Cách phân biệt sốt xuất huyết và Covid-19
Sốt xuất huyết và Covid-19 có một số biểu hiện bệnh ban đầu giống nhau. Tuy nhiên, hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh rất khác nhau.
Vừa qua, Việt Nam đã có một số ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết, trong đó Hà Nội cũng vừa có 2 trường hợp. Hầu hết, các bệnh nhân này nhập viện khá muộn khi tình trạng đã nặng.
Theo TS.BS Nguyễn Thanh Vân, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị, sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus và có một số biểu hiện giống nhau. Bệnh sốt xuất huyết và Covid-19 đều do virus gây ra với một số biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: sốt, đau đầu, đau mỏi người. Tuy nhiên, cũng theo TS Vân, sốt xuất huyết và Covid-19 là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh rất khác nhau. Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền. Ngoài ra sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt, nặng hơn sẽ dẫn đến xuất huyết hoặc sốc do máu bị cô đặc.
Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi,… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.
Còn bệnh sốt xuất huyết, sau thời gian ủ bệnh từ 3-14 ngày, những người bị nhiễm virus Dengue có mức độ biểu hiện khác nhau.
Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue: chủ yếu gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành. Đặc trưng là sốt cao đột ngột kèm theo những triệu chứng không đặc hiệu khác, bao gồm đau đầu vùng trán, đau sau hốc mắt, đau mỏi thân mình, buồn nôn, nôn, đau khớp, yếu người, và ban xuất huyết. Bệnh nhân cũng có thể biếng ăn, nhạt miệng, đau họng nhẹ. Giai đoạn biểu hiện bệnh thường kéo dài từ 2-7 ngày. Đa số các trường hợp này bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại trú. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Báo động bệnh có khả năng cao diễn tiến nặng và bệnh nhân cần điều trị tại bệnh viện. Sốt xuất huyết Dengue nặng: bao gồm thể sốc, thể sốc nặng, thể xuất huyết nặng và thể suy tạng. Tỉ lệ bệnh nhân ở mức độ này thấp và bệnh nhân phải điều trị tích cực trong bệnh viện.
BS Vân cho biết, hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết Dengue, điều trị bằng thuốc chỉ là điều trị hỗ trợ tức là làm giảm triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, đau nhức; giảm biến chứng và nâng đỡ thể trạng cho bệnh nhân.
“Những trường hợp bị sốt sau đó gây chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, rong kinh hoặc rong huyết ở nữ, nôn ói ra máu, đi đại tiện phân máu hoặc đen sệt như bã cà phê, vật vã, lừ đừ, li bì đặc biệt từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh dù hết sốt hay còn sốt cần tới bệnh viện ngay lập tức vì có thể đây là biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue. Hiện chưa có vaccine dự phòng sốt xuất huyết. Bệnh không lây trực tiếp giữa người với người mà lây truyền qua trung gian muỗi nên biện pháp dự phòng hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng và tránh muỗi đốt”- BS Vân khuyến cáo.
Không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt
TS.BS Nguyễn Thanh Vân cũng cảnh báo khi sốt mà có 5 dấu hiệu dưới đây thì người dân cần đến ngay bệnh viện:
– Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì
– Nôn tăng
– Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau
– Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn
– Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam…
Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá thêm các triệu chứng, biến chứng để có phương án xử trí phù hợp. Đặc biệt với người cao tuổi, có bệnh lý nền khi có biểu hiện sốt, thì nên được bác sĩ thăm khám sớm do dễ có những diễn biến bất thường, trở nặng khó kiểm soát.
Tiến sĩ Vân cũng lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu cần thiết phải truyền, bác sĩ sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát sao về tốc độ truyền để tránh nguy cơ gây sốc.
(Theo VOV)
-
Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao trại giam còn rất cao -
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồng -
Hà Nội đưa tiêu chí an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội -
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổ
- Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
- Bộ Y tế phản bác thông tin sử dụng thực phẩm bổ sung I-ốt gây cường giáp
- Y, bác sỹ của hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu kịp thời nhiều bệnh nhân nguy kịch
- Nâng cao năng lực phòng chống lao cho cán bộ và hội viên nông dân
- Lao tiềm ẩn: Chẩn đoán và cách điều trị
- Bỏ giấy chuyển tuyến có nguy cơ triệt tiêu hệ thống y tế cơ sở
- Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế
-
Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm y tế áp dụng năm 2025Ngày 1/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
-
Vì sao du lịch Việt vẫn chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?Theo các chuyên gia trong ngành, giờ đây thế giới đã “là một thế giới khác.” Những bất cập khó tháo gỡ đã khiến du lịch Việt Nam chưa thể tạo sức bật trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
-
Trái bưởi da xanh giá tăng cao, nhà vườn phấn khởiHiện nay, nhiều loại trái cây ở tỉnh Bến Tre tăng giá, hút hàng. Trong đó, trái bưởi da xanh do chất lượng cao, xuất khẩu mạnh nên giá tăng đột biến.
-
Huyện Văn Yên (Yên Bái) và huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mớiNgày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Tân Chủ tịch UBND tinh Bắc Giang 45 tuổiNgày 2.1, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức kỳ họp lần thứ 23 để quyết định một số nội dung liên quan đến công tác cán bộ thuộc thẩm quyền. Theo đó, ông Nguyễn Việt Oanh 45 tuổi, Phó Bí thư Tỉnh ủy, trúng cử chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Công nhận 33 bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
-
Quất cảnh Hội An nhộn nhịp vào mùa TếtNhững ngày này, người trồng quất cảnh ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khẩn trương chăm sóc, chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm hiện tại, hơn 80% số quất cảnh chơi tết đã được thương lái đến tận vườn đặt mua.
-
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới nâng caoPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1695/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc công nhận huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
-
Huế công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025Ngày 1/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức Lễ Công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.
-
Ngày đầu áp dụng mức xử phạt vi phạm mới, nhiều tài xế hối hận vì vi phạmNgày 1/1/2025, ngày đầu áp dụng Nghị định 168, cảnh sát giao thông lập biên bản một số trường hợp vi phạm với mức xử phạt mới. Nhiều người vi phạm ân hận, xót xa khi nộp phạt.
-
1 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao