Bến Tre: Bảo tồn, phát huy giá trị nhạc lễ dân gian và nghi thức cúng đình của người Việt
Trong tiến trình lịch sử của quá trình khẩn hoang, lập ấp, dựng làng, khi đã định hình xóm làng, đầy đủ nhân khẩu, dồi dào tài lực, thôn dân Bến Tre khi xưa bắt đầu lập đình để xác định chủ quyền trên vùng đất mới. Đây là thiết chế văn hóa dân lập nhưng chịu sự quản lý của Nhà nước phong kiến, là nơi hội họp của cộng đồng xã, thôn, địa điểm làm việc của hương chức. Ngôi đình của mỗi làng thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa hai thành tố văn hóa vật thể và phi vật thể. Từ đó đến nay, thiết chế văn hóa này đã được giữ gìn, tôn tạo, phát huy và tiếp tục tạo nên các giá trị mới trong xã hội đương đại.
Theo số liệu thống kê của Bảo tàng tỉnh, hiện nay toàn tỉnh Bến Tre có 24 đình được xếp hạng Di tích cấp tỉnh và 6 đình được xếp hạng Di tích quốc gia. Ngôi đình vừa thể hiện niềm tin, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, vừa là niềm tự hào, tâm thức văn hóa của một cộng đồng. Hàng năm, tại các ngôi đình có nhiều lễ cúng nhưng quan trọng nhất là Lễ Kỳ yên hay còn gọi là Lễ Cầu an - được xem một lễ hội dân gian tiêu biểu của người Việt ở Nam Bộ.
Lễ Kỳ yên là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với vị Thần hoàng làng luôn bảo hộ, che chở dân làng vượt qua bao khó khăn, thử thách; để dâng lên Thần hoàng những lễ vật có giá trị nhất do dân làng tự sản xuất, chăn nuôi. Đây cũng chính là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật truyền thống, xuất phát từ nhu cầu tâm linh, phản ánh tâm tư, tình cảm và ước mơ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình an của nhân dân lao động, cầu cho "Quốc thái dân an, Phong điều vũ thuận, Phong đăng hòa cốc". Mặt khác, còn là dịp cùng nhau thể hiện những gì tốt đẹp nhất của một cộng đồng, củng cố tình đoàn kết trong niềm tin và sự hướng thiện. Khi tế lễ, các nghi thức diễn ra nghiêm túc và âm nhạc là một phần không thể thiếu "phi nhạc bất thành lễ". Nhạc lễ đóng vai trò dẫn dắt tạo không khí thiêng liêng lúc tế lễ. Nhạc Lễ kỳ yên được hệ thống hóa thành bài bản và gắn chặt với mỗi hành động và nghi tiết.
Hội thảo "Nhạc Lễ dân gian và nghi thức cúng đình của người Việt ở tỉnh Bến Tre" được tổ chức nhằm thiết thực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nghi thức tế lễ trong đời sống tín ngưỡng cộng đồng. Đồng thời, tạo điều kiện cho Ban Khánh tiết các đình làng có cơ hội giao lưu, nâng cao hiểu biết và kết nối tình cảm, trách nhiệm, đóng góp trí tuệ, công sức cho việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể.
Hội thảo nhận được 13 tham luận, hơn 10 ý kiến trao đổi ở phần thảo luận. Trong đó, tập trung làm rõ các vấn đề về lịch sử, giá trị tiêu biểu của đình làng Bến Tre, diễn trình và âm nhạc sử dụng trong nghi lễ cúng đình. Nhiều ý kiến góp ý, đề xuất về biện pháp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị nhạc lễ dân gian, nghi thức cúng đình cũng như bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đình thần trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tiếp tục mở ra các vấn đề về quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và thực hành trong thời gian tới. Đó là việc đào tạo chuyên sâu đối với các đối tượng đang trực tiếp thực hành hoạt động nghi thức cúng đình (Ban Khánh tiết, Ban Tế tự, Hội đồng kỳ mục…) như: Mở lớp tập huấn giới thiệu các di sản về Hán Nôm trong đình, hướng dẫn cách đọc chúc văn và học trò lễ… Tổ chức phổ biến, giới thiệu di sản vật thể kiến trúc đình và di sản phi vật thể liên quan đến đình như các hội lễ, âm nhạc…
Bên cạnh đó, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ, phát huy di sản văn hóa vật thể kiến trúc đình làng và phi vật thể liên quan đến các hoạt động lễ hội của đình. Giáo dục nhận thức về giá trị của truyền thống văn hóa dân tộc thông qua trải nghiệm hoạt động lễ hội cúng đình. Nghiên cứu đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung giáo dục địa phương, những hoạt động trải nghiệm đối với các hoạt động lễ hội của đình như một phương pháp giáo dục nhận thức, tri thức và đạo đức…
Theo Chinhphu.vn
-
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa -
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế -
UNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản
- Yên Thế đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
- Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia từ thời Trần
- Nông dân miền núi Nghệ An tổ chức chợ phiên truyền thống mừng Ngày Thành lập Hội
- Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'Thành phố Hoa Đào'
- Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10
- Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
-
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt sóng gió, hướng tới mốc 10 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) – Sau thời gian dài gặp khó khăn, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi tích cực. Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản hoàn toàn có thể cán đích mục tiêu 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của ĐảngTổng Bí thư đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ, phát huy được trí tuệ tập thể để xây dựng dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội.
-
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%Với xu hướng tiêu dùng gia tăng từ nay cho tới Tết Nguyên Đán, dự kiến tăng khoảng hơn 20% so với các tháng thường, hệ thống siêu thị WinMart cho biết sẽ tăng cường nguồn cung cho tất cả các nhóm sản phẩm, giúp khách hàng an tâm mua sắm với giá bình ổn.
-
Thanh Hoá: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường với nông dânTrong 2 ngày 12 - 13/11, Ban Quản lý xử lý rác thải thân thiện với môi trường (XLRT) Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức thực hành và học tập rút kinh nghiệm, trao đổi, chia sẻ phương pháp XLRT cho Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa (HND) tại huyện Yên Định và Quảng Xương.
-
Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệmNgày 13/11/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm” cho các phóng viên, biên tập viên cơ quan báo, tạp chí ở Trung ương và địa phương.
-
Sơn La: Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dânNgày 12/11, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân. Ông Nguyễn Thành Công, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi đối thoại. Dư hội nghị có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, hội viên nông dân tiêu biểu.
-
Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 12/11, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hội Nông dân tỉnh Điện Biên (12/11/1974 -12/11/2024).
-
Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt(Tapchinongthonmoi.vn)- Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao đã đạt và phấn đấu các thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
-
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và các dự án bảo vệ môi trường: Ngôi nhà có ngọn lửa ấmQuỹ Vì Tầm Vóc Việt thật sự là ngôi nhà có ngọn lửa ấm, nơi chắp cánh ước mơ cho nhiều bạn trẻ, nhất là những bạn có tấm lòng say mê và trân quý Mẹ Thiên nhiên.
-
Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 12/11, có 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Sơn La năm 2024 đã được tôn vinh tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân và Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh