Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Cách bón phân Văn Điển cho cây ổi đạt hiệu quả tối ưu trong mùa mưa

11:04 19/08/2019 GMT+7
Vào mùa mưa, cây ổi phát triển mạnh nhất, nhưng không đồng nghĩa với việc nó sẽ cho quả nhiều, to, đẹp. Để khách hàng tranh nhau mua ổi ngay tại vườn nhà bạn với giá tốt, chủ vườn cần nắm rõ kỹ thuật chăm sóc ổi. Sẽ là lý tưởng nếu ổi được bón

Vào mùa mưa, cây ổi phát triển mạnh nhất, nhưng không đồng nghĩa với việc nó sẽ cho quả nhiều, to, đẹp. Để khách hàng tranh nhau mua ổi ngay tại vườn nhà bạn với giá tốt, chủ vườn cần nắm rõ kỹ thuật chăm sóc ổi. Sẽ là lý tưởng nếu ổi được bón loại phân khoáng thân thiện với môi trường: Phân bón Văn Điển.

Ổi là cây dễ trồng nhất trong các loại cây ăn quả, không kén đất trồng được trên nhiều dạng địa hình, mọi chân đất. Tuy vậy, trên chân đất tơi xốp, giữ nước tốt, chủ động nguồn nước tưới tiêu, tầng canh tác dày trên 50cm là phù hợp nhất cho thâm canh ổi, đặc biệt là đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon.

Ổi ngon hơn khi bón phân “thân thiện với môi trường

Ổi là một trong những loại cây ăn quả có tiềm năng năng suất rất cao. Do vậy ổi cần được chăm sóc và bón rất nhiều phân để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất như ý. Các nghiên cứu cho thấy, để tạo ra 1kg chất khô, cây ổi cần được cung cấp 9,8g nitơ 1,2g P, 12-16g kali, 0,8g canxi,15mg sắt, 6mg bo… Do vậy, bón phân cho cây ổi liên tục và đầy đủ, cân đối giữa phân bón vô cơ và hữu cơ, giữa các yếu tố đa lượng, trung và vi lượng,… giúp tạo năng suất cao và chất lượng quả ngon, ngọt và bảo đảm trái đẹp đạt tính thẩm mỹ cao.

Trên thị trường phân bón hiện nay, phân lân nung chảy Văn Điển là một loại phân khoáng thiên nhiên,  nguyên liệu sản xuất là  quặng  phosphat , serpentin hoặc olevin, manhezit. Hỗn hợp trên được nấu chảy ở nhiệt độ 1.400-1.450oc rồi làm lạnh đột ngột.  Sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó lân (P2O5) 15-19%, magie (MgO) 15-18%, silic (SiO2) 24-32%, vôi (CaO) 28-34%, và đầy đủ các chất vi lượng như: Chất sắt: 4%, chất Mangan: 0,4%; chất đồng: 0,02%;  chất molipden: 0,001%; chất coban: 0,002; chất bo: 0,008%; chất kẽm: 0,00014%.

Kết quả hình ảnh cho cây ổi mùa mưa

Muốn ổi sai quả, ngon ngọt đậm đà, chủ vườn cần biết chọn phân bón và kỹ thuật bao trái tránh ruồi đục quả. Ảnh minh hoạ: Tư liệu.

Đây là loại  phân bón “thân thiện với môi trường” vì không sử dụng hóa chất trong công nghệ sản xuất, các chất dinh dưỡng trong phân nung chảy được cây trồng sử dụng trên 98%, không để lại tồn dư trong đất, ngược lại còn khử chua, tăng độ tơi xốp và cải tạo đất rất tốt.Sản phât không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường axít yếu do rễ cây tiết ra nên không bị thất thóa do rửa ttrôi, bay hơi như các loại phân bón khác, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Phân nung chảy Văn Điển kết hợp với chất đạm và kaly và một số dinh dưỡng vi lượng khác để sản xuất ra phân đa yếu tố NPK, là loại phân bón đồng thời có chứa các chất đa lượng NPK, các chất trung lượng như S, Ca, Mg, Si và nhiều chất vi lượng khác rất cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón thông thường không có. Chăm sóc, thâm canh và phục hồi cây ổi rong mùa mưa có thể dùng phân nung chảy Văn Điển và phân bón đa yếu tố NPK với một số công thức như: công thức NPK 12:5:10, 13:3:13, , 12:7:20…

Chăm “bấm ngọn”, tỉa cảnh… để ổi cho nhiều quả to

Trao đổi với chúng tôi, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, người có nhiều kinh nghiệm về bón phân cho cây ăn quả – cho biết: Cây ổi thuộc nhóm cây “lá xanh quanh năm”, chịu nóng tốt hơn chịu rét. (trời rét dưới 18-20oC cây ổi cho quả nhỏ, sinh trưởng chậm, chất lượng kém). Ổi rất ít ra hoa ở đầu cành mà chủ yếu ra hoa ở nách lá non. Do vậy bằng cách bấm ngọn có thể điều chỉnh chiều cao cây ổi để tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch, hạn chế tác hại của bão gió, nhất là trong mùa mưa, đồng thời kích thích ra hoa theo ý muốn.

Đây là việc làm cần thiết trong suốt quá trình khai thác quả trên cây. Những cây mới trồng cần bấm ngọn sớm để cây phát sinh các cành cấp I ở các vị trí thân cây dưới 1m (tính từ gốc); cắt tỉa để lại 3-5 cành cấp I phân đều ra các hướng; trên các cành cấp I tỉa bỏ các cành tăm, cành mọc sâu vào trong tán; hạ thấp chiều cao cành xuống dưới 1,5m -1,7m; tạo thế cây phát triển cân đối, thuận tiện chăm sóc, thu hoạch và tăng khả năng chống đổ.

Các giống ổi đều có thể ra nhiều lứa quả trong năm trên các mầm cây bật từ nách lá. Cây càng nhiều mầm nách càng nhiều quả. Để có nhiều mầm nách, sau mỗi lần thu quả lại bấm ngọn hoặc vít cành, tùy theo vị trí của cành để xác định cách bấm tỉa, hay vít cành cho hợp lý. Đối với các cành vượt cao quá tầm với thì dùng kéo cắt hạ thấp độ cao. Đối với các cành vượt ngang ngoài tán nên dùng dây mềm buộc vít cong cành vào phía trong.

Các cành còn lại chỉ ngắt bỏ 5-10cm ngọn cành. Trên các cành vít cong, cành bấm tỉa sẽ phát sinh các mầm mới, tạo điều kiện thêm hoa, nhiều quả. Cần kết hợp hài hòa giữa cắt tỉa với vít cành để tránh gây tổn thương nhiều cho cây, tiêu hao năng lượng, yếu cây, giảm năng suất.

Kết quả hình ảnh cho phân ĐYT NPK 12:5:10

Bao bì phân bón công thức NPK 12-5-10 thích hợp cho cây ổi mùa mưa. Ảnh tư liệu.

Quả ổi từ khi kết trái, chỉ sau khoảng 2,5 tháng là thu hoạch được, nên mỗi năm có thể thu 2 hoặc hơn 2 lứa quả. Mỗi lứa ra rất nhiều quả nên cần tỉa định quả: Sau khi cây tắt hoa 10 ngày (đường kính quả 0,5-1cm), tiến hành tỉa bỏ các quả còi cọc, quả sâu bệnh, để lại 1 quả trên chùm có trên 2 quả; tùy theo cây khỏe hay yếu mà xác định lượng quả để lại trên cây cho hợp lý. Trên cành yếu, cành vượt chỉ nên để ít quả, cành khỏe, cành ngang để nhiều quả. Có như vậy mới có quả to, chất lượng tốt, hợp thị hiếu người tiêu dùng, bán được giá.

Chú ý cách bón phân Văn Điển cho cây ổi

Căn cứ tình trạng thực tế về quả để có chế độ bón phân thích hợp. Ổi là giống sinh trưởng khỏe, quả to, sinh khối lớn nên có thể đầu tư phân bón cao để khai thác năng suất mà không lo lốp đổ, nhưng phải chăm bón cân đối. Để mỗi lứa quả cho thu hoạch năng suất, chất lượng cao, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh khuyến cáo có thể bón phân cho mỗi gốc ổi như sau:

– Khoảng 20-25 ngày trước khi ra hoa, với gốc ổi 3-4 tuổi, bón 1-1,5kg phân ĐYT NPK 12:5:10, hoặc 13:3:13 để ra nhiều lộc và nhiều hoa.

– Khi đậu quả (tắt hoa), cùng với việc tỉa định quả là bón 1,5-2,0 kg ĐYT NPK 12:5:10, hoặc 13:3:13

Kết quả hình ảnh cho phân ĐYT NPK 13:3:13

– Khoảng 15-20 ngày sau, bón  0,5-1,0 kg ĐYT NPK 12:7:20. nhằm nuôi quả nhanh lớn và ăn ngon.

Lưu ý: Mùa mưa cây ổi sinh trưởng khỏe, đòi hỏi dinh dưỡng nhiều; song phân bón dễ bị thất thoát do quá trình rửa trôi, xói mòn… Để đạt hiệu quả cao trong thâm canh cây ổi cần lưu ý:

– Hàng năm vào cuối tháng 12 nên bón mỗi cây 3-5 kg phân lân nung chảy Văn Điển và khoảng 3-4kg phân hữu cơ hoai mục. Xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7 -1m. Bón phân xong lấp đất kín.

-Những cây ổi to hơn, nhiều quả hơn thì tăng phân bón; song cần bón cân đối các loại phân và thời điểm bón phân thích hợp.

– Bộ rễ của ổi nhanh hồi phục và thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năng phát triển nhanh một số rễ ăn theo chiều thẳng đứng, có thể ăn sâu đến 3 – 4 m, thậm chí sâu hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó không bị ngạt, kể cả khi gốc cây bị ngập vài ba ngày.

Trong bộ rễ ổi có tỷ lệ khá cao các loại rễ ăn nông trong các lớp đất  mặt. Do vậy, mỗi lần bón phân đều có thể tạo rạch rồi bón phân, lấp đất;  hoặc rải phân theo hình chiêu tán cây, cách gôc 0,5-1,0m, xới nhẹ vùi lấp phân. Bón phân xong cần tưới đủ ẩm nếu thấy khô hạn.

Trọng Hòa – Nam Phong

Cách đối phó hiệu quả với ruồi đục quả ổi

Những năm gần đây, ruồi đục quả là đối tượng nguy hại nhất cho nhà vườn trồng ổi. Ruồi đục quả gây hại quả trong suốt quá trình phát triển của quả, ruồi đục vỏ quả, đẻ trứng vào đó, hóa dòi đục ăn vào ruột quả, phòng trừ không kịp thời có thể thất thu cả vườn quả.

Phòng trừ đối tượng này đạt hiệu quả cao nhất là bằng cách bao quả sớm: Bao quả bằng 2 túi, lưới xốp và nilon trắng kích thước 10x12cm, lồng 2 túi vào nhau, trong lưới xốp, ngoài bao nilon, đáy đục vài lỗ nhỏ để thoát hơi nước, tránh thối quả; đưa miệng túi vào bao quả, dùng băng dính kín miệng tới cuống quả hoặc 1 phần cành.

Trong 1-2 năm đầu, vườn cây chưa khép tán, có thể trồng xen các cây lạc, đậu tương hoặc đậu xanh để tăng thu nhập, giữ ẩm và bồi dục cho đất, chống xói mòn rửa trôi và hạn chế cỏ dại.