
Đêm 20/4/2021, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau (đường Lê Duẩn, phường 1, TP. Cà Mau), Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch (VHTT&DL) đã khai mạc Ngày hội bánh dân gian Nam bộ – Cà Mau 2021 với chủ đề Rộn ràng “Sắc màu phương Nam”. Đã có hàng ngàn người dân và du khách đổ về khiến lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt.

Rực rỡ “Sắc màu đất phương Nam”
Gắn liền với đời sống người dân từ thuở khai hoang mở đất phương Nam, bánh dân gian Nam bộ là một nét đặc trưng văn hóa không thể thiếu trong đời sống người dân nơi đây. Không đơn thuần là một chuỗi sự kiện du lịch Ngày hội bánh dân gian Nam bộ – Cà Mau 2021, lễ hội còn là sự đánh dấu của một sự kiện văn hóa với qui mô, phong phú mang đậm nét đặc trưng của ba nền văn hóa giao thoa Việt – Khơ me – Hoa ở vùng đất lịch sử 300 năm hình thành.

Theo Ban tổ chức, Ngày hội bánh dân gian Nam bộ – Cà Mau 2021 đã quy tụ nhiều nghệ nhân làm bánh dân gian đến từ các tỉnh, thành Nam bộ, với gần 100 gian hàng, gồm các khu: Bánh dân gian, không gian ẩm thực đường phố, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng địa phương, quà lưu niệm…
Đây còn là dịp tập hợp và hỗ trợ nghệ nhân, phát huy giá trị bánh dân gian; liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, từng bước mở rộng thị trường bánh dân gian địa phương. Đồng thời, tuyên truyền quảng bá về vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, tiềm năng du lịch Cà Mau đến đông đảo khu khách trong và ngoài nước; thông qua chương trình tham quan các địa điểm du lịch tiêu biểu tỉnh Cà Mau. Tại lễ hội, có mặt hầu hết tất cả hàng trăm các loại bánh dân gian Nam bộ, thể hiện đặc trưng của từng địa phương, vùng, miền như: Bánh bò, bánh phu thê, bánh ích, xôi vị, bánh xèo, bánh khọt, bánh canh, bánh ú, bánh ít, bánh tráng, bánh tét, bánh pía, bánh lá, bánh da lợn… được chế biến với hình thức đẹp sắc sảo cầu kỳ dưới bàn tay của các nghệ nhân đến từ nhiều tỉnh thành khác trong khu vực.

Lần đầu tiên được tổ chức tại Cà Mau, nhưng ngay đêm đầu tiên đã thu hút lượng khách đông đảo đến vài ngàn người tham dự. Rất nhiều gian hàng đã không còn bánh phục vụ chỉ sau vài giờ đón khách. Mặc dù lượng bánh đã được chuẩn bị trước để bán cho 7 ngày sau đó. Nhiều nghệ nhân đã không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến lượng khách đến tham dự đông như vậy.
“Tui đã tham dự nhiều lễ hội bánh, nhưng đây là lần đầu tiên quầy bánh của tui “cháy hàng” ở đêm đầu tiên”, Chị H, một nghệ nhân ở Cần Thơ vui vẻ chia sẻ.
Nơi tìm về tuổi thơ
Trong ký ức và tiềm thức người Việt ở Nam bộ, mỗi dịp nhà có đám tiệc, những người phụ nữ trong gia đình sẽ lại ngâm gạo để xay bột làm bánh. Trước cúng ông bà tổ tiên, sau đó chia cho con cháu hay nhâm nhi ly trà, nói chuyện gần xa.

Hay mỗi khi mẹ đi chợ về, những đứa trẻ sẽ ào đến lục lọi trong giỏ còn trên tay mẹ một gói quà bánh, kẹo. Chúng có thể là vài miếng bánh bò, bánh da lợn được gói vội trong lá chuối. Hay một bọc chè nhỏ đã chan sẵn nước cốt dừa béo ngậy. Một nữ du khách tầm 50 tuổi, cứ đứng tần ngần hồi lâu trước một nghệ nhân đứng tuổi đang gói những nắm xôi dừa trong lá chuối. Chị đứng trầm ngâm, không quan tâm đến những mâm xôi đủ màu rực rỡ. Mà đôi mắt cứ lặng nhìn đôi tay gầy guộc của nghệ nhân đang chậm rãi gói từng mớ xôi nhỏ trong lá chuối. Có lẽ, chị đang nhớ về đôi tay người mẹ của mình một thời gian khó. Khi món xôi lá chuối của mẹ nấu mỗi sáng, theo chị cắp sách đến trường quê thuở trẻ thơ.

Một bé gái khác tầm 10 tuổi, cứ níu lấy mẹ không chịu rời đi gian hàng làm bánh bột. Bé cứ chăm chút xuýt xoa khi nhìn thấy nghệ nhân tay thoăn thoắt tạo chiếc bánh thành hình những con cá màu xanh đỏ. Miệng cứ tíu ta hỏi mẹ đó là gì, có ăn được hay không, có ngon không. Có lẽ, ở thời buổi hiện đại ngày nay, những chiếc bánh từ siêu thị bé ăn hàng ngày luôn có sẵn. Chỉ việc khui và xé là sử dụng. Chúng không hề hề biết rằng, để làm một chiếc bánh dân gian đẹp và ngon như vậy, người thợ bánh phải bỏ ra nhiều công sức.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau chia sẻ, bánh dân gian đã có từ thời đi mở đất, người dân Nam bộ đã tận dụng môi trường tự nhiên và các nguồn nguyên liệu gạo nếp khoai, củ để chế biến thành những món bánh vừa thơm ngon bổ dưỡng. Bánh dân gian Nam bộ không những là kết tinh của sản vật địa phương, sự tinh tế trong kiểu dáng, màu sắc tự nhiên khéo léo của bàn tay nghệ nhân, đó còn là sự ngọt ngào duyên dáng trung hậu của bàn tay người phụ nữ Nam bộ. Ra về, tôi chợt sững người vì nhìn thấy quầy bánh bò quen thuộc của một nữ nghệ nhân lớn tuổi. Trước mắt tôi, chợt hiện lên hình ảnh bà nội ngày ngày bơi xuồng bán bánh bò, len lỏi qua vùng địch tạm chiếm để chuyển thư tài liệu. Xuồng bánh bò đó, đã nuôi cha và các cô chú tôi lớn lên khó nhọc trong gian khổ của chiến tranh.
Chuỗi hoạt động “Ngày hội Bánh dân Nam bộ năm 2021” tại Cà Mau diễn ra từ ngày 20 – 25/4/2021 gồm: Tổ chức khu trình diễn bánh dân gian và ẩm thực đường phố; Giới thiệu, mua bán sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố và hàng hóa đặc sản địa phương; Hội thi bánh dân gian; Tổ chức làm bánh dân gian nhân dịp Lễ giỗ Quốc tổ tại Đền Hùng (huyện Thới Bình);…
Trước khi khai mạc, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau đã tổ chức kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các gian hàng tham gia. Theo đó, các đơn vị tham gia đều tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm
Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau cho biết, việc tổ chức Ngày hội bánh dân gian Nam bộ – Cà Mau 2021 nhằm tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm văn hóa ẩm thực, nhất là bánh dân gian của vùng miền; góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Hoàng Quân
-
Trung Thu Tuyên Quang: Lễ hội độc đáo rằm tháng 8
-
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP từ du lịch nông thôn
-
Festival Chí Linh - Hải Dương 2023: Nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách
-
Bình Thuận: Đa dạng hóa hình thức, sản phẩm du lịch để thu hút khách tham quan
- Đầu tư xanh là ưu tiên hàng đầu đối với phục hồi và phát triển du lịch
- Bắt cá chép ruộng - loại hình du lịch độc đáo ở Hoàng Su Phì
- Độc đáo hội thi chọi Dê ở Mù Căng Chải
- Cần Thơ là 'chủ nhà' của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2023
- Nhiều tín hiệu khả quan từ du lịch dịp nghỉ lễ 2/9
- Lạng Sơn đón 61.000 lượt khách trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9
- Đề nghị các địa phương đảm bảo các hoạt động du lịch trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
-
Mạnh dạn đầu tư để làm chủ trang trại gà cho thu doanh thu hàng tỷ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hội viên nông dân Nguyễn Mạnh Hà, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là điển hình trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, luôn giúp đỡ hội viên nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
-
Tạo sức bật cho 5 thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nướcVới vai trò chủ lực phát triển kinh tế, ngành Công Thương đã góp phần quan trọng để kinh tế các thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GRDP chung của cả nước.
-
Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội để phát triển bền vữngSẽ có nghị quyết mới về chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết các vấn đề xã hội, phù hợp với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII(Chinhphu.vn) – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
TTCK: Thị trường đang xuống đáy hay phục hồiĐóng cửa phiên giao dịch thứ 6, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 1,7 điểm lên mức 1.154 điểm và đi kèm với thanh khoản giao dịch ở sàn HSX đạt mức thấp 13.960 tỷ đồng.
-
Người dân Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết(Taochinongthonmoi.vn) - Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế trong buổi ký kết hợp tác giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) vào cuối tháng 9 vừa qua.
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIHội nghị Trung ương lần thứ 8 xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
-
Thị trường nông sản: Lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vững giáTại An Giang, giá các loại lúa như OM 18, Đài thơm 8 ổn định ở mức từ 7.800-8.200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800-8.000 đồng/kg.
-
Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022Đến hết quý 3 năm nay, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 4,2 tỷ USD, cao hơn 25% so với kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái.
-
Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp