500 lá đơn xin thoát nghèo và câu chuyện tự trọng ở Quảng Ninh
Anh Đặng Văn Thảo (30 tuổi), dân tộc Dao ở làng Han, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ đã viết đơn xin thoát nghèo nửa năm về trước. Những nét chữ chưa ngay hàng thẳng lối và chỉ vài câu ngắn gọn nhưng đủ thể hiện ý chí thoát nghèo của gia đình anh.
Câu chuyện viết đơn xin thoát nghèo của anh Thảo cũng bắt nguồn từ "lòng tự trọng" - Tự trọng để thoát nghèo. Anh Thảo bảo rằng, 2 vợ chồng không có việc làm ổn định, ngày ngày tần tảo đi bóc vỏ keo, cắt cỏ thuê, chăn nuôi thêm lợn gà để tăng thêm thu nhập. Bằng ý chí và nghị lực, cùng nguồn hỗ trợ 50 triệu của tỉnh Quảng Ninh, gia đình anh Thảo đã quyết định xây căn nhà mới hơn 50m2 với suy nghĩ "An cư mới lạc nghiệp".
"Mình còn trẻ, mình còn sức và được nhà nước hỗ trợ như vậy thì mình xin thoát nghèo thôi. Để các hộ khác lại được hỗ trợ. Đi làm thuê, bóc vỏ keo, ai thuê gì mình cũng làm, chỉ sợ lười thôi. Còn chịu khó không sợ đâu", anh Thảo nói.
Bà Vi Thị Hàn, Trưởng thôn cho biết, ở làng Han cũng có thêm 2 hộ viết đơn xin thoát nghèo. Lòng tự trọng đã thôi thúc các gia đình này viết đơn, nhường sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hoàn cảnh còn khó khăn hơn.
"Bà con ở đây muốn thoát nghèo thì phải làm thêm. Trẻ thì đi công ty, già thì làm ruộng. Thật sự tôi đánh giá cao trách nhiệm của người viết đơn xin thoát nghèo. Người ta tự nghĩ bản lĩnh của mình có ý chí vươn lên, thì mới dám cầm bút viết đơn: Tôi xin thoát nghèo", bà Hàn cho biết.
10 năm qua, Quảng Ninh đã có hơn 500 lá đơn xin thoát nghèo, cận nghèo, phần nào thể hiện ý chí, nghị lực và sự thay đổi nhận thức của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Dù vậy, những chính sách, chủ trương trúng và đúng trong việc giảm nghèo cũng là "bệ đỡ" tiếp sức cho những lá đơn xin thoát nghèo.
Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, khi Quảng Ninh khi nâng chuẩn nghèo đa chiều mới, cao gấp 1,4 lần so với cả nước, toàn tỉnh sẽ có 411 hộ nghèo, hơn 4.200 hộ cận nghèo. Mục tiêu là đến năm 2025, các hộ này phải thoát nghèo, tiếp cận được các dịch vụ xã hội hiện đại và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ông Vũ Minh Thành, Chủ tịch UBND xã Rực Yên, huyện Đầm Hà cho rằng, tại khu vực nông thôn, cách tốt nhất là nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
"Cái khó khăn của chúng tôi bây giờ là nâng cao thu nhập. Vấn đề là nếu sản xuất theo phương thức truyền thống như hiện nay thì giá trị sản phẩm không cao. UBND xã đang có giải pháp tạo liên kết vùng và phát triển sản phẩm OCOP và đẩy mạnh áp dụng KHKT và áp dụng công nghệ số trong giai đoạn này", ông Thành cho biết.
Theo ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, điều quan trọng nhất là tổ chức lại sản xuất cho người dân theo hình thức kinh tế nông nghiệp, phát triển du lịch, dịch vụ tại khu vực nông thôn.
Ông Sơn cũng cho rằng, việc đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho lao động tại các huyện miền núi, biên giới không phải là câu chuyện dễ dàng nhất là khi đồng bào đã quen với nương rẫy, quen với cách làm lâm nghiệp truyền thống. Nhưng việc tự giác, chủ động xin thoát nghèo, sắp xếp lại cuộc sống của người dân vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua là bước tiến quan trọng để nâng chất Nông thôn mới ở Quảng Ninh.
"Tỉnh đang tập trung vào đào tạo nghề, giải quyết việc làm và đưa ra các chỉ số đến năm 2025 sẽ tạo thêm được 200 nghìn việc làm mới bằng thu hút FDI, bằng thu hút nguồn ngoài đầu tư ngoài ngân sách, từ động lực của tỉnh từ nguồn đầu tư công, thu hút đầu tư ngoài ngân sách. Ở đây phải tập trung giải quyết việc làm, đào tạo giải quyết việc làm ở vùng nông thôn bằng các cơ chế chính sách để làm thế nào đó để giải quyết được 5.000 USD và thậm chí có thể cao hơn nếu chúng ta có cách làm tốt", ông Sơn nói.
Từ nay tới năm 2025, Quảng Ninh dự kiến dành 4.000 tỷ đồng cùng các nguồn lực huy động hợp pháp khác để xây dựng hệ thống giao thông liên kết nội vùng và kết nối các vùng núi với các tuyến cao tốc hiện có.
Đây cũng là cách Quảng Ninh gia tăng các giá trị mới, tăng sức hấp dẫn ở vùng khó với các nhà đầu tư và cũng là đòn bẩy để Quảng Ninh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống và thu nhập vùng đồng bào DTTS. Việc này, không chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội mà còn góp phần ổn định và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng phên dậu Đông Bắc của Tổ quốc.
Theo VOV
- Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó
- Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
-
Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt NamChiều ngày 5/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu pháp luật được xây dựng trong 10 năm.
-
Quảng Bình: Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt gần 1.000 hộ dân(Tapchinongthonmoi.vn)- Đến chiều ngày 5/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to gây ngập lụt, chia cắt giao thông và các thôn, bản.
-
Tổng Bí thư: Khẩn trương xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quảTạp chí Nông thôn mới xin giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm với chủ đề: Tinh- Gọn-Mạnh- Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả.
-
Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”Thông qua các hoạt động, đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển nông nghiệp hữu cơ như các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng tới toàn diện, bền vững và hiện đại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng, quảng bá và phát triển nhãn hiệu sở hữu cộng đồng đối với sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương.
-
Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mònVừa qua, Hội Nông dân xã Tam Sơn (Anh Sơn – Nghệ An) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy – Hà Nội) trao sinh kế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn LaSáng 5/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nhiệm kỳ 2020-2025
-
Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã phát triển bền vững các làng nghề làm kẹo lạc, chè lam, bánh đa nem... Các sản phẩm truyền thống này đã trở thành sản phẩm OCOP, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
-
Đợt 1 năm 2024: Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã hỗ trợ thành công 12 sản phẩm đạt OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Đạt được chứng nhận là sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã tự tin, mạnh dạn đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong và ngoài tỉnh Bắc Giang tiêu thụ. Từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân…
-
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ senHiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân hơn 42 triệu đồng/ha.
-
Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễuPhát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế