Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói về giải pháp gỡ rối trong đấu thầu thuốc
Hôm nay (15/11), giải trình tại Quốc hội về các nội dung liên quan đến Luật Đấu thầu (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đây là một luật tương đối khó, phức tạp và ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội. Trong quá trình soạn thảo cũng như ý kiến của các đại biểu thì có nhiều luồng ý kiến khác nhau, xung quanh việc nên nới lỏng quy định của Luật Đấu thầu theo hướng thông thoáng, thuận lợi hơn hay nên siết chặt để quản lý, đảm bảo hiệu quả nguồn vốn Nhà nước.
“Có nhiều ý kiến nói tại sao tư nhân họ lại làm nhanh, hiệu quả, quyết định dễ dàng như thế? Nhà nước làm lâu như thế mà vẫn không hiệu quả, vẫn xảy ra tiêu cực, xảy ra nhũng nhiễu, mất rất nhiều thời gian. Bản chất đó là vấn đề sở hữu, của tư nhân thì là lợi ích của họ, đồng tiền đi liền khúc ruột nên bao giờ cũng quyết định rất nhanh và đấy là quyền của họ. Còn khi sử dụng vốn Nhà nước, phải thực hiện theo quy định, theo pháp luật.
Tư nhân được làm những điều pháp luật không cấm, các cơ quan nhà nước khi sử dụng tài sản nhà nước, là các cán bộ nhà nước thì chỉ được thực hiện những điều pháp luật cho phép”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.
Theo ông Nguyễn Chí Dũng, Luật Đấu thầu năm 2005 và sửa đổi 2013 đã tiệm cận đến những vấn đề thông lệ rất tốt của quốc tế và được đánh giá cao và trên thực tế đã triển khai thực hiện được rất nhiều kết quả tốt. Nhưng hiện nay cũng đã bộc lộ những vướng mắc cần sửa đổi, song không có nghĩa là mở hết theo hướng không quản lý chặt chẽ để trục lợi, tiêu cực, tham nhũng, thất thoát.
"Chắc chắn chúng ta phải hài hòa giữa quyền lợi nhà nước và thông thoáng, thuận lợi cho các chủ đầu tư khi thực hiện mua sắm các gói thầu này, không để trục lợi, cũng không để vi phạm các quy định của pháp luật. Do vậy, chúng tôi đồng tình với rất nhiều ý kiến chia sẻ, phải quy định sao cho chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch để thuận lợi trong quá trình hoạt động nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tài sản của Nhà nước, nguồn vốn của Nhà nước”.
Để khắc phục tình trạng gian lận, thông thầu, tham nhũng trong hoạt động đấu thầu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đây một nội dung hết sức quan trọng, được rất nhiều đại biểu quan tâm và yêu cầu phải có giải pháp căn cơ để triệt để khắc phục tình trạng này. Thực tiễn vừa qua cho thấy, hành vi thông đồng, gian lận, nâng khống giá, cài cắm các tiêu chí đánh giá trong hồ sơ mời thầu, can thiệp bất hợp pháp vào quá trình đấu thầu, chia nhỏ các gói thầu để chỉ định… đang diễn biến hết sức phức tạp và tinh vi. Bên cạnh một số nguyên nhân chủ quan trong tổ chức thực hiện thì trong các quy định pháp luật còn chưa đầy đủ và chặt chẽ về vấn đề này. Lần này, dự thảo luật đã bổ sung rất nhiều quy định để tránh hiện tượng này. Theo đó, bổ sung hoàn thiện các quy định về hồ sơ mời thầu để làm sao chống hiện tượng "cài cắm" các tiêu chí để cạnh tranh, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Đẩy mạnh đấu thầu qua mạng để đảm bảo tính công khai, minh bạch. Bên cạnh đó phải yêu cầu tất cả các thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, trong đó bao gồm có cả các chất lượng hàng hóa và dịch vụ công trình phải được công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Về thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu để phục vụ cho việc đánh giá uy tín của các nhà thầu và chất lượng của các hàng hóa cung cấp để có cơ sở xem xét. Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, cần các chế tài để xử lý vi phạm cũng như trách nhiệm xử lý của những người có thẩm quyền.
Cần quy định rõ ràng trong đấu thầu thuốc, thiết bị y tế
Nói về giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, có rất nhiều ý kiến đề nghị rà soát, bổ sung những quy định để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong lĩnh vực y tế có tính chất đặc thù, đặc biệt và đề nghị tách ra thành một chương riêng đối với lĩnh vực kinh tế này.
“Đây là một loại hình hàng hóa hết sức đặc biệt, đặc thù và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân. Nên việc cần có quy định rõ ràng, cụ thể là hết sức cần thiết và cấp bách. Tôi hoàn toàn chia sẻ và tán thành với rất nhiều ý kiến các đại biểu đã nêu về vấn đề này. Trong dự thảo luật đã thiết kế một chương nói về các quy định này và có một số điều khoản ở các chương khác cũng đã nói về quy định những vấn đề về y tế, nhưng chúng tôi sẽ rà soát lại để làm sao cho đầy đủ, bao quát, thuận lợi trong quá trình mua sắm các trang thiết bị y tế, thuận lợi cho quá trình thực hiện, tổ chức thực hiện.
Về việc tách riêng một chương, nếu chúng ta thiết kế một chương riêng cho lĩnh vực y tế, đây là vấn đề cần phải cân nhắc. Vì không để phá vỡ kết cấu chung của bộ luật và hệ thống pháp luật. Không phải chỉ có lĩnh vực y tế mới có đặc thù, đặc biệt, chúng ta có rất nhiều lĩnh vực cần đặc thù, đặc biệt, kể cả trong giáo dục, đào tạo, kể cả trong thiên tai, địch họa, kể cả trong chiến tranh, kể cả quốc phòng, an ninh… nếu mỗi một vấn đề đó, lại thiết kế một chương thì chắc chắn sẽ không hợp lý. Chúng tôi cho rằng làm sao bao quát đầy đủ là được, không có nghĩa phải nhặt ra để riêng vào một chương. Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm, trên tinh thần rà soát bao quát, đầy đủ tất cả các vấn đề vướng mắc hiện nay trong ngành y tế để làm sao cho thuận lợi”, ông Dũng nói.
Về việc tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định của Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước và Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện nay thì đối với tất cả các dịch vụ hình thành từ các đơn vị sự nghiệp công, kể cả việc đóng góp của các cán bộ, công chức, viên chức để mua thiết bị y tế theo quy định là ngân sách nhà nước và phải đấu thầu.
Hiện chưa có một quy định để tách dịch vụ nào khám, chữa bệnh lại do bảo hiểm y tế chi trả, cái nào do người khám bệnh đóng góp nên chưa xử lý được vấn đề này. Ban soạn thảo luật sẽ có nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này để đồng bộ với cả các hệ thống pháp luật, nhất là Luật Khám bệnh, chữa bệnh để quy định được tính tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập khi quyết định mua sắm từ các dịch vụ khám, chữa bệnh cũng như việc đóng góp của cán bộ, công nhân viên chức để mua các thiết bị phục vụ cho các cơ sở y tế công lập./.
Theo VOV
-
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, về thể chế -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới -
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục -
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu
- Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng
- Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"
- COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu
- Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vững
- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam
-
Phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tảiNgày 28/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ GTVT đối với ông Nguyễn Văn Thắng và ông Trần Hồng Minh.
-
"Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hội nghị giao ban công tác Hội và phong trào nông dân cụm thi đua số 3 diễn ra tại Quảng Nam là dịp để Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trong cụm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân các cấp.
-
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Cân nhắc thuế ưu đãi đối với một số lĩnh vựcChia sẻ về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp các đại biểu Quốc hội nhìn nhận việc sửa đổi thời điểm hiện tại là kịp thời và cần phải tập trung hơn nữa việc miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp.
-
Đề xuất áp dụng mức thuế 10% cho các cơ quan báo chí xét theo vai trò đặc biệtLuật Thuế hiện tại chưa có quy định riêng cho báo chí, dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất như doanh nghiệp thông thường mà không xét đến vai trò đặc biệt của báo chí trong chính trị và xã hội.
-
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổiTiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28/11, với 454/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
-
Nghệ An: Hội nghị truyền thông vận động nông dân xử lý rác thải thân thiện với môi trườngNgày 27/11, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã tổ chức hội nghị truyền thông, tuyên truyền dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”.
-
Mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các công nghệ, giải pháp, sản phẩm tiên tiến, hiện đạiNgày 27/11, tại TP. HCM đã diễn ra Khai mạc Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Hóa chất lần thứ 20 tại Việt Nam - Vinachem Expo 2024. Đặc biệt, Vinachem Expo 2024 xây dựng nhiều buổi hội thảo, tọa đàm, diễn đàn sẽ được phối hợp, tham dự, trao đổi thảo luận của doanh nghiệp trong nước và quốc tế với lãnh đạo đại diện các ban, ngành, lãnh đạo đại diện bộ ngành, cục, tổ chức, hiệp hội ngành nghề.
-
Việt Nam đang có nhiều thuận lợi trong việc thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệmNgày 27/11, tại TP.HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức "Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm năm 2024", nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức về thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài.
-
Yên Mô “chạy nước rút” về đích huyện nông thôn mới nâng caoTheo kế hoạch, cuối năm 2024 huyện Yên Mô (Ninh Bình) sẽ về đích huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao. Để hoàn thành mục tiêu trên, cả hệ thống chính trị và người dân đang “chạy nước rút” hoàn thành các tiêu chí còn lại để về đích đúng hẹn.
-
Nhân rộng mô hình, đưa hoạt động nông dân tham gia bảo vệ môi trường đi vào chiều sâu, bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) – Dự án hỗ trợ xây dựng mô hình điểm của Hội Nông dân tham gia phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn được triển khai tại hai tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế bước đầu có hiệu quả, tạo được sức lan toả. Đặc biệt, góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân trong công tác bảo vệ môi trường, cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hướng đến thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
3 Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơ -
4 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa -
5 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam