Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

13 dưỡng chất mà cây cà phê “đam mê” là những gì?

16:53 21/08/2020 GMT+7

Cà phê Tây Nguyên đã và đang là thức uống có sức “quyến rũ” khó cưỡng đối với hàng triệu người trên thế giới. Nhưng có lẽ ít ai – ngoài người nông dân – đặt câu hỏi rằng: Để có hương vị thơm ngon đó, cây cà phê nơi đây cần những dưỡng chất gì và từ những loại phân bón nào?

Cây cà phê ở Tây Nguyên cần được chăm bón đủ dưỡng chất để duy trì hương vị quyến rũ. Ảnh minh hoạ. Tư liệu

Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón, khu vực Tây Nguyên có hơn nửa triệu héc-ta cà phê, nhiều nhất là tỉnh Đắk Lắk sau đó là Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và Kon Tum. Khí hậu cao nguyên ôn hòa, phân rõ hai mùa khô, mùa mưa rất phù hợp cho cây cà phê, nền nhiệt tương đối ổn định quanh năm, trung bình dao động ngày, đêm từ 20 – 300C. Cây cà phê Tây Nguyên trồng hầu hết trên đất đỏ bazan một phần đất xám, có tầng canh tác dày đến vài mét, thoát nước, cấu tượng đất xốp, tơi, khi có nước thì phân tán keo, đất bí dí bề mặt, phù hợp với đặc tính nông học của cây cà phê. Tuy nhiên về hóa học, theo kết quả điều tra phần tính đất của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (tại Đắk Lắk) kết luận: Lớp mặt canh tác chua nặng pH < 4,5 nghèo đến rất nghèo chất lân, kali, canxi, magie và các chất vi lượng bo và kẽm.

Nguyên nhân chính được cho là từ sau ngày đất nước thống nhất (1975), các nhà vườn khai phá, khai thác đất bằng việc ồ ạt sử dụng phân hóa học, đặc biệt một số loại phân có gốc chua như SA, Supe lân, các loại phân dễ tan nhằm thu được sinh lời cao. Thời gian đầu cà phê sinh trưởng phát triển khỏe cho năng suất, chất lượng cao nhưng sau đó năng suất, chất lượng giảm dần, cây trồng phát sinh nhiều bệnh tật, tuổi thọ của cây cũng giảm sút.

Phân bón Văn Điển “có hiệu quả vượt trội”

Nhiều đề tài nghiên cứu thâm canh cà phê bền vững, trong đó có đề tài sử dụng hiệu quả phân bón Văn Điển cho cây cà phê được Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tổng kết: Phân bón Văn Điển (phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK có hiệu quả vượt trội trên đất trồng cà phê ở Tây Nguyên). Luận cứ khoa học được lý giải đất đỏ bazan, đất xám trồng cà phê sau hơn 3 năm bón quá nhiều phân có gốc chua, sử dụng phân bón hữu cơ ít, bản chất đất đã thiếu chất lân, chất kali, chất vi lượng thêm vào đó bón phân mất cân đối, sử dụng đạm dư thừa, đặc biệt phân bón SA đã làm cho lưu huỳnh (S) tích lũy trong đất rất cao, không có lợi cho cây cà phê.

Khi bón phân Văn Điển (phân lân nung chảy Văn Điển) có thành phần dinh dưỡng:

Lân (P2O5) = 16%; vôi (CaO) = 30%; magie (MgO) = 15%; silic (SiO2) = 24% cùng 6 chất vi lượng như: Bo (B) = 0,2%; kẽm (Zn) = 0,04%; mangan (Mn) = 0,04%; sắt (Fe) = 0,4%; coban (Co) = 0,01%; đồng (Cu) = 0,01%… và các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển có đầy đủ 13 loại chất dinh dưỡng cân đối, như các loại chuyên dùng cho cà phê sau đây:

+ Đa yếu tố ĐYT NPK 10.10.5 có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 10%; K2O  = 5%; CaO = 13%; MgO = 7%; SiO2 = 12%; S = 2% và vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co…

+ Đa yếu tố ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O  = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11% và vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co…

+ Đa yếu tố ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O  = 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 6% và vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co…

+ Đa yếu tố ĐYT NPK 12.12.17 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 12%; K2O  = 17%; CaO = 5%; MgO = 5%; SiO2 = 4%; S = 6% và vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co…

Phân bón đa yếu tố NPK 10.10.5 (dạng hạt) dùng bón cho cây cà phê. Ảnh tư liệu

Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, các loại phân bón này bổ sung đầy đủ nhất tất cả các loại chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cây cà phê, giúp cho cây khỏe, kháng được nhiều đối tượng sâu bệnh, cho năng suất chất lượng bền vững, với hàng loạt mô hình thực nghiệm trên các vùng sinh thái đất ở các tỉnh Tây Nguyên, kỹ thuật sử dụng phân bón Văn Điển đã được bà con trồng cà phê tiếp cận. Theo thống kê điều tra của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên tỉnh Đắk Lắk, hộ sử dụng phân Văn Điển cho cây cà phê chiếm đến trên 67,7%, các địa phương khác đều đạt trên 50%.

Kỹ thuật bón phân Văn Điển cho cà phê Tây Nguyên

Sau đây là kỹ thuật thâm canh cây cà phê bằng phân bón Văn Điển đã áp dụng phổ biến trên đất Tây Nguyên mà kỹ sư Nguyễn Xuân Thự tư vấn.

Bón phân cho cà phê trồng mới:

Sau khi làm đất, tạo bồn, đối với vùng đồi dốc thì phải lưu ý đến biện pháp chống xói mòn, rửa trôi màu. Tiến hành đào các hố trồng, đất đào từ các hố để trên miệng hố sau đó trộn đều với 1,5 – 2kg lân Văn Điển + 10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục + 0,5 – 1kg/gốc ĐYT NPK 10.10.5, sau đó đưa hỗn hợp phân đất đã trộn xuống hố trước đặt bầu cây giống khoảng 1 tuần. Sau trồng cần tưới ẩm đất, giữ độ ẩm 80% cho cây bén rễ tiếp cận phân trong đất hố trồng. Bón phân thúc cho cà phê từ năm thứ nhất đến năm thứ ba.

Cách sử dụng loại ĐYT NPK 12.5.10 như sau:

– Năm thứ nhất bón: 1,0 – 1,5kg/gốc.

– Năm thứ hai bón: 1,5 – 2,0kg/gốc.

– Năm thứ ba bón:  2,0 – 3,0kg/gốc.

Lượng phân trên được chia bón làm 3 đợt: Đầu, giữa và cuối mùa mưa, khi bón rải đều phân xa gốc 15 – 20cm, cho năm thứ nhất, năm thứ 2 và thứ 3 bón xa gốc 20 – 30cm, lấy đất trong bồn phủ kín phân rồi tưới hoặc bón theo mưa.

Cà phê Tây Nguyên. Ảnh minh hoạ. Tư liệu

Bón phân cho cà phê thời kỳ kinh doanh:

Cây cà phê từ năm thứ 4 trở đi là bước vào thời kỳ cho trái (thời kỳ kinh doanh). Chu kỳ niên vụ được bón các đợt như sau:

Đợt 1: Bón phục hồi sau thu trái: Thu trái xong, tiến hành vệ sinh vườn, cắt tỉa cành vượt, cành sâu, cành khô, tiến hành đào rạch xung quanh hình chiếu tán cây, cà phê dưới 10 năm tưới đào rạch sâu 5 – 10cm, rộng 20 – 25cm, cà phê trên 10 năm tuổi tưới đào rãnh rộng hơn, rải đều phân loại ĐYT NPK 10.10.5. Lượng bón 1- 1,5kg/gốc, từ 1-2kg lân Văn Điển và 10-15kg phân hữu cơ hoai mục, trộn đều sau đó tưới ẩm, đợt bón này giúp cho rễ tơ mới phát sinh mạnh, cây phục hồi nhanh, để phân hóa tốt mầm hoa, ra hoa, thụ  phấn thuận lợi.

Đợt 2: Bón đầu mùa mưa (tháng 5 – 6). Lúc này cà phê đã có trái to bằng hạt đậu xanh, bón thúc cho trái lớn nhanh bằng phân ĐYT NPK 12.8.12, lượng bón 1,5 – 2,5 kg/gốc, nếu mùa khô chưa bón lân Văn Điển thì đợt này bón luôn từ 1,0 – 2kg lân/ gốc rải đều phân dưới hình chiếu tán cây sau đó tưới hoặc bón theo mưa.

Đợt 3: Bón giữa mùa mưa (tháng 7 – 8). Thời gian này trái cà phê đã to bằng hạt ngô đang thời kỳ hình thành nhân tích lũy dinh dưỡng, loại phân nên dùng là ĐYT NPK 12.12.17, lượng bón từ 1,5 – 2 kg/gốc. Rải đều phân xung quanh hình chiếu tán cây và tưới hoặc bón theo mưa.

Đợt 4: Bón phân cuối mùa mưa (tháng 9 – 10). Giai đoạn này nhân của trái to tích lũy dinh dưỡng chất khô cao sử dụng loại phân ĐYT NPK 12.12.17 để nhận căng, mẩy, tỷ lệ nhân đạt cao. Lượng bón 1,5 – 2kg/gốc. Những vườn cà phê mùa khô khó tưới thì nên dùng phân lân nung chảy Văn Điển để bón cho đợt này, lượng bón 1- 2kg/gốc.

Cà phê được bón phân Văn Điển sẽ cho bộ lá xanh bền, không rụng trái khi thu hoạch, trái to đồng đều, chín tập trung, màu trái hồng tươi, đặc biệt ít sâu bệnh, cây khỏe, cho năng suất cao. Điều tra một số nhà vườn đạt năng suất: 5,5 – 6,5 tấn cà phê nhân/ha. Đã bón phân Văn Điển khép kín theo chu kỳ canh tác một năm của cây. Tùy theo thực trạng độ màu mỡ của đất, độ tuổi của cây, điều kiện tưới nước của vườn, bà con nông dân có thể điều chỉnh lượng bón tăng lên hay giảm đi cho phù hợp thực tiễn.

“Phân bón Văn Điển khác biệt so với các loại phân khác ở đặc điểm: Đầy đủ toàn diện các loại dinh dưỡng mà cà phê cần, ít rửa trôi khi tưới hoặc mưa lớn, bổ sung cân bằng dinh dưỡng đất, cải tạo độ chua đất, xúc tác tăng độ mùn, độ xốp đất, cây cà phê khỏe mạnh, sức đề kháng sâu bệnh cao, nhà vườn giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, nâng cao năng suất, chất lượng hạt một cách bền vững nhất” – Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự phân tích.

                                                Việt Hà – Nam Phong