Bắc Giang tổ chức chuỗi chương trình trải nghiệm “Về miền quả ngọt Lục Ngạn”
UBND huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cho biết, từ tháng 11/2022 đến tháng 1/2023 địa phương sẽ tổ chức Chương trình du lịch “Về miền quả ngọt Lục Ngạn” năm 2022.
Sự kiện được tổ chức nhằm đẩy mạnh và nâng cao thương hiệu “Lục Ngạn - Miền quả ngọt”; quảng bá hình ảnh du lịch Lục Ngạn - Bắc Giang; giới thiệu, khai thác có hiệu quả thế mạnh về du lịch sinh thái, trải nghiệm vùng cây ăn quả cùng những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn huyện.
Chương trình cũng nhằm phát triển du lịch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trái cây, sản phẩm đặc trưng và các nghề thủ công truyền thống của địa phương.
Theo Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Lục Ngạn, chương trình du lịch Lục Ngạn “Về miền quả ngọt” năm 2022 được tổ chức thành chuỗi các sự kiện đặc sắc. Trong đó, điểm nhấn mở đầu cho chuỗi các sự kiện là “Tuần văn hoá - du lịch Lục Ngạn” sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27/11.
Tại sự kiện này, huyện Lục Ngạn sẽ tổ chức 10 gian hàng trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm như các loại trái cây, mỳ gạo, rượu Kiên Thành, mật ong, phấn hoa,… Các sản phẩm trưng bày, giới thiệu và bán tại các gian hàng có nguồn gốc rõ ràng và được dán tem truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm tại khu vực Quảng trường trung tâm huyện.
Trong khuôn khổ của chuỗi sự kiện, UBND huyện Lục Ngạn lựa chọn 5 điểm, hợp tác xã trên địa bàn huyện tham gia kết nối tổ chức các hoạt động du lịch, văn hóa. Tại đây sẽ tổ chức các gian hàng giới thiệu, bày bán trái cây và các sản phẩm đặc trưng trong huyện; hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ phục vụ, giao lưu với du khách đến thăm quan; trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực của địa phương...
Bà Nguyễn Thị Năm, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Lục Ngạn cho biết, cũng trong dịp sự kiện này, huyện Lục Ngạn cũng sẽ phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khảo sát, giới thiệu, quảng bá, xúc tiến du lịch hưởng ứng Tuần lễ Du lịch “Mùa quả ngọt tỉnh Bắc Giang” năm 2022.
Địa phương lựa chọn địa điểm có các thắng cảnh, nhà vườn đẹp có đủ điều kiện đón tiếp khách du lịch (kể cả khách du lịch nghỉ qua đêm). Trong đó tập trung vào các địa điểm có hợp tác xã hoạt động kinh doanh du lịch tại các xã Tân Mộc, Thanh Hải, Quý Sơn, Tân Sơn, Trù Hựu, Nam Dương… từ đó xây dựng điểm, tour tuyến du lịch.
Theo ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, toàn huyện Lục Ngạn hiện có 29 hợp tác xã du lịch, với gần 350 di tích và khu danh thắng, hồ đập; 1 điểm du lịch Làng văn hoá Đông Bắc (thị trấn Chũ); điểm du lịch sinh thái cộng đồng Bầu Tiên, thôn Đồng Giao, xã Quý Sơn đang được xây dựng. Qua khảo sát, các hợp tác xã và điểm tham quan trong huyện đều đủ điều kiện xây dựng các tour, tuyến tham quan, sẵn sàng đón khách.
Đồng thời, hiện trên địa bàn huyện có 5.100 ha cây có múi gồm cam lòng vàng, cam ngọt, bưởi da xanh, bưởi ngọt... Ước sản lượng năm nay đạt khoảng 52.000 tấn. Để tăng năng suất, chất lượng, giá bán sản phẩm, huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn nhân dân chăm sóc theo hướng hữu cơ, quy trình VietGAP.
Cùng với yêu cầu, hướng dẫn nông dân tích cực chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm, huyện Lục Ngạn đã và đang tập trung quảng bá, xúc tiến thương mại gắn với phát triển du lịch mùa cam, bưởi…
Theo VOV
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới -
Đặc sắc Lễ mừng Cơm mới của người Khơ Mú Lai Châu chào mừng Tết Độc lập 2/9 -
Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian -
Thủ tướng: Phát triển công nghiệp văn hóa cần sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp
- Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Địa chất quốc tế
- Người tâm huyết với nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer
- Tuần Văn hoá du lịch “Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu” sẽ diễn ra từ ngày 28/8 đến ngày 4/9/2024
- Lễ hội Gầu Tào được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia
- Nghề dệt chiếu Cà Hom được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia
- Đèn Trung Thu khổng lồ xuống phố ở Tuyên Quang
- Tết tháng Bảy - Nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ