, được tiến hành theo thỏa thuận giữa các Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ASEAN và Hoa Kỳ năm 2018. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ tham gia cuộc diễn tập này”./.
-
Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao
-
Xây dựng 5 huyện ngoại thành TP.HCM thành đô thị vệ tinh
-
Truy xuất nguồn gốc là một trong 8 vấn đề trọng tâm trong chuyển đổi số nông nghiệp
-
Thủ tướng: Nền văn hóa Việt Nam đã luôn và sẽ là sức mạnh trường tồn của dân tộc
- 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam: Khởi nguồn và động lực phát triển
- Luật Đất đai (sửa đổi): Giá đất được quy định thế nào?
- Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: “Xử lý nghiêm vi phạm kể cả khi thôi việc, nghỉ hưu”
- Khơi dậy tiềm năng cho nghề nuôi hàu
- Vùng Đồng bằng sông Hồng phải dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước
- 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH vùng Đồng bằng Sông Hồng - địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của đất nước
- Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển KTXH vùng đồng bằng sông Hồng
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sảnThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."
-
PVFCCo long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lậpChiều ngày 27/3, tại TP.HCM, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (28/3/2003 – 28/3/2023) với chủ đề “Hành trình 20 năm cho mùa bội thu”.
-
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Thấm nhuần lời dạy đó, các thanh niên dân tộc Thái ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã tập hợp, đoàn kết lại với nhau để phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với du lịch, bước đầu mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khá.
-
“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu sốViệc đầu tư phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phát triển đúng tầm vì thiếu sức người sức của; các tác phẩm chưa được phổ biến rộng rãi vào đời sống đồng bào, nhất là lớp trẻ.
-
Ngành tài chính đã nỗ lực khơi thông huyết mạch, thúc đẩy phát triển kinh tếCông tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng, quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ giảm 2 con sốTrong 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ đạt 784,6 triệu USD, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Góp ý sửa đổi về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau hơn 8 năm áp dụng, Luật Đất đai năm 2013 đã có đóng góp tích cực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định tình hình quản lý đất đai của nhà nước cũng như tạo được hành lang pháp lý an toàn giúp cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất, các quyền tài sản khác gắn liền với đất. Bên cạnh những đóng góp tích cực thì vẫn còn một số quy định chưa phù hợp với thời kỳ đổi mới, chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ quan quản lý...
-
Chủ tịch nước: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột pháSáng 27/3, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao - cơ quan xét xử cao nhất của nước ta. Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để hoàn thành các mục tiêu phát triểnThủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ việc xây dựng pháp luật phải tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ được các điểm nghẽn phục vụ cho phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với kiểm tra, giám sát.
-
Thay đổi thói quen của nông dân để bảo vệ môi trường và sức khoẻ(Tapchinongthonmoi.vn) - Một số thói quen của nông dân hiện nay như: Lạm dụng phân bón hóa học, đốt rơm rạ sau thu hoạch, vứt rác thải ngoài đồng ruộng, đốt than sưởi ấm, vứt rác thải sinh hoạt hàng ngày… rất có hại cho môi trường sống và sức khỏe của người dân. Điều đó đặt ra yêu cầu phải thay đổi một số thói quen của người nông dân để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn và phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam sẽ đáp ứng yêu cầu đó.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh