
Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Lại Xuân Môn, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Thanh Lâm, Phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và hơn 700 đại biểu, gồm đại diện lãnh đạo: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; đại diện lãnh đạo các thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy; đại diện lãnh đạo các Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố; cơ quan báo chí Trung ương và địa phương...

Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2023, ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Năm 2022, báo chí tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện những bước chuyển mình quan trọng. Công tác báo chí đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thông tin trên báo chí thể hiện rõ nét hơn vai trò dẫn dắt, chủ động, kịp thời, đạt hiệu quả trong tuyên truyền về những vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước góp phần tạo sự đồng thuận xã hội.
Báo chí đã nêu bật được những chỉ đạo, điều hành của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, thực thi pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19; đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được tăng cường, có chiều sâu.
Song song đó, công tác chấn chỉnh, xử lý sai phạm và dấu hiệu sai phạm trong hoạt động báo chí, nhất là những vấn đề liên quan việc thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật, thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc, được thực hiện bài bản, quyết liệt, nhằm hỗ trợ báo chí phát triển đúng định hướng, lành mạnh.

Các tiêu chí nhận diện"báo hóa" tạp chí, biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ rõ, công khai, giúp cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở Trung ương và địa phương, cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân nhận diện, giám sát, khắc phục, chấn chỉnh, xử lý những dấu hiệu chệch hướng nhằm tạo môi trường lành mạnh, tạo ra cơ chế, chính sách hỗ trợ báo chí, truyền thông theo kịp sự phát triển của truyền thông hiện đại. Công tác xử lý dấu hiệu “báo hoá” tạp chí, biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí được thực hiện một cách quyết liệt, quy mô, bài bản, chi tiết, minh bạch, đi vào trọng tâm, trọng điểm những vấn đề nổi cộm mà dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.
Công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh hoạt động báo chí tiếp tục được tiến hành một cách bài bản, quyết liệt, giữ kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động báo chí. Năm 2022 đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 32 lượt cơ quan báo chí với tổng số tiền phạt hơn 1,873 tỷ đồng, tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn 3 tháng đối với 2 cơ quan báo chí, thu hồi thẻ nhà báo đối với 1 tổng biên tập báo. Những giải pháp trên đang tạo ra sự chuyển biến rất cơ bản và tích cực trong hoạt động báo chí.

Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Hội nghị đã làm rõ được những thành tựu, nét nổi bật, những tồn tại, thách thức trong công tác báo chí hiện nay. Nhiều ý kiến tham luận đã chỉ rõ các yêu cầu đổi mới công tác báo chí, như chia sẻ các kinh nghiệm, bài học rút ra, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động báo chí. Hướng đến kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2025), các cơ quan báo chí bên cạnh các hoạt động kỷ niệm mang nhiều ý nghĩa thiết thực, cần có các chương trình hành động, đề ra những giải pháp, phương án đổi mới, xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng đáp ứng yêu cầu mới.
Các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí cần đẩy mạnh quy hoạch báo chí, xuất bản, chuyển đổi số, xây dựng tổ chức đảng ở các cơ quan báo chí; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác báo chí, tạo điều kiện để phát triển báo chí đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ báo chí cần được chú trọng, nhất là tập trung rà soát công tác đào tạo báo chí. Các nguồn lực để xây dựng, phát triển báo chí cách mạng cần được chuẩn bị mang tính toàn diện, nhất là nguồn lực con người, nguồn lực tiếp cận các công nghệ làm báo hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và xu hướng tiếp cận thông tin của độc giả, thực hiện tốt sứ mệnh của báo chí cách mạng Việt Nam...
Tại Hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức trao tặng bằng khen cho 32 tập thể vì thành tích xuất sắc trong công tác báo chí năm 2022.
-
Báo chí phải nhanh, nhạy, chính xác, chuyên nghiệp, sát với thực tiễn hơn
-
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng trước kỳ điều hành 2 ngày
-
Hà Tĩnh khai hội chùa Hương Tích, mở đầu du lịch năm 2023
-
Ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu sẵn sàng cho chuyến biển đầu năm
- CB, CC, VC tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết,…
- Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau Tết
- Tái hiện nghi lễ vua Lê Đại Hành cày Tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023
- Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm
- Không khí lạnh tăng cường gây rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ
- Hải sản được giá, ngư dân Thanh Hóa hối hả ra khơi
- Những dự báo về an ninh mạng Việt Nam trong năm 2023
-
Báo chí phải nhanh, nhạy, chính xác, chuyên nghiệp, sát với thực tiễn hơnSáng 31/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị giao ban báo chí đầu Xuân Quý Mão 2023.
-
Ngành y tế cần xác định những vấn đề ưu tiên, cấp bách, tập trung xử lý dứt điểmĐây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc làm việc với Bộ Y tế dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chiều 30/1.
-
Bộ GD&ĐT thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT chia sẻ một số thông tin xung quanh Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
-
Làm rõ thêm về tác động, bản chất, vai trò, vị trí của kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) Nghị quyết 20- NQ/TW ngày16/6/2022 đã nêu: Kinh tế tập thể là thành phần quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững.
-
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng trước kỳ điều hành 2 ngàyGiá xăng E5RON92 tăng 977 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 993 đồng/lít; giá các loại dầu tăng từ 568 – 890 đồng/lít/kg.
-
Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19Ngày 30/1/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 07/NQ-CP giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
-
Hà Tĩnh khai hội chùa Hương Tích, mở đầu du lịch năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 29/1 (tức mồng 08/1), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh phối hợp với huyện Can Lộc long trọng tổ chức khai hội chùa Hương Tích, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2023.
-
Thủ tướng đôn đốc các dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu LongNgày 30/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, làm việc với các bộ, ngành, địa phương để kiểm điểm, đôn đốc tiến độ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án đường bộ cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
-
Thị trường bất động sản 2023: Khó khăn đi kèm cơ hội phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong hơn những năm vừa qua, thị trường bất động sản (BĐS) tại Việt Nam đã trải qua một giai đoạn trầm lắng khi chịu tác động kép từ đại dịch Covid 19 lẫn những biến động về tình hình xã hội liên quan đến tiêu cực từ những doanh nghiệp lớn của ngành BĐS. Thêm vào đó, năm 2022 với chính sách siết nguồn tín dụng đối với BĐS của các tổ chức ngân hàng càng làm lượng giao dịch của thị trường BĐS hầu như giảm đến 95% so với thời điểm trước đây.
-
Chủ tịch Quốc hội: Người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừngChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc thực hiện cho kỳ được vấn đề cốt lõi nhất là những người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừng.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh