Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Bị từ chối trả bảo hiểm, ngư dân kiện PJICO Bình Định ra toà

21:51 15/08/2019 GMT+7

Ông Ngô Văn  Cường, ngư dân thôn Thiện Đức Đông (Hoài Hương, Hoài Nhơn, Bình Định) cho biết, từ giữa năm 2017, ông đã có đơn khiếu nại bảo hiểm PJICO Bình Định về việc từ chối chi trả bảo hiểm tàu thuyền cho ông. Đến nay, sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Ông Ngô Văn Cường, ngư dân thôn Thiện Đức Đông (xã Hoài Hương, Hoài Nhơn, Bình Định).

Lý do được PJICO Bình Định đưa ra là công văn số 18759 về quản lý bảo hiểm của Bộ Tài chính quy định doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngư lưới cụ, trang thiết bị đánh bắt thủy sản cho tàu cá ngư dân trong trường hợp “tàu bị mất tích, bị chìm, hoặc hư hỏng toàn bộ”. Theo ông Cường, cứ với lý lẽ này, PJICO Bình Định chối bỏ trách nhiệm bảo hiểm với hàng ngàn tàu cá ngư dân, một hành vi mà ngư dân khó có thể chấp nhận được.

Hợp đồng kinh tế dân sự, “ứng xử” theo công văn của Bộ Tài chính, đúng không?

Ông Ngô Văn Cường cho biết, thực hiện chính sách đóng tàu vươn khơi từ Nghị định 67 của Chính phủ, ông được duyệt vay vốn ngân hàng đóng tàu vỏ thép với tàu cá mang số hiệu BĐ-99779-TS do ông và vợ làm chủ sở hữu. Tháng 12/2016, ông mua bảo hiểm PJICO Bình Định với số tiền hơn 176 triệu đồng cho các hạng mục thân tàu, ngư lưới cụ, tai nạn thuyền viên  và rủi ro chiến tranh. Bảo hiểm có thời hạn 1 năm.

Ngày 22/02/2017, tàu của ông Cường bị gặp bão, gãy mất 2 tay gông sắt ở trên boong, được giám định là thiết bị đánh bắt thủy sản, theo thiết kế là tài sản thuộc thân tàu. Giá trị thiệt hại tài sản này là 135 triệu đồng. Ông khai báo thiệt hại cho phía bảo hiểm và cung cấp đủ các giấy tờ chứng minh.

Có điều, phía PJICO Bình Định đã từ chối trả bảo hiểm với lý do có Công văn từ Bộ Tài chính quy định doanh nghiệp chỉ chi trả bảo hiểm khi tàu của ngư dân có mua bảo hiểm bị chìm hoặc hư hỏng toàn bộ. Do tàu của ông vẫn còn, nên ông Cường không được nhận bảo hiểm.

Không đồng ý với cách hành xử của doanh nghiệp bảo hiểm, ông Cường gi đơn khiếu nại ra Tòa Dân sự thành phố Quy Nhơn. Ngày 21/3/2019, ông được Toà sơ thẩm xử thắng kiện. Tòa án buộc Công ty bảo hiểm PJICO Bình Định chi trả tiền.

Trích một số nội dung của phiên toà sơ thẩm Tòa Dân sự thành phố Quy Nhơn vào ngày 21/3/2019. Ảnh chụp tài liệu.

Nhưng đến ngày 5/8, phiên phúc thẩm Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Định lại phủ quyết án sơ thẩm, cho rằng PJICO Bình Định làm đúng.

“Hợp đồng bảo hiểm số P-16/BDI/P01/2600/1713 tôi ký với bên bảo hiểm là một hợp đồng kinh tế dân sự đã ghi rõ các điều khoản tôi được bảo hiểm, . Vậy mà khi tai nạn xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm đã vận dụng một công văn quản lý Nhà nước cấp Bộ để từ chối trách nhiệm đã cam kết khi đã bán dịch vụ cho chúng tôi. Áp dụng văn bản như vậy liệu có đúng luật và về mặt đạo đức, đơn vị bảo hiểm có hành động đúng không?” Ông Cường chất vấn.

Tàu cá mang số hiệu BĐ-99779-TS do ông Cường và vợ làm chủ sở hữu.

Điều bất ổn nằm ở đâu?

Điều đáng nói là sự việc tai nạn xảy ra với tàu cá của ông Cường có thể xảy ra với bất kỳ tàu cá nào hoạt động trên biển. Với lập luận của Công ty bảo hiểm PJICO Bình Định, trách nhiệm thực hiện bảo hiểm theo các hợp đồng đã ký với ngư dân của đơn vị này, nếu xảy ra sự cố tương tự như ông Cường đã gặp, sẽ không thực hiện được. Công văn số 18759 của B Tài chính, phải chăng trong trường hợp như ông Cường trình bày, đã hủy”  trách nhiệm pháp lý của đơn vị bảo hiểm với chính hợp đồng của mình đã ký?

Ông Cường chia sẻ, là một ngư dân, ông chấp hành nghiêm túc mọi chỉ đạo của Nhà nước. Việc mua bảo hiểm cũng là tuân thủ quy định pháp luật. Thế nhưng, mua bảo hiểm xong để khi xảy ra tai nạn, mất mát tài sản, ông lại bị chối bỏ trách nhiệm bảo hiểm chỉ vì một công văn quản lý Nhà nước, thì có thể chấp nhận được không?

Nếu Nhà nước yêu cầu chúng tôi mua bảo hiểm rồi lại ra công văn quy định chỉ được thanh toán khi tàu mất tích hoặc tàu chìm, để công ty bảo hiểm từ chối thanh toán bảo hiểm, thì hành vi đó gọi là gì?

Bản chụp văn bản của Pjico Bình Định gửi ông Cường về việc giải quyết tổn thất tàu cá. Ảnh tư liệu.

Ông Cường cũng nêu ý kiến về nội dung này tại Công văn của Bộ Tài chính bất hợp lý, vô cảm trước mọi mất mát của hàng ngàn ngư dân hay không? Hay do công ty bảo hiểm cố nh vận dụng văn bản sai để trốn trách nhiệm? Ông nói rằng phải kiện, để BTài chính xem xét lại công văn này, để Công ty bảo hiểm thấy vận dụng văn bản như thế là không ổn với khách hàng, ở đây không chỉ với ông mà với hàng ngàn ngư dân mua bảo hiểm cho tàu cá tương tự như ông.

Cũng như hàng ngàn ngư dân khác, ông Cường đã ký vào các cam kết bám biển, bám thuyền, bảo vệ biển đảo quê hương, theo vận động của các cấp chính quyền. Song liệu những ngư dân như ông có an lòng ra khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương, khi những tai nạn rủi ro, tổn thất tài sản xảy ra, lại bị từ chối, không được đền bù bảo hiểm, vì những quy định mà ông cho rằng không hợp lý của một công văn quản lý nhà nước cấp Bộ?

Bài, ảnh: Nguyên Đông

 

Tại sao Bộ Tài chính lại có văn bản quy tắc với điều khoản bất lợi cho ngư dân?

Đó là câu hỏi được đặt ra bởi luật sư Trần Khánh Linh, Công ty Luật LTD (TP. Đà Nẵng) khi trao đổi với chúng tôi về câu chuyện của ông Cường. Luật sư Trần Khánh Linh phân tích:

Chiếu xét theo nội dung công văn 18759 (ngày 16/12/2015) do Bộ Tài chính ban hành, có thể nói đây là bộ quy tắc ứng xử bảo hiểm mà công ty bảo hiểm đã đăng ký với cơ quan quản lý. Khi đã được sự đồng ý của Bộ Tài chính qua phê duyệt, doanh nghiệp có quyền áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm với tàu cá ngư dân. Việc họ vận dụng công văn này để từ chối bảo hiểm của ngư dân là không hề phạm luật. Tòa án áp dụng công văn này đã ra quyết định từ chối bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm cũng không hề sai luật.

Điều đáng nói, là tại sao Bộ Tài chính lại ký một văn bản quy tắc với điều khoản bất lợi cho người mua bảo hiểm như vậy? Chúng ta tạm loại bỏ các yếu tố tiêu cực ở đây, vì cần phải chứng minh rõ mới nói được; mà chỉ nhận định vào vấn đề, là doanh nghiệp bảo hiểm đã có một công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quyền lợi cho mình và bỏ qua được quyền lợi khách hàng.

Bộ Tài chính cần nghiêm túc nhìn nhận lại bộ quy tắc này. Nó có quá nhiều lỗ hổng câu chữ và điều khoản làm tổn hại đến quyền lợi người mua bảo hiểm, là tàu cá ngư dân. Như vậy, Bộ cần xem xét điều chỉnh lại nội dung Công văn số 18759 đã ban hành. Nếu tính hiệu lực của công văn này gây tổn thất cho ngư dân, thì Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm, cụ thể là bộ phận tham mưu, ký công văn sẽ phải chịu trách nhiệm nếu bị truy cứu.

Đó là về mặt pháp lý dân sự, còn về mặt đạo đức xã hội, việc một cơ quan chức năng có lỗ hổng trong văn bản pháp lý, có tính hiệu lực cao, nhưng lại quá sơ suất để gây tổn thất cho người dân, và một doanh nghiệp vận dụng văn bản có kẽ hở như vậy để gây mất lòng tin trong cộng đồng xã hội, loại bỏ trách nhiệm đạo đức của mình, thì chỉ có xã hội mới lên án được.

Nguyên Đông (ghi)