Bón phân Văn Điển cho cây Bơ vào cuối mùa mưa
Đối với cây bơ, khi kết thúc mùa mưa, cần bón phân hữu cơ ủ mục và khoảng 5-7kg phân lân nung chảy Văn Điển + 3-5kg phân đa yếu tố NPK 5:10:3 trên mỗi cây. Đây là lượng phân bón cơ bản giúp cây bơ hồi phục và phát triển mạnh bộ rễ, đồng thời tích lũy dinh dưỡng cho vụ tới.
Bơ là loài cây ăn trái đặc sản, có giá trị kinh tế cao. So với các loại cây ăn quả khác bơ là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng.
Giống “siêu” bơ 034 được trồng nhiều ở Lâm Đồng. Ảnh minh hoạ: Thanh Sa.
Ngoài vấn đề về dinh dưỡng, bơ còn là một loại trái cây khá an toàn, do có vỏ dày nên hạn chế được các loài sâu hay côn trùng chích hút, thuốc bảo vệ thực vật rất ít được dùng cho cây bơ.
Cây bơ có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan, tầng canh tác dày, thoát nước tốt, chất hữu cơ cao, độ pH đất thích hợp nhất từ 5 – 6. Phân bón rất quan trọng đối với cây bơ vì bơ lấy đi từ đất rất nhiều chất dinh dưỡng.
Nhu cầu dinh dưỡng đa, trung, vi lượng của bơ
Theo Avilon (1986), sản lượng bơ là 1.438kg/ha lấy đi khoảng 40kg N, 25kg P2O5, 60kg K2O, 11,2 kg CaO và 9,2kg MgO. Khi bơ còn non (chưa ra quả) thì nhu cầu về NPK có tỷ lệ 1:1:1 và cây lớn có quả thì tỷ lệ này là 2:1:2.
Một chương trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây bơ đã được tiến hành tại Mexico trên các vườn bơ kinh doanh trồng với mật độ 156 cây/ha. Với công thức phân bón 178kg N + 165kg P2O5 + 318kg K2O/ha/năm, bổ sung thêm vi lượng 0,1kg oxisulphat kẽm (cung cấp S và Zn) và 0,2kg borax cây (cung cấp bo) 1 – 2 năm 1 lần đã làm năng suất bơ tăng vọt từ 8 tấn quả/ha lên 35 tấn/ha. Do vậy, vai trò của các chất trung và vi lượng với cây bơ là rất lớn, cần phải cung cấp cho cây.
+ Canxi (CaO): Rất cần cho cây bơ sử dụng, Canxi vừa là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, vừa là nguyên tố phòng, chống bệnh, cải thiện độ chua của đất tăng khả năng kháng bệnh ở rễ.
+ Magie (MgO): Có tác dụng khử chua và cải tạo đất như canxi, hơn nữa nó là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây, giúp cây sinh trưởng mạnh mẽ, xanh tốt, trái to, chống chọi tốt với mùa khô hạn tăng khả năng đề kháng cho cây, chống được bệnh nám mặt lá ở cây.
+ Silic (SiO2): Giúp cho cây chống lại sâu bệnh hại, đặc biệt là rệp, tăng khả năng quang hợp.
+ Lưu huỳnh (S): Thiếu lưu huỳnh sẽ gây ra bệnh bạc lá và làm giảm năng suất, chất lượng bơ rất rõ.
+ Bo (B): Bo là nguyên tố vi lượng rất quan trọng, thiếu bo là nguyên nhân dẫn đến hoa kém phát triển, sức sống của hạt phấn kém, tỷ lệ đậu quả thấp.
Phân bón Văn Điển có điều gì đặc biệt?
Trong các loại phân bón hiện nay, ngoài phân hữu cơ ra, chỉ có phân lân nung chảy Văn Điển đáp ứng được nhu cầu nói trên cho cây trồng: Dinh dưỡng dễ tiêu trong phân lân nung chảy Văn Điển có: P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng khác như Fe, Mn, Cu, Zn, Bo, Mo… Phân bón ĐYT NPK công thức 5.10.3 có hàm lượng các chất dinh dưỡng như: N=5%; P2O5=10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14%; ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co… mà các loại phân bón khác không có. Đây là loại phân bón rất tốt cho cây ăn quả trên nhiều chân đất, đặc biệt chăm bón giai đoạn sau mùa mưa.
Phân bón ĐYT NPK công thức 5.10.3 có hàm lượng các chất dinh dưỡng như: N=5%; P2O5=10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14%… Ảnh Tư liệu.
Ngoài ra, còn nhiều loại phân Văn Điển chuyên bón thúc cho cây bơ như:
+ Loại phân ĐYT NPK 12.12.12: chứa N=12%; P2O5=12%; K2O=12%; MgO=6%; CaO=14%; SiO2=11 ngoài ra có các chất vi lượng như Bo, Mn, Zn, Cu, Co… tổng dinh dưỡng lên đến trên 67%.
+ Phân ĐYT NPK 15-5-20: Chứa N = 15%, P2O5 =5%, K2O = 20%, CaO = 8%, MgO = 5%, SiO2 = 7%, S = 2% và các chất vi lượng như Fe, B, Zn… tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến trên 66%
Có thể chăm bón cây bơ với liều lượng và thời kỳ bón phân như sau:
– Bón lót khi trồng: Mỗi hốc nên bón 20-25 kg phân hữu cơ ủ mục trộn với 5-7kg phân lân nung chảy Văn Điển.
Sau khi trồng 1 tháng bón 400g phân ĐYT NPK 12.12.12/cây, bón định kỳ 6 tháng/lần với lượng bón như trên
–Khi cây lớn (bắt đầu mang trái):
Cây bơ có đặc điểm thích nghi cao với lượng mưa khác nhau của nhiều vùng, trung bình cần lượng mưa 1.200 – 1.600 mm/ năm, nhưng yêu cầu quan trọng là cần phải có vài tháng khô hạn trong năm để kích thích ra hoa đậu quả. Do vậy, thường sau kỳ thu hoạch cần tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn; các cành vượt cần tỉa bỏ, chỉ để lại những cành vùng tán lõm để cân đối tán cây. Sau đó bón khoảng 0,5 – 1kg phân ĐYT NPK 12.12.12 trên mỗi cây nhằm sớm tạo lứa cành mới để làm cành quả năm sau.
Kết thúc mùa mưa, bón phân hữu cơ ủ mục và khoảng 5-7kg phân lân nung chảy Văn Điển + 3-5kg phân ĐYT NPK 5:10:3 trên mỗi cây. Đây là lượng phân bón cơ bản giúp cây bơ hồi phục và phát triển mạnh bộ rễ, đồng thời tích lũy dinh dưỡng hoa, qua vụ tới.
Cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây bơ
Bón phân hữu cơ đã hoai mục rất cần thiết cho cây bơ, giúp nâng cao độ phì đất và tăng khả năng hấp thụ phân khoáng NPK, bón khoảng 5 – 10 tấn ha lần. Các loại phân hữu cơ thường dùng để bón cho Bơ như phân gia súc, than bùn, phân ủ các dư thừa thực vật, phân xanh, phân chuồng… Tốt nhất bón vào cuối mùa mưa, cũng có thể bón rải đều trên mặt luống vào đầu hay giữa mùa mưa nhằm hạn chế hiện tượng xói mòn, rửa trôi.
Đối với phân NPK bón khi đất đủ ẩm, đào rãnh sâu 15 -20cm vòng quanh gốc chiếu với đường kính tán, bỏ phân vào rồi lấp đất và tưới nước (nếu cần).
Cây bơ được bón phân ĐYT NPK Văn Điển được cung cấp đầy đủ, kịp thời các dinh dưỡng NPK, các chất trung, vi lượng như canxi, magie, silic, sắt, bo, đặc biệt là kẽm…, tạo ra bộ lá xanh sáng bóng, tốt bền; hạn chế được bệnh rễ và tăng năng suất và chất lượng quả , tăng giá trị kinh tế và tăng thu nhập cho nhà vườn.
Trọng Hòa – Nam Phong
-
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao -
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
-
“Thực là một đội quân kỳ lạ”(Tapchinongthonmoi.vn) - Lời Toà soạn: Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Tạp chí Nông thôn mới xin trích đăng lại một đoạn hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để cùng bạn đọc nhớ về ngày lịch sử và khoảnh khắc ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân – tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
-
Tròn 80 năm quân đội ra đời: Bản hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh80 năm qua, dưới sự lãnh đaọ của Đảng, quân đội ta đã lập nên bao chiến công lẫy lừng. Tất cả đã đi vào lịch sử dân tộc, tạo nên bản anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh.
-
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh... Đây chính là "đòn bẩy" giúp ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh phát triển vượt trội.
-
Bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm ViệtĐể ngăn chặn tình trạng bát nháo, thật giả lẫn lộn, ảnh hưởng đến thương hiệu sâm quý Việt Nam, nhất là sâm Ngọc Linh, các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam hay Lai Châu là những địa phương sở hữu giống sâm quý này đang vào cuộc quyết liệt, nỗ lực bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm Việt Nam.
-
'3 bám, 4 cùng' để góp phần xây dựng vùng biên giàu mạnhThời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang luôn tích cực, chủ động tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương khu vực biên giới chăm lo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giúp người dân phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
-
“Ký ức và niềm tin”: Câu chuyện của những người línhSắp xếp theo ba chủ đề: “Sẵn sàng lên đường”; “Niềm tin chiến thắng” và “Ngày trở về”, trưng bày “Ký ức và niềm tin” dẫn lối người xem theo những câu chuyện và thước phim sống động về những người lính cụ Hồ.
-
Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Chính phủ phát động, sáng ngày 20/12, Tạp chí Nông thôn mới phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức trao tặng quà cho Hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Na Hang.
-
Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân độiTổng Bí thư nêu rõ quan điểm, điều kiện tiên quyết để Quân đội nhân dân tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đó là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân.
-
Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt NamSáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
-
Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metanTheo chủ trương của Chính phủ, các doanh nghiệp đã và đang hiện thực hoá cam kết của Chính phủ tại COP 26 - phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Những hành động này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, sản xuất xanh, mà còn tạo dựng hình ảnh và vị thế với đối tác khách hàng, nhất là thị trường xuất khẩu.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ