Bình Phước: 100% thủ tục hành chính được đưa ra thực hiện tại bộ phận một cửa
Phát triển thương mại điện tử, dịch vụ nông nghiệp số
Mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số của ngành NN&PTNT tỉnh Bình Phước là phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bền vững; chú trọng nông nghiệp thông minh; xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành về đất đai, quản lý bảo vệ rừng, tưới tiêu, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.
Thời gian qua, ngành NN&PTNT tỉnh đã chú trọng đào tạo nhân lực công nghệ thông tin phục vụ cho chuyển đổi số, tập trung đào tạo 3 đối tượng chính tham gia Chương trình OCOP (cán bộ quản lý; chủ thể của chương trình; cán bộ trong Hội đồng đánh giá các cấp về cách thức sử dụng và triển khai có hiệu quả phần mềm OCOP).
Năm 2022, ngành NN&PTNT tỉnh phấn đấu đạt 5% vùng nguyên liệu, khâu sản xuất, chế biến các sản phẩm chủ lực của tỉnh được số hóa; 10% doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị được số hóa; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị và sản phẩm OCOP từng bước số hóa, đạt 30% sản phẩm OCOP được số hóa.
Ngành đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền và đào tạo cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp, quản trị sản xuất; tham mưu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người dân sản xuất từng bước thực hiện chuyển đổi số; phát triển xã hội số gắn liền với xây dựng nông thôn mới hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; tham gia Câu lạc bộ cộng đồng chuyển đổi số do Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì thành lập.
Bước đầu hình thành nền tảng dữ liệu số nông nghiệp phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ nông nghiệp số trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh: Đã xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung toàn tỉnh về các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng liên quan đến trồng trọt và bảo vệ thực vật, dịch hại và phân bón, sử dụng và thường xuyên cập nhật mã vùng trồng.
Ông Quang chia sẻ: Hiện nay, tỉnh đang sử dụng hiệu quả phần mềm Quản lý lĩnh vực thú y phục vụ báo cáo dịch bệnh động vật cấp tỉnh trực tuyến qua Hệ thống VAHIS do Cục Thú y xây dựng; Lĩnh vực lâm nghiệp đang ứng dụng hiệu quả các phần mềm: Quản lý động vật hoang dã, Theo dõi, cập nhật diễn biến rừng (FORMIS), Thống kê ngành lâm nghiệp, Theo dõi cháy rừng trực tuyến.
Phát triển nông nghiệp CĐS tạo lập cơ sở dữ liệu xuyên suốt đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã (thông tin hồ sơ sản phẩm OCOP, kết quả đánh giá, lịch sử thao tác, cập nhật của các đối tượng…) liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia quản lý và giám sát sản phẩm OCOP đồng bộ và thống nhất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý, giám sát, thúc đẩy kết nối cung - cầu sản phẩm.
Hiện nay, nhận thức, hiểu biết, kỹ năng số của đa số người dân còn hạn chế, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Một bộ phận cán bộ, người dân chưa hình thành thói quen sử dụng công nghệ số cho giải quyết nhu cầu công việc, đời sống.
Tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng; vấn đề bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng ngày càng khó khăn, phức tạp. Việc thu thập cơ sở dữ liệu để quản lý đối với hoạt động thương mại điện tử tương đối khó khăn, nhất là với hoạt động thương mại điện tử trên các trang mạng xã hội; phát triển thương mại điện tử và giải quyết thủ tục hành chính chưa nhận được sự quan tâm cao của người dân.
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nền tảng quản trị, tài chính và công nghệ còn yếu; Nhân lực về công nghệ thông tin của tỉnh còn hạn chế về số lượng và chất lượng…
Thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng và tổ triển khai Đề án 06
Thời gian qua, để thay đổi nhận thức của người dân, ngoài việc tăng cường truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn thì tỉnh còn chú trọng mở các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cả trực tiếp và trực tuyến cho cán bộ ở đầu mối, cơ sở về thực hiện hướng dẫn người dân trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, tiện ích số…
Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tăng cường phối hợp, xây dựng các chiến dịch tuyên truyền bằng nhiều hình thức linh hoạt, đa dạng như: Thông qua tổ nhóm đoàn thể, khu dân cư, đoàn thanh niên, thông qua các video/clip, tờ rơi hướng dẫn về các thao tác đăng ký tài khoản, nộp hồ sơ…
Hiện nay, tỉnh đã triển khai thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng và tổ triển khai Đề án 06 đến tận thôn, ấp, khu phố để tuyên truyền, hỗ trợ tốt nhất cho người dân. Các tổ này đã được tập huấn, có kỹ năng sử dụng nền tảng số, công nghệ thông tin, có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp thao tác trên máy. Đồng thời, nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được giảm thời gian xử lý hồ sơ, được giảm lệ phí thực hiện thủ tục.
Năm 2023 là năm tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới với nhiệm vụ trọng tâm là số hóa, xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; bảo vệ dữ liệu cá nhân; khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Do đó, nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh trong năm nay là rất nặng nề, đòi hỏi phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, tập trung vào một số vấn đề trọng tâm và tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân, xã hội, doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Minh Quang cho biết: CĐS triển khai trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, thực hiện một cách bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”, tránh hình thức, chủ nghĩa thành tích, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí.
Trong năm 2023, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã và đang tập trung hoàn thành và triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, kết nối các DVC trực tuyến với Cổng DVC quốc gia, góp phần giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, hạn chế tham nhũng, tiêu cực.
Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện thông qua mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp; Tập trung rà soát, chuẩn hóa, điện tử hóa mẫu đơn tờ khai theo hướng cắt giảm tối thiểu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa.
Thực hiện nghiêm quy định về bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy, tăng cường khai thác thông tin cư trú từ quốc cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, không yêu cầu người dân cung cấp Giấy xác nhận tình trạng cư trú trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La -
Thủ tướng: Sớm đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển -
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó -
Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
- Tập trung mở rộng quỹ nhà ở xã hội
- Đường sắt Bắc-Nam bị chia cắt do bão số 6, hơn 2.400 hành khách phải chuyển tải
-
Tổng Bí thư: Khẩn trương xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quảTạp chí Nông thôn mới xin giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm với chủ đề: Tinh- Gọn-Mạnh- Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả.
-
Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”Thông qua các hoạt động, đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển nông nghiệp hữu cơ như các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng tới toàn diện, bền vững và hiện đại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng, quảng bá và phát triển nhãn hiệu sở hữu cộng đồng đối với sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương.
-
Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mònVừa qua, Hội Nông dân xã Tam Sơn (Anh Sơn – Nghệ An) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy – Hà Nội) trao sinh kế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn LaSáng 5/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nhiệm kỳ 2020-2025
-
Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã phát triển bền vững các làng nghề làm kẹo lạc, chè lam, bánh đa nem... Các sản phẩm truyền thống này đã trở thành sản phẩm OCOP, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
-
Đợt 1 năm 2024: Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã hỗ trợ thành công 12 sản phẩm đạt OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Đạt được chứng nhận là sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã tự tin, mạnh dạn đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong và ngoài tỉnh Bắc Giang tiêu thụ. Từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân…
-
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ senHiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân hơn 42 triệu đồng/ha.
-
Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễuPhát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
-
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắcNgày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 diễn ra tại Lạng Sơn với nhiều hoạt động độc đáo, hấp dẫn, thực sự trở thành điểm hẹn văn hóa, thu hút nhân dân và du khách.
-
Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, Luật Địa chất và Khoáng sảnNgày 5/11, các đại biểu thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay