Chính sách về căn cước để "không ai bị bỏ lại phía sau"
Dự án Luật Căn cước Công dân (sửa đổi) đang được tiếp tục cho ý kiến. Vấn đề được quan tâm là đổi tên luật thành Luật Căn cước.
Nhiều ý kiến cho rằng sửa tên luật thành Luật Căn cước để phạm vi đối tượng mở rộng hơn, phục vụ tốt việc quản lý xã hội, tạo tiền đề hội nhập quốc tế cũng như không làm phát sinh chi phí, thủ tục.
Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Theo Bộ Công an, cơ quan soạn thảo, việc đổi tên luật thành Luật Căn cước được xây dựng dựa trên cơ sở có bổ sung đối tượng được cấp thẻ căn cước và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước là người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Đây là vấn đề có tính lịch sử, đã tồn tại lâu nay ở nước ta, đến nay chưa có bất kỳ văn bản luật nào giải quyết cơ bản, đầy đủ vấn đề này.
Theo báo cáo của Bộ Công an, hiện nay mới nắm sơ bộ có khoảng hơn 31.000 người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, trong đó có 775 trường hợp là con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa xác định được quốc tịch, hơn 11.000 trường hợp không xác định được quốc tịch. Thực tế gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với những trường hợp này, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự.
Cũng theo cơ quan soạn thảo, việc lược bỏ cụm từ “công dân” trong tên Luật không tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân.
Nội dung Luật Căn cước đã quy định phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và những người chưa có đầy đủ các quyền của công dân Việt Nam.
Khi cho ý kiến về dự thảo luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết Luật Căn cước sẽ giúp “không ai bị bỏ lại phía sau.”
Bộ trưởng dẫn ví dụ có hàng triệu người không có bất kỳ một loại giấy tờ tùy thân nào, đa phần là người yếu thế. Thậm chí ngay tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, có hàng trăm nghìn người, đa phần là người yếu thế, không có hộ khẩu, không có giấy tờ, không được đi học, không khai sinh… Nếu không cấp căn cước, không đưa họ vào diện để xã hội giúp đỡ, hỗ trợ sẽ rất khó khăn. “Do đó, mục tiêu, ý nghĩa bảo vệ nhân dân của việc này là rất lớn," Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
Về việc sửa tên từ Luật Căn cước Công dân (sửa đổi) thành Luật Căn cước, Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng tên Luật Căn cước đã chính xác và bao hàm hơn so với tên gọi cũ. Sửa tên Luật Căn cước để phạm vi đối tượng mở rộng hơn, phục vụ tốt việc quản lý xã hội.
Về việc cấp Giấy Chứng nhận Căn cước đối với người gốc Việt đang cư trú tại Việt Nam nhưng không có quốc tịch, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng họ phải được xã hội thừa nhận, có quyền giao dịch trong xã hội.
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đồng tình với việc đổi tên Luật Căn cước Công dân thành Luật Căn cước, bổ sung người gốc Việt Nam vào đối tượng áp dụng của luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, nhất là bảo vệ các quyền liên quan đến các giao dịch dân sự, hành chính, bảo vệ tài sản.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, theo báo cáo của Ủy ban Quốc phòng và An ninh, đây là vấn đề có tính chất lịch sử, tồn tại đã lâu do nhiều nguyên nhân, trong đó có chiến tranh, di cư. Người gốc Việt Nam cũng là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc và cần được Nhà nước, xã hội thừa nhận. Phần đông những người này là những đối tượng đặc thù, yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, cần được quan tâm, bảo vệ. Do vậy, việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt là cần thiết, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (tỉnh Hải Dương) cho rằng, việc bổ sung đối tượng áp dụng là cần thiết cho công tác quản lý con người, an ninh trật tự, mang tính nhân văn sâu sắc. Hiện có khoảng 31.000 người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, trong đó nhiều người thuộc đối tượng yếu thế, là người nghèo, không nghề nghiệp, không nhà cửa… Không chỉ họ và con cái họ cũng không được hưởng chế độ an sinh, nhiều hệ lụy có thể xảy ra.
"Nếu không có căn cước, không có gì chứng minh về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng, những người đó sẽ không được hưởng chế độ an sinh, dẫn đến nhiều hệ lụy xảy ra, tạo ra nhiều gánh nặng xã hội," đại biểu phân tích.
Bên cạnh đó, có ý kiến khác đề nghị giữ tên luật là Luật Căn cước Công dân. Bởi tên gọi này đã sử dụng ổn định, góp phần giữ ổn định các quy định của pháp luật hiện hành, các loại giấy tờ, thủ tục hành chính, dân sự.
Cũng theo ý kiến này, quy định việc quản lý và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam như Chính phủ trình là cần thiết. Tuy nhiên, đối tượng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng hơn 31.000 người), không phải là đối tượng áp dụng chủ yếu trong Luật.
Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) cho rằng: "Nếu thay đổi sẽ có sự xáo trộn trong hệ thống pháp luật và không bảo đảm sự ổn định của chính sách. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn rộng ra và lựa chọn phương án ưu thế hơn, không phải vì sự ổn định mà không điều chỉnh tên luật cho chính xác, bao quát. Bởi, nếu giữ nguyên tên Luật Căn cước Công dân (sửa đổi) sẽ không thể hiện được đầy đủ chính sách sửa đổi, bổ sung. Tên luật cũng không bảo đảm phù hợp, bao quát đầy đủ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung dự thảo luật. Việc giữ nguyên tên luật sẽ dẫn đến cách hiểu là chỉ thể hiện việc quản lý căn cước đối với công dân Việt Nam, làm thu hẹp yêu cầu trong quản lý căn cước ở Việt Nam, không bảo đảm yêu cầu quản lý căn cước đối với toàn bộ người dân sinh sống tại Việt Nam để bảo đảm các quyền con người, quyền công dân theo quy định trong luật."
Theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng, việc lược bỏ cụm từ "công dân" trong tên luật không hề tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch, cũng như địa vị pháp lý của công dân. Thêm vào đó, nội dung Luật Căn cước đã phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận căn cước cho những người chưa có đầy đủ các quyền như công dân Việt Nam.
Việc đổi tên từ thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước không hề phát sinh thủ tục, chi phí, bởi các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh Nhân dân, thẻ Căn cước Công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Chứng minh Nhân dân cấp trước thời hạn luật này có hiệu lực được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Thẻ Căn cước Công dân đã được cấp, người dân tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ. Công dân đến tuổi phải đổi thẻ sẽ được cấp đổi sang thẻ căn cước và hoàn toàn miễn phí.
Tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế
Cho ý kiến về dự thảo luật, Tiến sỹ Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội, cho biết việc đổi tên thẻ bảo đảm tương đồng với thông lệ quốc tế khi nhiều nước hiện nay sử dụng tên thẻ căn cước (Identicy Card); đồng thời, bảo đảm tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung dự án luật khi Việt Nam ký kết thoả thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu trong việc đi lại giữa các quốc gia, ví dụ đi lại trong khối ASEAN.
“Thẻ căn cước” đã từng được sử dụng ở Việt Nam trong một số thời kỳ trước đây. Do đó, tên gọi này không hoàn toàn xa lạ đối với nhiều người dân. Thời Pháp thuộc gọi là thẻ căn cước, giấy thông hành hoặc giấy chứng minh trong phạm vi toàn Đông Dương. Đến năm 1946, theo Sắc lệnh số 175-b ngày 6/9/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thẻ công dân được sử dụng thay cho thẻ căn cước.
Thẻ công dân chứng nhận về nhân thân và những đặc điểm riêng của mỗi công dân, do Ủy ban hành chính xã, thị xã hoặc thành phố, nơi nguyên quán hoặc trú quán của công dân cấp cho công dân Việt Nam tuổi từ 18 trở lên. Từ năm 1957, thẻ công dân được thay bằng giấy chứng minh với tên gọi “chứng minh nhân dân."
"Bên cạnh đó, việc đổi tên thẻ thành thẻ căn cước để bảo đảm tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, cho việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới; hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung Luật khi Việt Nam có ký kết thỏa thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu trong việc đi lại giữa các quốc gia (ví dụ như đi lại trong khối ASEAN)," Tiến sỹ Chu Mạnh Hùng phân tích.
Tại phiên họp thứ 25 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất, dù phương án nào cũng phải quy định cấp thẻ cho người gốc Việt nhưng chưa xác định được quốc tịch, đồng thời cần làm rõ điều kiện, khái niệm người gốc Việt. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu trình Chính phủ phương án phù hợp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo để tiếp thu đầy đủ, có ý kiến chính thức bằng văn bản về vấn đề tên gọi Luật, báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La -
Thủ tướng: Sớm đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển -
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó -
Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
- Tập trung mở rộng quỹ nhà ở xã hội
- Đường sắt Bắc-Nam bị chia cắt do bão số 6, hơn 2.400 hành khách phải chuyển tải
-
Tổng Bí thư: Khẩn trương xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quảTạp chí Nông thôn mới xin giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm với chủ đề: Tinh- Gọn-Mạnh- Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả.
-
Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”Thông qua các hoạt động, đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển nông nghiệp hữu cơ như các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng tới toàn diện, bền vững và hiện đại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng, quảng bá và phát triển nhãn hiệu sở hữu cộng đồng đối với sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương.
-
Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mònVừa qua, Hội Nông dân xã Tam Sơn (Anh Sơn – Nghệ An) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy – Hà Nội) trao sinh kế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn LaSáng 5/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nhiệm kỳ 2020-2025
-
Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội đã phát triển bền vững các làng nghề làm kẹo lạc, chè lam, bánh đa nem... Các sản phẩm truyền thống này đã trở thành sản phẩm OCOP, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
-
Đợt 1 năm 2024: Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã hỗ trợ thành công 12 sản phẩm đạt OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Đạt được chứng nhận là sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã tự tin, mạnh dạn đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong và ngoài tỉnh Bắc Giang tiêu thụ. Từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân…
-
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ senHiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân hơn 42 triệu đồng/ha.
-
Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễuPhát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
-
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắcNgày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 diễn ra tại Lạng Sơn với nhiều hoạt động độc đáo, hấp dẫn, thực sự trở thành điểm hẹn văn hóa, thu hút nhân dân và du khách.
-
Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, Luật Địa chất và Khoáng sảnNgày 5/11, các đại biểu thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay